Ngày 16/6/2020, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án số 58/2020/QH14 đã được Quốc hội chính thức thông qua và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.
Đáng chú ý, nếu đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan Công an, công nhân Công an thì không được bổ nhiệm làm Hòa giải viên.
Đồng thời, những người không đáp ứng các điều kiện sau đây cũng không được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
– Là công dân và thường trú tại Việt Nam, trung thành với tổ quốc và Hiến pháp, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật;
– Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Thanh tra viên, luật sư, chuyên gia… có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác và có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
– Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
– Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên…
Những đối tượng đáp ứng các điều kiện nêu trên, có thể nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án nơi họ có nguyện vọng làm Hòa giải viên…