Nội dung đáng chú ý này được Bộ Công an nêu tại Thông tư số 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết Luật Căn cước công dân và Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật này.
Theo đó, mã QR trên thẻ CCCD có lưu thông tin về số CCCD, số CMND nên cơ quan có thẩm quyền chỉ cần quét mã này để kiểm tra thông tin về số CMND, CCCD mà không yêu cầu công dân cung cấp giấy xác nhận số CMND, số CCCD.
Đặc biệt, chỉ có một trong hợp cơ quan công an có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số CMND, số CCCD cũ cho công dân khi công dân có yêu cầu nêu tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này là khi mã QR của thẻ CCCD gắn chip không có thông tin về số CMND, số CCCD.
Chỉ 1 trường hợp được cấp giấy xác nhận số CMND từ 01/7/2021 (Ảnh minh họa)
Khi xin cấp giấy xác nhận này, công dân sẽ được yêu cầu cung cấp bản chính hoặc bản sao thẻ CCCD, bản sao CMND cũ (nếu có) khi thông tin và số CMND, số CCCD cũ của công dân không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Cơ quan công an sẽ tra cứu, xác minh qua tàng thư CCCD, giấy tờ hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền có thể hiện thông tin số CMND, số CCCD như hộ chiếu, Sổ đỏ… để xác định chính xác nội dung thông tin.
Khi có đủ căn cứ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy xác nhận số CMND, số CCCD cho trường hợp. Nếu không có đủ căn cứ để xác minh thì trả lời công dân bằng văn bản và phải nêu rõ lý do.
Lưu ý: Thời hạn cấp giấy xác nhận số CMND, số CCCD tối đa không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Công dân có thể nhận giấy xác nhận tại địa chỉ theo yêu cầu (phải trả phí); thông tin về kết quả giải quyết được cập nhật, thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Nếu có vướng mắc về Căn cước công dân gắn chip, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.
>> Thẻ Căn cước công dân: 10 điều người dân nên biết
>> Xem các chính sách mới về CCCD dưới dạng Video tại đây