Chứng khoán Dow Jones là gì? Cách tính chỉ số Dow Jones Update 01/2025

Chứng khoán Dow Jones là gì?

Chứng khoán Dow Jones hay chỉ số Dow Jones trong chứng khoán, tên tiếng Anh đầy đủ là Dow Jones Industrial Average (viết tắt là DJIA). 

Chỉ số Dow Jones là chỉ số tính giá trị của 30 công ty cổ phần lớn nhất và có nhiều cổ đông nhất trong nước Mỹ. Các công ty này được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York và NASDAQ. 

30 cổ phiếu cấu thành nên chỉ số Dow Jones thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau như tài chính, công nghệ, bán lẻ, tiêu dùng, giải trí… bởi vậy mà chỉ số này còn được biết đến với tên gọi khác là chỉ số bình quan công nghiệp Dow Jones.

Dưới đây là danh sách 30 công ty cấu thành nên chỉ số Dow Jones (tính đến thời điểm hiện tại) mà bạn có thể tham khảo:

STT Công ty  STT Công ty
1 3M 16 Intel
2 American Express 17 Johnson & Johnson
3 Apple 18 JPMorgan Chase
4 Boeing 19 McDonald’s
5 Caterpillar 20 Merck
6 Chevron 21 Microsoft
7 Cisco 22 Nike
8 Coca-Cola 23 Pfizer
9 The Walt Disney Compan 24 Procter & Gamble
10 DowDupont 25 Travelers Companies, Inc
11 ExxonMobil 26 United Technologies
12 General Electric 27 UnitedHealth
13 Goldman Sachs 28 Verizon
14 The Home Depot 29 Visa
15 IBM 30 Wal-Mart

(Ghi chú: Danh sách này không cố định mà có thể thay đổi)

Chỉ số Dow Jones được tạo bởi hai nhà kinh tế Mỹ Charles Dow và Edward David Jones vào năm 1884. Mục đích của chỉ số này là nhằm đánh giá khu vực công nghiệp của thị trường chứng khoán Mỹ.

Chỉ số này được tính toán lần đầu tiên vào ngày 26/5/1896. Lúc này Dow Jones đã lấy giá đóng cửa của 12 công ty lớn nhất thuộc nhóm ngành công nghiệp Mỹ và tính trung bình của các mức giá đó. Và mức giá đầu tiên được công bố trên tờ báo The Wall Street Journal là 40.94$. Đây cũng chính là giá trị đầu tiên của chỉ số Dow Jones.

Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Dow Jones được ký hiệu là DJIA, Dow 30, DJ30…

Chỉ số Dow Jones chứng khoán

Biểu đồ chỉ số Dow Jones (Ảnh chụp từ trang Investing.com)

Công thức tính chỉ số Dow Jones

Chỉ số Dow Jones được tính theo phương pháp trọng số giá, bằng cách lấy tổng giá của 30 cổ phiếu chia cho một số gọi là ước số (DJIA divisor). Công thức tính cụ thể như sau:

DJIA = ∑Pi /D

Trong đó: 

  • Pi: Giá của mỗi cổ phiếu
  • D: số chia (hay ước số). Ước số này liên tục được điều chỉnh trong trường hợp xảy ra các vụ gộp, tách cổ phiếu, các khoản thanh toán cổ tức hay những thay đổi cấu trúc khác nhằm đảm bảo các vụ việc này không ảnh hưởng đến giá trị của DJIA.

Năm 1896, chỉ số Dow Jones được tính trên giá cổ phiếu của 12 công ty thuộc nhóm ngành công nghiệp Mỹ. Đến năm 1916, số lượng này thay đổi thành 20 công ty, đến năm 1928 là 30 và duy trì cho đến bây giờ.

Chỉ số Dow Jones được cấu thành bởi cổ phiếu của các doanh nghiệp nổi tiếng như Apple, Boeing, Microsoft, Coca – Cola, General Motor, Intel, McDonald’s, Visa…

Ví dụ: Để dễ hình dung cách tính chỉ số Dow Jones, chúng ta sẽ lấy ví dụ với 3 cổ phiếu như sau (thực tế chỉ số này tính với 30 cổ phiếu):

Cổ phiếu Giá ngày thứ 1 Giá ngày thứ 2
A 50 55
B 48 40
C 45 44

Từ số liệu trên bạn sẽ dễ dàng tính được:

Chỉ số DJIA của ngày thứ 1: DJIA = (50+48+45)/3 = 47,67

Chỉ số DJIA ngày thứ 2: DJIA = (55+40+44)/3 = 46,3

Tầm quan trọng của chỉ số Dow Jones trong chứng khoán

Trong chứng khoán, chỉ số Dow Jones có ý nghĩa rất quan trọng với sự tác động tích cực và cũng có những hạn chế nhất định đối với thị trường. Cụ thể:

Ưu điểm:

– Chỉ số Dow Jones tập trung vào các công ty có mức vốn hóa lớn. 30 cổ phiếu cấu thành chỉ số này đều là những cái tên nổi bật và thu hút nhà đầu tư như Boeing, Apple, Coca-Cola, Motor, Intel… Cho nên chỉ số này được cập nhật thường xuyên. Nhà đầu tư muốn biết về thị trường thì có thể xem xét chỉ số DJIA.

– 30 cổ phiếu cấu thành chỉ số Dow Jones thuộc đa dạng các lĩnh vực công nghiệp từ giải trí, tiêu dùng, công nghệ đến bán lẻ, thương mại… phản ánh gần như đầy đủ các lĩnh vực nòng cốt của kinh tế Mỹ. Cho nên nhìn vào chỉ số Dow Jones, nhà đầu tư có thể biết được bức tranh tổng thể của nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ.

