Cloudflare là công nghệ tiến tiến được nhiều người biết đến đối với doanh nghiệp sử dụng website kinh doanh. Ngoài chức năng xử lý dữ liệu tốt, Cloudflare còn xử lý tốc độ truy cập nhanh chóng, đảm bảo mật độ an toàn cho website. Tuy nhiên, có rất nhiều người chưa biết đến Cloudflare là gì? Cách sử dụng cloudflare hiệu quả nhất? Bài viết xin chia sẻ một số thông tin hữu ích về Cloudflare dưới đây để bạn hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như tầm quan trọng của nó. Mời bạn đọc tham khảo:
Khái niệm Cloudflare
Cloudflare là một dịch vụ DNS (Domain Name Server) trung gian, có chức năng điều phối lượng truy cập vào website thông qua lớp bảo vệ của Cloudflare. Hay nói một cách dễ hiểu thì thay vì truy cập trực tiếp vào website bạn thông qua server phân giải tên miền DNS (Domain Name Server). Các truy cập sẽ phải đi qua máy chủ của CloudFlare để lọc kết nối website thay vì truy cập trực tiếp.
Ngoài cung cấp dịch vụ DNS trung gian, Cloudflare còn cung cấp dịch vụ với nhiều chức năng tạo bức tường lửa chống DDOS, chống Spam, Firewall, HTTP/2, SPDY, IP Geo, khóa SSL,…bao gồm miễn phí và có phí
Ưu điểm – nhược điểm của Cloudflare
Sau khi bạn nắm rõ được khái niệm về Cloudflare, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Ưu, Nhược điểm của Cloudflare. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định có nên sử dụng công nghệ Cloudflare này hay không.
Ưu điểm của Cloudflare
Ưu điểm đầu tiên ta phải nhắc đến ở đây đó chính là công nghệ này có thể tối ưu hóa được tốc độ truy cập của khách hàng đối với các website. Khi bạn cài đặt cloudflare, máy chủ của hệ thống này sẽ lưu trên bộ nhớ thông tin của website, các hình ảnh sẽ được nén lại. Chính vì vậy, tốc độ truy cập nhanh hơn và có thể thu hút được lượng khách hàng đến với website nhiều hơn.
Do giảm được lượng truy cập vào máy chủ, chính vì thế, công nghệ cloudflare có thể giúp tiết kiệm được ½ đến 2/3 lưu lượng băng thông của máy chủ. Bạn không cần tốn chi phí cho gói băng thông cao hơn mà vẫn có thể giúp web chạy mượt.
Tính bảo mật trên website rất cao nhờ công nghệ CloudFlare. Điều này giúp bạn tránh được các spam bình luận trên blog, hạn chế được sự tấn công của DDos hay các loại tấn công khác. Hệ thống tường lửa, tính năng bảo vệ trang cấp độ cao, cùng với những yêu cầu về những IP, quốc gia không có quyền truy cập.
Nhược điểm của Cloudflare
Cloudflare chưa có mặt tại Việt Nam, nên rất khó cho doanh nghiệp có khách hàng tại Việt Nam truy cập vào website nằm trên hosting có máy chủ đặt tại Việt Nam sử dụng CloudFlare này. Vì mọi truy cập đều phải qua CloudFlare ở nước ngoài trước khi quay lại hosting Việt Nam, sẽ làm giảm tốc độ tải trang, vì cơ bản đường truyền internet của Việt Nam khá chậm mà dữ liệu phải đi ra đi vào tới 2 lần
Hoạt động của website phụ thuộc hoàn toàn vào CloudFlare. Tức là, nếu như server của cloudflare bị lỗi, website của bạn sẽ bị truy xuất, do không xác định được tên miền truy cập.
Trước đây, website hay gặp tình trạng bị spam hoặc bị tấn công, đồn thời khóa website do tất cả truy cập web thông qua 1 dải IP của CloudFlare nên máy chủ hosting hiểu lầm. Thi thoảng bạn sẽ gặp vấn đề dải IP của CloudFlare sẽ bị Firewall của server chứa hosting chặn nếu bạn dùng Shared Hosting. Tuy nhiên hiện nay đa số máy chủ đều đã cập nhật dải IP của CloudFlare vào whitelist nên hiện tượng này đã giảm nhiều
Có nên sử dụng Cloudflare cho website hay không?
Qua phân tích trên, ta có thể thấy Cloudflare còn rất nhiều hạn chế, nhưng có rất nhiều ưu điểm của công nghệ này mà chúng ta rất đáng để dùng. Bởi dịch vụ này đã đi vào hoạt động ổn định và có nhiều ưu điểm nổi bật so với những dịch vụ khác. Đặc biệt, CloudFlare đã có hơn 130 Data Center ở khắp nơi trên thế giới. Nhờ đó, nó mang lại những lợi ích không nhỏ cho người sử dụng.
Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc khi sử dụng Cloudflare phải đủ 2 điều kiện tiên quyết như sau:
- Website được đặt tại máy chủ ở nước ngoài, có lượng traffic chủ yếu ở Việt Nam, hoặc máy chủ ở Việt Nam nhưng traffic đến từ khắp nơi trên thế giới.
- Các website quan trọng, cần phải che giấu địa chỉ IP máy chủ chứa website.
Hướng dẫn sử dụng Cloudflare hiệu quả nhất
Một trong những giải pháp giải quyết trước mắt và hiệu quả nhất của bài toán hạn chế DDoS là sử dụng CloudFlare để ẩn thông tin IP chính nhằm hạn chế việc website bị tấn công. Vì vậy trong bài viết này vHost sẽ hướng dẫn cách cấu hình sử dụng CloudFlare cho domain.
Bước 1: Đăng ký tài khoản
Để đăng ký loại tài khoản này bạn cần truy cập đến website của CloudFlare tại https://www.cloudflare.com/a/sign-up và điền đầy đủ các thông tin cần thiết như email, mật khẩu của bạn và click vào ô đồng ý sử dụng với những điều khoản mà trang đặt ra và nhấn Create Account để hoàn thành việc tạo tài khoản.
Sau khi đăng ký thành công 1 tài khoản sẽ tự động chuyển đến trang “Get Started With CloudFlare” để bắt đầu quá trình thiết lập CloudFlare cho 1 domain cụ thể.
Bước 2: Add website
Tiến hành nhập tên domain cần cấu hình tại mục add website và chọn Scan DNS Records.
Bạn cần chờ đợi 1 khoảng thời gian ngắn để hệ thống CloudFlare scan các record DNS và chọn Continue.
Nếu thấy có xuất hiện biểu tượng đám mây màu vàng là trang web của bạn đã được bật cloudflare rồi.
Bước 3: Add DNS Records
Tại đây có thể cấu hình thiết lập các record DNS đã có sẵn sau khi quá trình scan hoàn tất hoặc thêm các record DNS khác cho domain cũng như cho phép các record DNS của domain tương ứng phân giải thông qua CloudFlare (fake IP) và chọn Continue.
Bước 4: Select Plan
Tại đây có thể chọn CloudFlare Plan tùy theo từng nhu cầu sau đó chọn Continue.
Step 5: Update Nameservers
Cuối cùng cần thực hiện thay đổi cặp Nameservers hiện tại cho domain về cặp Nameservers mà CloudFlare cung cấp và chọn Continue.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ hữu ích về Cloudflare là gì? Cách sử dụng Cloudflare hiệu quả nhất. Hy vọng, bài viết này giúp bạn áp dụng kiến thức Cloudflare sử dụng website hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!