Sóng chứng khoán là một khái niệm quen thuộc trong phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiểu biết cụ thể về lý thuyết này. Vậy qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn định nghĩa sóng chứng khoán là gì, đồng thời đưa ra thông tin hữu ích về sóng Elliott trong chứng khoán.
Sóng chứng khoán là gì?
Sóng chứng khoán là một phần của hệ thống sóng Elliott – Một công cụ phổ biến, được nhiều nhà đầu tư ứng dụng để phân tích thị trường, trong đó có cổ phiếu. Sóng Elliott dựa vào nền tảng lý thuyết Dow Jones và quá trình quan sát các mẫu hình sóng lặp đi lặp lã để đưa ra những nguyên lý cơ bản.
Sóng Elliott trong chứng khoán
Lịch sử của sóng chứng khoán Elliott
Cha đẻ của lý thuyết sóng Elliott là Ralph Nelson Elliott – Một vị kế toán chuyên nghiệp và là tác giả nổi tiếng người Mỹ (28/07/1871 – 15/01/1948).
Sóng Elliott ra đời dựa trên quan điểm “Kết quả của diễn biến tâm lý đám đông chính là sự hình thành các mô hình và xu hướng của giá thị trường”. Diễn biến tâm lý và hành vi tự nhiên của đám đông thường tuân theo 1 chu kỳ nhất định, có lúc hưng phấn, vui vẻ, có lúc lại buồn chán, bi quan. Vậy nên những chuyển động của giá cũng tuân theo 1 chu kỳ như vậy, lúc tăng lúc giảm. Những chu kỳ tăng giảm năng được xác định bởi các mô hình riêng biệt, tác giả thường gọi là sóng, và được lặp đi lặp lại.
Lý thuyết sóng Elliott được sử dụng phổ biến trong thị trường chứng khoán, được thể hiện phổ biến qua biểu đồ của NĐT trong giao dịch. Ralph đã xác định một số mô hình chuyển động, sự hồi lại, chúng kết hợp lại với nhau tạo thành mẫu hình lớn với thời gian dài hoặc ngắn. Một sóng hoàn chỉnh sẽ có tất cả 144 sóng nhỏ.
Lý thuyết sóng chứng khoán Elliott cơ bản
Nguyên tắc sóng Elliott chỉ ra 1 xu hướng (tăng/giảm) được chia ra thành 2 pha: Pha dịch chuyển theo xu hướng chính (Motive phase) và pha điều chỉnh (Corrective phase). Trong đó, pha dịch chuyển theo xu hướng chính có 5 sóng và pha điều chính có 3 sóng:
- Pha tăng với 5 sóng đầu tiên được gọi là sóng đẩy (Impulse waves): Trong đó, các sóng 1, 3 và 5 là các sóng tăng, sóng 2 và 4 là các sóng giảm.
- Mô hình 3 sóng của là sóng điều chỉnh (corrective waves): Trong đó có sóng A và C là sóng giảm, sóng B là sóng tăng.
Ngoài ra, nguyên lý sóng còn cho biết thêm: Trong sóng tồn tại các cấp độ sóng khác nhỏ hơn (trong sóng có sóng), và sóng cũng được chia thành các cấp độ khác nhau, từ những sóng nhỏ chỉ vài phút cho đến nhiều sóng lớn hơn cơ thể kéo dài hàng trăm năm.
Nguyên tắc cơ bản của sóng Elliott
Những hướng dẫn và quy tắc đếm sóng cụ thể sẽ giúp xác định đúng thị trường hoặc cổ phiếu:
3 quy tắc (3-Rule) bắt buộc khi đếm sóng Elliott là:
- Sóng 2 không được hiệu chỉnh vượt quá điểm bắt đầu của sóng 1.
- Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất.
- Sóng 4 không được đi vào khu vực của sóng 1.
3 hướng dẫn (3-Guideline) quan trọng khi đếm sóng:
- Trường hợp sóng 3 dài nhất thì sóng 5 sẽ xấp xỉ với sóng 1.
- Cấu tạo của sóng 2 và sóng 4 có thể thay thế nhau – Nếu sóng 2 là sóng hiệu chỉnh phức tạp và mạnh (sharp) thì sóng 4 sẽ hiệu chỉnh đơn giản và phẳng (fiat) hoặc ngược lại.
- Sau khi 5 sóng đẩy tăng, sóng hiệu chỉnh thường kết thúc tại vùng đáy của sóng 4 trước đó.
Lưu ý các đặc điểm của sóng 3
Với quy tắc đếm sóng và những giao dịch thực tế, có thể thấy sóng 3 là sóng quan trọng nhất. Khi đợt sóng 3 xuất hiện, giá thường dịch chuyển mạnh mẽ theo xu hướng chính và tạo ra nhiều cơ hội kiếm lời. Sóng 3 có thể rộng 1.618 lần sóng 1. Thậm chí, trong 1 vài trường hợp hy hữu, sóng 3 còn mở rộng tới 2.618 lần so với độ dài sóng 1. Dọ vậy, NĐT cần lưu ý các đặc điểm sau của sóng 3:
- Đếm sóng tuân thủ đúng quy tắc: Để xác định chính xác sóng 3, NĐT cần nắm vững quy tắc đếm song, 2 quy tắc tối thiểu và quan trọng nhất: Phạm vi của sóng 2 không hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng 1 và sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất.
- Sử dụng phân tích đa khung thời gian: Khi phân tích đồ thị bằng bất cứ kỹ thuật nào thì việc nhìn được bức tranh tổng thể sẽ giúp bạn có góc nhìn rộng và chuẩn xác hơn. Trong khung đồ thị dài, xu hướng và các tín hiệu kỹ thuật sẽ rõ ràng hơn nhiều, đồng thời ít gặp phải tín hiệu nhiễu so với các khung ngắn hơn. Việc đếm sóng Elliott cũng có thể áp dụng nguyên tắc này.
- Kiên nhẫn và chờ đợi xác nhận khối lượng: Mặc dù sóng 3 rất hấp dẫn để giao dịch nhưng không phải dễ săn. Vì vậy, NĐT cần kiên nhẫn chờ chợi thời điểm sóng 2 kết thúc (đó có thể là tín hiệu đảo trend, đồng thời phạm vi sóng 2 không được giảm dưới điểm bắt đầu của sóng 1. Ngoài ra, sóng 3 luôn đi kèm với sự dịch chuyển giá lớn, cũng là thời điểm giao dịch sôi động nhất, chính vì vậy khối lượng giao dịch cũng gia tăng.
Hy vọng với những kiến thức trong bài viết, bạn đọc đã hiểu tường minh hơn về sóng Elliott trong chứng khoán. Như vậy đã biết thêm một công cụ phân tích hiệu quả trên thị trường chứng khoán.