Thiết kế web là gì? lập trình web là gì? thiết kế web có khó không? Update 11/2024

Chúng ta đang sống trong thời đại mà không cần bước chân ra cửa vẫn biết được cả thế giới. Mọi sản phẩm hay dịch vụ mà chúng ta có nhu cầu đều được nhà sản xuất đem lên mạng. Và bài toán khó của các doanh nghiệp chính là làm sao cho người ta “Click chuột một cái” là thấy “nhà mình” ngay.

Thiết kế web là gì?

Thiết kế web là công việc của Web Designer (Chuyên viên Thiết kế web) với nhiệm vụ tạo ra bộ mặt (bộ nhận diện) hay còn gọi là Giao diện (Template) website hoàn chỉnh. Giao diện này có thể ở dạng web tĩnh hoặc web động.

Thiết kế web tĩnh là sử dụng các đoạn mã HTML, hình ảnh, video, audio, Flash, Javascript (jQuery) và CSS để tạo một giao diện cho trang web và tên tập tin được lưu có phần mở rộng là: .html hoặc .htm.

Thiết kế web động là web có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng để cung cấp thông tin cho website. So với web tính điểm mạnh của web động là khả năng quản lý dữ liệu web tốt, khả năng tương tác trên hệ thống web cao, dễ dàng cập nhật nội dung và thêm các tính năng tiện ích quản lý cho doanh nghiệp và thân thiện với người dùng.

Lập trình web là gì?

Lập trình web là công việc của một Web Developer (Lập trình viên website) có nhiệm vụ nhận toàn bộ thông tin dữ liệu (Giao diện web tĩnh) từ bộ phận thiết kế web để chuyển thành một website hoàn chỉnh có tương tác với cơ sở dữ liệu và tương tác với người dùng dựa trên ngôn ngữ máy tính.

Sau khi xây dựng trang web xong thì lập trình viên sẽ được phân công quản trị website. Lúc này bạn cần trang bị thêm một vài công cụ quản trị web, nhằm giúp cho việc quản trị trở nên dễ dàng hơn. Các công cụ đó sẽ hỗ trợ bạn kiểm tra những lần uptime, downtime, tỷ lệ thoát trang web, nguồn traffic đổ vào website, hoặc tình trạng quá tải băng thông,…

Lập trình web Thiết kế web là gì? lập trình web là gì? thiết kế web có khó không?

Thiết kế web cần thực hiện những công việc nào? Có khó không?

Để thiết kế được 1 website hoàn chỉnh cần những bước sau:

Bước 1: Khách hàng chuẩn bị nội dung – hình ảnh

Khi có ý định thiết kế 1 website, khách hàng cần chuẩn bị sẵn nội dung và hình ảnh của sản phẩm muốn đưa lên website

Bước 2: Đăng ký tên miền (Domain name) và Thuê máy chủ (Web hosting)

Đăng ký một tên miền là việc đầu tiên và quan trọng nhất phải làm, tên miền riêng khẳng định vị trí, vai trò, giúp khách hàng dễ tìm đến website của bạn, vừa bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp bạn trên Internet. Webhosting là không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet như ftp, www,… nơi đó bạn có thể chứa nội dung và dữ liệu trên đó.

Khách hàng lựa chọn tên miền cho website

Lựa chọn các gói dịch vụ Web Hosting phù hợp với Website.

Bước 3: Lấy yêu cầu thiết kế website

Ghi nhận các thông tin yêu cầu của khách hàng, tập trung vào các nội dung: tính năng của website, yêu cầu mỹ thuật đối với website, yêu cầu về tên miền và máy chủ lưu trữ website

Lập trình viên sẽ tư vấn thêm các tính năng dựa vào yêu cầu thực tế của khách hàng. Sau đó đưa ra bản tổng hợp và chi tiết kế hoạch. Cuối cùng là ký hợp đồng thiết kế website

Bước 4: Thiết kế website

Thiết lập: Cấu trúc giao diện thiết kế – Giá cả – Thời gian – Quy trình làm việc

Thực hiện

  • Thiết kế giao diện mẫu: lập trình viên sẽ thiết kế một số giao diện mẫu để khách hàng lựa chọn và bổ sung ý tưởng thiết kế.
  • Nghiệm thu giao diện: để khách hàng kiểm tra và đánh giá xem đã ưng ý chưa
  • Tiến hành thiết kế Website và lập trình: sử dụng giao diện đã được nghiệm thu để thiết kế và tiến hành lập trình. Nếu khách hàng có nhu cầu sửa đổi bổ sung về
  • Mặt nội dung lập trình sẽ thỏa thuận trước khi lập trình viên

Hoàn thiện website

Bước 5: Hướng dẫn sử dụng và quản lý website:

Hướng dẫn nhân viên của khách cách thức sử dụng Website dễ dàng và thuận tiện nhất chỉ với kiến thức tin học văn phòng. Sau khi bàn giao, khách hàng toàn quyền sử dụng và quản lý Website.

Bước 6: Bảo trì website

Website của bạn sau khi được xây dựng, cần thường xuyên cập nhật thông tin để đảm bảo độ tươi mới của nó. Qua đó, khách hàng có thể thấy được tình hình phát triển của công ty bạn. Lập trình viên sẽ hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng và quản trị website nếu có gặp khó khăn trong khâu quản lý và vận hành web.

Bước 7: Quảng bá website

Để website có hiệu quả nhất, ngoài việc in địa chỉ website trên danh thiếp của công ty, giới thiệu với bạn bè và người thân, bạn còn có thể quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các mạng thương mại, báo chí và các trang web điện tử, mạng xã hội như facebook, zalo,… Ngoài ra việc đưa website lên các công cụ tìm kiếm Google, Yahoo, MSN,… cũng rất phổ biến và có hiệu quả cao.

Bạn có thể tham khảo cách đưa website lên top Google bằng công cụ Google Ads hiệu quả nhất nhé

word image 19 Thiết kế web là gì? lập trình web là gì? thiết kế web có khó không?

Những nghề liên quan tới thiết kế web và lập trình web

Với những người có kỹ năng về thiết kế web và lập trình web có rất nhiều cơ hội việc làm. Có thể kể đến như mảng công nghệ thông tin, marketing, quảng cáo, thiết kế đồ họa,…

  • Thiết kế website
  • Quản lý hệ thống máy tính và thông tin: Người quản lý hệ thống thông tin và máy tính cũng là một trong những nghề lập trình web phổ biến.
  • Lập trình viên máy tính: Lập trình viên máy tính viết và kiểm tra mã.
  • Chuyên gia hỗ trợ máy tính: Các chuyên gia hỗ trợ máy tính cung cấp trợ giúp và lời khuyên cho người dùng và tổ chức máy tính.
  • Chuyên viên phân tích hệ thống máy tính
  • Quản trị viên cơ sở dữ liệu: sử dụng phần mềm chuyên dụng để lưu trữ và sắp xếp dữ liệu.
  • Thiết kế Graphic designer
  • Chuyên viên phân tích bảo mật thông tin
  • Nhà phát triển phần mềm

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi và thiết kế và lập trình web sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn cũng như định hướng công việc của bản thân.