NAV chứng khoán là gì? Làm thế nào để tăng NAV chứng khoán Update 11/2024

Nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ số NAV trong chứng khoán nhằm xác định được giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp định đầu tư. Từ đó đưa ra lựa chọn góp vốn thông minh nhằm thu lợi nhuận tốt nhất. Vậy NAV chứng khoán là gì? Công thức tính NAV và cách làm tăng NAV chứng khoán như thế nào?

NAV chứng khoán là gì?

NAV (tên tiếng Anh là Net Asset Value) là chỉ số giá trị tài sản thuần của một công ty. Nhà đầu tư thông qua chỉ số này có thể xác định được giá trị tài sản thuần của công ty và các cổ đông. Nhờ đó, các nhà đầu tư sẽ nhận biết được bản chất thật của công ty có tương ứng với vẻ bên ngoài hay không.

Chỉ số NAV trong chứng khoán

NAV là chỉ số giá trị thuần của 1 công ty

Thông thường, vốn của công ty sẽ được cung cấp bởi 2 nguồn chính: Nguồn vốn từ cổ đông và nguồn vốn vay. Từ những nguồn vốn này sẽ tạo ra tài sản cho công ty: Mặt hàng, thiết bị, nhân công, tiền tiết kiệm và các tài sản lưu động khác.

Do vậy, nếu như 1 công ty có vốn điều lệ thấp (loại vốn do cổ đông đóng góp) mà tài sản thể hiện ra bên ngoài lại cao thì nguồn là do vốn vay. Giá trị tài sản của công ty do các cổ đông đóng góp mới được tính là chỉ số NAV hay giá trị tài sản thuần của công ty.

Tham khảo thêm: Chỉ số P/E trong chứng khoán là gì?

Công thức tính NAV trong chứng khoán

Công thức tính chỉ số NAV chứng khoán rất đơn giản, chỉ cần lấy tổng giá trị vốn sở hữu (bao gồm tổng tài sản nợ – chứng khoán trái phiếu ưu tiên) rồi chia cho tổng số cổ phiếu đã phát hành là ra. Cụ thể:

NAV = (Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả)/Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

Trong đó, giá trị tài sản thuần là:

  • Vốn cổ đông hoặc vốn điều lệ có được dơ lợi nhuận để lại.
  • Vốn chênh lệch được lãi từ việc phát hành cổ phiếu ra thị trường cao hơn mệnh giá lỗ. Vốn từ các hoạt động kinh doanh hoặc các quỹ dự trữ phát triển dự phòng.
  • Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn sở hữu (được tính bằng tổng tài sản trừ tổng tất cả các khoản nợ và chứng khoán trái phiếu có quyền đòi ưu tiên) chia cho tổng cổ phần phát hành.

Chỉ số NAV trong chứng khoán có ý nghĩa gì?

Từ những tính toán và phân tích chỉ số NAV, nhà đầu tư có số liệu để đánh giá cổ phiếu của 1 công ty và đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không, có 3 trường hợp như sau:

  • Nếu mệnh giá cổ phiếu của công ty phát hành thấp hơn so với giá trị của NAV, chứng tỏ công ty đã sẵn nguồn vốn tích lũy phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn được lấy nhiều phần từ nguồn lợi nhuận của công ty, nên nhà đầu tư có thể yên tâm mua cổ phiếu.

Ví dụ: 1 công ty phát hành cổ phiếu giá 100.000đ/cổ phiếu, tuy nhiên chỉ số NAV đã là 130.000đ thì ta hiểu được công ty đã tạo ra nguồn lợi mới từ nguồn và hoặc từ các quỹ phát triển dự phòng. Như vậy, nhà đầu tư có thể yên tâm mua cổ phiếu vì họ vẫn mua đúng với giá trị thật của công ty.

  • Trong trường hợp chỉ số NAV không đổi nhưng doanh nghiệp tao ra mức lợi nhuận cao thì nhà đầu tư vẫn có thể đầu tư bỏ vốn, vì cổ phiếu của công ty sẽ đem lại cho bạn mức lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn.
  • Tuy vậy, trường hợp chỉ số NAV vẫn giữ nguyên mà doanh nghiệp lại đang làm ăn thua lỗ, số tiền vay nợ cao hơn nhiều so với giá trị của NAV, lúc đó bạn sẽ cần xem xét quyết định đầu tư của mình. Thực tế đã chứng minh khi đầu tư vào những công ty này gặp rất nhiều rủi ro.

Hướng dẫn cách tăng chỉ số NAV trong chứng khoán

Những cách để tăng giá NAV trên thị trường:

  • Cách 1: Mua lại những chứng chỉ quỹ trên thị trường như các công ty đã niêm yết mua cổ phiếu.
  • Cách 2: VF1 (Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam là quỹ đại chúng đầu tiên của Việt Nam) trả mức cổ tức cao hơn 22%.
  • Cách 3: Xin hoán đổi toàn bộ hoặc một phần thành quỹ mở.

Sự khác nhau giữa NAV và cổ phiếu

  • Chỉ số NAV được biết đến là giá trị thuần của 1 công ty còn cổ phiếu là giá trị trên thị trường mà các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền ra mua để sở hữu cổ phần công ty.
  • Giá trị của cổ phiếu phụ thuộc vào người cung cấp và người mua, nó có thể cao hoặc thấp hơn giá trị NAV. Điều này tùy thuộc vào ảnh hưởng của 2 nguồn tác động trên.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu được NAV chứng khoán là gì, những ý nghĩa của chỉ số NAV để nhà đầu tư cân nhắc đầu tư vốn.