Kéo dài hiệu lực của 7 văn bản quan trọng về hóa đơn điện tử Update 11/2024

Nội dung đáng chú ý này vừa được Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư số 88/2020/TT-BTC sửa đổi Điều 26 Thông tư 68 năm 2019 về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Kéo dài hiệu lực của nhiều văn bản về hóa đơn điện tử
Kéo dài hiệu lực của nhiều văn bản về hóa đơn điện tử (Ảnh minh họa)

Cụ thể, khoản 1 Điều 1 Thông tư 88 quy định, từ ngày 01/11/2020 đến ngày 30/6/2022, các văn bản của Bộ Tài chính về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vẫn có hiệu lực thi hành gồm:

– Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

– Thông tư số 191/2010/TT-BTC ngày 01/12/2010 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải;

– Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015);

– Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/6/2015 về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế;

– Quyết định số 526/QĐ-BTC ngày 16/4/2018 về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế;

– Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14/12/2016 về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/6/2015;

– Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27/4/2017 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015).

Trong khi đó, hiện nay, Điều 26 Thông tư 68/2019 chỉ quy định những văn bản này chỉ có hiệu lực đến ngày 31/10/2020.

Thông tư 88 này được ban hành ngày 30/10/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/11/2020.