Đầu tư chứng khoán rủi ro như thế nào? Update 11/2024

Vì tỷ lệ sinh lợi nhuận cao nên các nhà đầu tư khi bước vào thị trường chứng khoán đều có tham vọng rất lớn. Tuy nhiên, theo quy luật tự nhiên, lợi nhuận cao đồng nghĩa với rủi ro cũng cao. Vậy thực tế, đầu tư chứng khoán rủi ro như thế nào?

Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là gì?

Rủi ro trong chứng khoán là những điều không may mắn nhà đầu tư gặp phải khi tham gia thị trường chứng khoán, rủi ro đến từ nhiều nguồn. Nếu NĐT không hiểu về rủi ro và có đối pháp phù hợp thì có nguy cơ thua lỗ nặng, thậm chí là mất trắng.

Hiện nay, rủi ro trong chứng khoán được chia làm 2 loại:

  • Rủi ro hệ thống
  • Rủi ro phi hệ thống

Những rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán

Rủi ro hệ thống trong đầu tư chứng khoán

Rủi ro hệ thống (hay còn gọi là rủi ro thị trường) là dạng rủi ro tác động xấu đến toàn bộ thị trường chứng khoán, mã chứng khoán nào cũng bị ảnh hưởng. Với rủi ro hệ thống, NĐT không thể tránh được mà chỉ có thể đề phòng, giảm thiểu những tác động.

Những sự kiện chính trị bất ngờ, biến động tỷ giá, lãi suất đều là những nguyên nhân gây ra rủi ro hệ thống, làm chao đảo thị trường chứng khoán.

Ví dụ: Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 1 giai đoạn điều chỉnh mạnh, giảm đến 25% từ đỉnh tháng 4/2018, có nhiều nguyên nhân lý giải cho sự sụt giảm này, trong đó có những yếu tố rủi ro hệ thống:

  • Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc làm kinh tế vĩ mô bất ổn trong thời gian đó.
  • Đó cũng là khoảng thời gian đồng USD tăng mạnh. Điều này tạo ra xu hướng bán ròng bởi các Quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, dẫn đến lỗ tỷ giá.

Rủi ro hệ thống phải kể đến các yếu tố như:

  • Rủi ro hàng hóa: NĐT mua chứng khoán là gián tiếp mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Như vậy, giá hàng hóa sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường cổ phiếu. Đặc biệt là đối với các loại hàng hóa có chính sách tài khóa riêng của Nhà nước như: Xăng, điện, gas, năng lượng,… Những thay đổi về giá hàng hóa tạo ra biến động và rủi ro lớn trong chứng khoán.
  • Rủi ro mô hình: Mỗi NĐT đều chọn mô hình đầu tư phù hợp, cách xây dựng mô hình là dựa trên những yếu tố phân tích kỹ thuật thị trường. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán có thể biến động không theo nguyên tắc nào, từ đó tạo ra những rủi ro lớn. Nhà đầu tư có thể sử dụng phân tích kỹ thuật để chọn mô hình đầu tư được cho là lý tưởng nhất, nhưng cũng không thể tránh khỏi rủi ro và các yếu tố tác động từ thị trường.
  • Rủi ro lạm phát và lãi suất: Sự lên xuống của lãi suất Trái phiếu Chính phủ gây ra rủi ro lãi suất, khi đó xuất hiện sự dao động trong mức sinh lời kỳ vọng của các chứng khoán. Giá chứng khoán luôn biến động tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường, lãi suất tăng thì giá trị thị trường chứng khoán giảm và ngược lại. Bên cạnh đó, giá trị đồng tiền thay đổi do lạm phát cũng gây dao động tới lợi nhuận của NĐT trong tương lai.
  • Rủi ro thanh khoản: Tính thanh khoản là điều không thể thiếu trong thị trường chứng khoán. Nó thể hiện khả năng chuyển đổi từ chứng khoán sang tiền và ngược lại. Khi điều kiện giao dịch thay đổi, khiến chứng khoán bất ổn hơn thì rủi ro thanh khoản cũng lớn hơn. Thông thường, khi số chứng khoán càng lớn thì khả năng thanh khoản và đặt lệnh giao dịch sẽ càng cao. Ngược lại, số lượng chứng khoán thấp thì khả năng thanh khoản sẽ thấp đi.

Đầu tư chứng khoán có rủi ro

Khi đầu tư chứng khoán, khó tránh khỏi những rủi ro

Rủi ro phi hệ thống trong đầu tư chứng khoán

Rủi ro phi hệ thống là những rủi ro chỉ xảy ra riêng với từng ngành, từng lĩnh vực. Vì vậy, loại rủi ro này sẽ không ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường, chỉ ảnh hưởng tới một số nhà đầu tư nhất định. NĐT có thể phân tích và nhận diện để tránh gặp phải rủi ro phi hệ thống trong đầu tư chứng khoán.

Rủi ro phi hệ thống được phân chia cụ thể theo 5 yếu tố:

  • Rủi ro xếp hạng: Trong mỗi lĩnh vực ngành nghề đều có những đánh giá, xếp hạng riêng vào cuối năm hay đầu năm. Do đó, sự thay đổi thứ hạng của các công ty trong cùng lĩnh vực sẽ tạo ra rủi ro. Thứ hạng lên xuống của các công ty khiến giá cổ phiếu, chứng khoán biến động theo.
  • Rủi ro lỗi thời: Có những ngành nghề, lĩnh vực sau thời gian hoạt động sẽ có dấu hiệu lỗi thời khi doanh nghiệp không có những thay đổi kịp thời. Một doanh nghiệp ổn định, không có giá trị đối mới sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, các đổi thủ khác sẽ vượt lên. Như vậy, giá cổ phiếu, chứng khoán bị sụt giảm làm chuyện đương nhiên.
  • Rủi ro kiểm toán: Những doanh nghiệp tệ trong khâu kiểm soát chi phí và nguồn vốn, gây tổn hại đến giá trị doanh nghiệp, hoạt động sản xuất không hiệu quả cũng có thể gặp rủi ro này, dẫn tới giảm giá cổ phiếu.
  • Rủi ro truyền thông: Khi thị trường kinh doanh có nhiều đối thủ, bị bội thực bởi tin xấu làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín doanh nghiệp sẽ làm giá cổ phiếu sụt giảm nhanh chóng.
  • Rủi ro pháp lý: Nhà nước có những quy định nghiêm ngặt về vốn, Luật chứng khoán được điều chỉnh liên tục để nâng cao tính minh bạch của thị trường. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư hay công ty phát hành chứng khoán không nắm rõ các vấn đề pháp lý sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn.

Như vậy, qua bài viết này, mọi người đã hiểu được những rủi ro có thể gặp khi đầu tư chứng khoán. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho những ai quan tâm.