– Việc tính toán chỉ số Dow Jones rất cần thiết vì sự biến đổi giá trị của chỉ số này sẽ có tác động đến lý nhà đầu tư, từ đó dẫn đến hành vi của họ trên thị  trường chứng khoán.

Nhược điểm:

– Không có tính đa dạng: Chỉ số Dow Jones chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp nên khó có thể phản ánh chính xác được thực trạng của các lĩnh vực quan trọng khác của thị trường Mỹ hay toàn cầu

– Chỉ số Dow Jones chỉ được tính toán dựa trên giá cả của cổ phiếu cho nên không phản ánh đúng giá trị nội tại hay hiệu suất thực tế của các công ty thành phần.

– Một sự thay đổi lớn về giá của một cổ phiếu bất kỳ có thể làm thay đổi lớn đến chỉ số Dow Jones, tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc nó có ảnh hưởng đến toàn thị trường.

Tầm quan trọng của chỉ số Dow Jones

Chỉ số Dow Jones trong chứng khoán có ý nghĩa quan trọng

Giao dịch với chỉ số chứng khoán Dow Jones

Hiện nay rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến chỉ số Dow Jones bởi chỉ số này không tập trung vào một cổ phiếu riêng lẻ. Khi giao dịch với chỉ số DJIA, nhà đầu tư có khả năng giao dịch với 30 cổ phiếu của các công ty thuộc ngành công nghiệp có tiếng của Mỹ.

Khi muốn đầu tư, giao dịch với chỉ số DJIA nhà đầu tư có thể giao dịch qua các chứng khoán phái sinh như Hợp đồng quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai. Trong đó, hợp đồng quyền chọn chỉ số Dow Jones được nhiều nhà đầu tư giao dịch nhất chính là Hợp đồng quyền chọn với mã DJX được phát hành bởi CBOE (The Chicago Board Options Exchange – Sàn giao dịch quyền chọn Chicago). Còn hợp đồng tương lai tiêu biểu của chỉ số này là E-mini Dow ($5) Futures. Sản phẩm phái sinh này được giao dịch trên CME (Chicago Mercantile Exchange – Sàn giao dịch hàng hóa Chicago) và CBOT (Chicago Board of Trade – Sàn giao dịch Chicago).

Giao dịch với chứng khoán Dow Jones

Nhà đầu tư có nhiều cách để giao dịch chứng khoán Dow Jones

Tuy nhiên, cách dễ dàng nhất là nhà đầu tư trực tiếp đầu tư vào cổ phiếu của các công ty thuộc danh sách 30 công ty có cổ phiếu được sử dụng để tính toán chỉ số này. Khi đầu tư vào DJIA, nhà đầu tư cần đặc biệt chú ý đến các quỹ chỉ số (ETF) có liên quan đến sự chuyển động giá của chỉ số Dow Jones. Trong đó, quan trọng nhất là các quỹ chỉ số dưới đây:

  • Quỹ chỉ số Dow Diamonds hay Diamonds Trust (AMEX: DIA): Nắm giữa toàn bộ cổ phiếu của Dow 30 nên nó phản ánh gần nhất sự chuyển động trong giá cả của chỉ số Dow Jones.
  • Quỹ chỉ số The Proshares Trust Ultra Dow 30 (AMEX: DDM): Nhân đôi sự chuyển động giá của Dow thông qua việc sử dụng đòn bẩy.
  • Quỹ chỉ số Proshares Trust Short Dow 30 (AMEX: DOG) and Proshares Trust Ultra Short Dow 30 (AMEX: DXD): Đây là hai quỹ chỉ số luôn tìm kiếm để tận dụng những chuyển động giá xuống của Dow Jones. Theo đó, cả hai sẽ chuyển động ngược chiều với chỉ số Dow Jones, trong đó quỹ chỉ số DXD sẽ chuyển động ngược chiều gấp 2 lần chỉ số DJIA. Nếu chỉ số DJIA tăng, cả 2 chỉ số này sẽ rơi vào tình trạnh thua lỗ.

Đối với việc đầu tư vào chỉ số Dow Jones qua thị trường quyền chọn, nhà đầu tư cần lưu ý: 

  • Quyền chọn có thể được giao dịch ngược với chỉ số Dow Diamonds. 
  • Cũng có quyền chọn dựa vào chỉ số Dow (DJX). Theo đó, hợp đồng quyền chọn chỉ số DJX được dựa trên 1/100 giá trị hiện tại của chỉ số Dow Jones. Ví dụ khi Dow Jones có giá trị 11.000 thì giá trị của DJX là 110.

Lưu ý: Đối với chỉ số Dow Jones, vì 30 cổ phiếu được dùng để tính toán chỉ số này được niêm yết trên Sàn giao dịch New York (NYSE) hoặc NASDAQ nên các sàn giao dịch này được hoạt động trong khoảng thời gian từ 9h30 đến 16h30 hàng ngày (theo giờ địa phương).

Tại Việt Nam, một chỉ số tương tự chỉ số Dow Jones chính là chỉ số VN30.

Chỉ số Dow Jones cho đến hiện nay vẫn là chỉ số đóng vai trò quan trọng là chỉ báo của nền kinh tế. có tầm ảnh hưởng trên thị trường chứng khoán thế giới. Dù có nhiều chỉ số chứng khoán nổi tiếng khác nhưng Dow Jones vẫn là chỉ số tiêu chuẩn nhất đại diện cho nền kinh tế. Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã có thể hiểu về chỉ số DJIA, những ưu – nhược điểm cũng như cách đầu tư giao dịch với chỉ số này.