Nội dung đáng chú ý này vừa được Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội đưa ra tại Kế hoạch 201/KH-UBND về việc phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn giai đoạn từ năm 2021 – 2030.
Cụ thể, kế hoạch phát triển đường sắt đô thị được đặt ra theo lộ trình sau đây:
– Đến năm 2025: Dự kiến 03 tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động, đáp ứng 3÷4,5% nhu cầu đi lại gồm: Tuyến số 2A Cát Linh – Hà Đông; đoạn tuyến số 03 Nhổn – Ga Hà Nội; tuyến số 05 Văn Cao – Ngọc Khánh – Hòa Lạc dự kiến khai thác vận hành năm 2025;
– Đến năm 2030: Dự kiến 04÷05 đoạn tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động, đáp ứng 8÷10,3 nhu cầu đi lại.
Dự kiến 2025, đưa vào hoạt động tuyến đường sắt 2A Cát Linh Hà Nội (Ảnh minh họa)
Đồng thời, Kế hoạch cũng đặt ra việc phát triển hợp lý xe công cộng để kết nối nhu cầu sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng như xe buýt, BRT, đường sắt đô thị…
Căn cứ vào nhu cầu và hạ tầng giao thông ở các điểm trung chuyển, nhà ga, các khu đô thị, trung tâm thương mại, ký túc xá… để bố trí điểm trông giữ, trạm tập kết xe đạp công cộng. Qua đó, tính toán số lượng xe đạp công cộng phù hợp với nhu cầu.
Không chỉ vậy, việc quản lý xe đạp điện cũng tương tự như xe máy. Đối với khu vực, tuyến đường phố nếu cấm xe máy hoạt động theo ngày, giờ thì cũng phải cấm xe đạp điện.
Kế hoạch này được ban hành ngày 16/10/2020.