Phải nộp đến 339.000 đồng/lần khi cắt, cấp điện trở lại Update 11/2024

Ngày 09/9/2020, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 23/2020/TT-BCT quy định về phương pháp xác định và mức chi phí ngừng, cấp điện trở lại.

Chi phí ngừng, cấp điện trở lại
Chi phí ngừng, cấp điện trở lại đến 339.000 đồng/lần (Ảnh minh họa)

Cụ thể, mức chi phí ngừng và cấp điện trở lại cơ sở (M) là mức chi phí cho một lần ngừng, cấp điện trở lại tại khu vực đồng bằng, có khoảng cách từ trụ sở đơn vị trực tiếp thực hiện đến địa điểm thực hiện từ 05 km trở xuống theo công thức:

M = Chi phí nhân công + Chi phí đi lại

Trong đó:

– Chi phí nhân công: Tính theo các yếu tố gồm mức lương cơ sở của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho 01 ngày công, hệ số lương bậc thợ, hệ số phụ cấp lưu động và số công cho một lần đóng cắt theo các cấp điện áp;

– Chi phí đi lại: Là chi phí đi lại để thực hiện cho một lần ngừng, cấp điện trở lại.

Đặc biệt, Thông tư này quy định cụ thể mức chi phí này như sau:

– Tại điểm có cấp điện áp từ 0,38 kV trở xuống: M = 98.000 đồng;

– Tại điểm có cấp điện áp trên 0,38 kV đến 35 kV: M = 231.000 đồng;

– Tại điểm có cấp điện áp trên 35 kV: M = 339.000 đồng.

Đáng chú ý: Phương pháp xác định và mức chi phí ngừng, cấp điện trở lại do các tổ chức, cá nhân liên quan phải trả cho bên bán điện để thực hiện ngừng, cấp điện trở lại trong trường hợp:

– Ngừng, giảm cấp điện không khẩn cấp: Ngừng cấp điện theo yêu cầu để đảm bảo an toàn phục vụ thi công công trình; theo yêu cầu của bên mua điện;

– Ngừng cấp điện do tổ chức, cá nhân vi phạm bị bên bán điện ngừng cấp điện.

Thông tư này có hiệu lực từ 30/10/2020.