Nghiệp vụ thu hộ chi hộ của ngân hàng đã có mặt trong hoạt động kinh doanh từ rất lâu và có ý nghĩa quan trọng. Nếu bạn là khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ thu hộ và chi hộ thì trước tiên bạn nên tìm hiểu về nó, về những quy định về các khoản thu để hiểu rõ về dịch vụ trước khi sử dụng.
Nghiệp vụ thu hộ của ngân hàng là gì?
Nghiệp vụ thu hộ của ngân hàng là gì
Dịch vụ thu hộ chi hộ là dịch vụ cho phép một cá nhân hoặc đơn vị đại diện ủy quyền thực hiện giao dịch chi hoặc thu các khoản tiền theo hợp đồng. Ở đây, bên ủy quyền là các cá nhân đại diện doanh nghiệp, bên được ủy quyền thực hiện dịch vụ là các ngân hàng. Khi sử dụng dịch vụ thu hộ chi hộ tại ngân hàng sẽ giúp khách hàng tiết kiệm tối ưu quỹ thời gian, hạn chế những rủi ro và tăng hiệu quả trong việc quản lý tiền mặt. Dịch vụ này được quy định ở điều 5, Số: 38/2019/TT-NHNN.
Song song với đó, ngân hàng cũng có thể là bên trung gian chi hộ cho doanh nghiệp cho các cá nhân (lương hàng tháng, thưởng,…). Dịch vụ này cũng hỗ trợ doanh nghiệp giống như dịch vụ thu hộ về giảm thiểu rủi ro sai lệch, thất thoát, đơn giản về thủ tục và công sức, thời gian cũng như hạn chế kinh phí phát sinh đi kèm.
Những ưu điểm và hạn chế thu hộ và chi hộ ngân hàng
Ưu điểm
- Giảm chi phí kinh doanh
- Đa dạng kênh thu tiền
- Giảm thiểu rủi ro trong lưu trữ, vận chuyển, kiểm đếm tiền mặt
- Tiết kiệm thời gian và chi phí để đi thu tiền từ nhiều địa điểm của Khách hàng yêu cầu.
- Dễ dàng theo dõi khoản phải thu và cập nhật mọi giao dịch tài khoản phát sinh.
Nhược điểm
- Tuy có nhiều ưu điểm nhưng dịch vụ này cũng còn rất nhiều hạn chế, đôi khi ảnh hưởng không nhỏ đến khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ.
- Doanh nghiệp phải chuẩn bị thủ tục, giấy tờ khá phức tạp để ký hợp đồng thu hộ – chi hộ với ngân hàng
- Chứng từ được cung cấp từ ngân hàng đôi khi không kịp thời để xử lý các tình huống phát sinh
- Tồn tại độ trễ nhất định khi sử dụng dịch vụ
Các đối tượng sử dụng dịch vụ thu hộ, chi hộ
Các đổi tượng trong nghiệp vụ thu hô chi hộ
Dịch vụ thu hộ, chi hộ thường phù hợp với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp có số lượng lớn các khoản phải thu, có nhu cầu nộp tiền vào tài khoản thường xuyên, định kỳ hoặc liên tục, như các khoản thu học phí, các khoản thu tiền bán hàng,..
Ngoài ra, dịch vụ thu hộ, chi hộ ngân hàng còn phù hợp với các doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý nguồn tiền một cách đầy đủ và chuyên nghiệp. Với việc sử dụng dịch vụ này, doanh nghiệp có thể đơn giản hóa và dễ dàng kiểm soát thu chi tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tiền.
Hình thức thu hộ chi hộ
Hiện nay hình thức thu hộ chi hộ có 2 loại phổ biến nhất đó là:
- Khoản thu, chi hộ với người đứng tên trên giấy tờ là bên ủy quyền.
- Khoản thu, chi hộ với người đứng tên trên giấy tờ là bên được ủy quyền là ngân hàng.
Quy định về khoản thu hộ chi hộ
Quy định liên quan đến việc xuất hóa đơn khi thu chi hộ
Theo đó khi ngân hàng và doanh nghiệp thực hiện ký kết hợp đồng thu hộ chi hộ thì cần phải lập hóa đơn GTGT. Sau mỗi lần thanh toán thu hộ ngân hàng cần lập các phiếu chi rõ ràng để doanh nghiệp và ngân hàng có thể dễ dàng đối soát và kiểm tra.
Trong trường hợp khoản chi hộ thì bắt buộc lập phiếu chi. Sau khi đối soát doanh nghiệp thanh toán khoản tiền chi hộ hộ cho đơn vị ủy quyền chi. Lưu ý, tại bước này sẽ không cần lập hóa đơn GTGT, mà đơn vị chi hộ sẽ xuất chứng từ thu tiền khi nhận tiền.
Có phải kê khai thuế cho hoạt động thu chi hộ?
Theo khoản 7 điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định: “Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau: d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.” Theo Công văn 2490 /CT-TTHT của Cục thuế Bình Phước “Căn cứ quy định trên, qua nội dung công văn. Công ty có hoạt động cho thuê nhà xưởng, có phát sinh khoản thu tiền điện, tiền nước và thu khác của khách hàng liên quan đến hoạt động cho thuê. Đối với mỗi lần thu tiền có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì Công ty phải lập hóa đơn GTGT giao cho khách hàng theo quy định. Trường hợp khoản thu đó mang tính chất là thu hộ, chi hộ cho khách hàng thì Công ty không kê khai, tính nộp thuế GTGT đầu ra và không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng. Khoản thu hộ, chi hộ trên không ghi nhận doanh thu, chi phí khi tính thuế TNDN của Công ty.”
Với thông tư 119/2014/TT-BTC, trường hợp hóa đơn các khoản giao dịch chi thu hộ không phải tổng hợp trên bảng kê 01-1 hoặc 2/GTGT thì khoản này không cần kê khai thuế.
Trong trường hợp khi xuất hóa đơn mang tên đơn vị chi hộ thì đơn vị chi hộ bắt buộc phải kê khai thuế.
Hy vọng với những thông tin trên, khách hàng đã hiểu hơn về dịch vụ thu hộ chi hộ tại ngân hàng và sử dụng dịch vụ một cách hiệu quả nhất.