Lợi suất trái phiếu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu Update 11/2024

Lợi suất trái phiếu là gì?

Lợi suất trái phiếu (tiếng Anh là Bond Yield) là tổng lợi nhuận nhà đầu tư nhận được khi đầu tư vào trái phiếu. Có nhiều loại lợi suất trái phiếu, trong đó:

  • Lợi suất danh nghĩa là phần lãi chia cho mệnh giá trái phiếu
  • Lợi suất thực là thu nhập hàng năm của trái phiếu chia cho giá thị trường hiện tại của nó. 
  • Lợi suất yêu cầu là mức lợi suất mà tổ chức phát hành trái phiếu phải cung cấp để thu hút các nhà đầu tư.

Như vậy hiểu một cách đơn giản nhất, lợi suất trái phiếu chính là lãi suất được trả cho việc sở hữu trái phiếu hay tỷ lệ lãi suất mà đơn vị phát hành trái phiếu có thể vay.

Các loại lợi suất trái phiếu

Lợi suất trái phiếu có thể được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau. Cụ thể:

– Căn cứ theo thời hạn trái phiếu:

  • Lợi suất trái phiếu đến hạn: Là mức lợi suất mà tại đó giá trị hiện tại của các luồng thu nhập từ trái phiếu đúng bằng với giá của trái phiếu. Loại lợi suất này giúp bạn có thể so sánh các loại trái phiếu với kỳ hạn khác nhau hoặc với nhiều mức lãi suất coupon.
  • Lợi suất trái phiếu trước/quá hạn: Là mức lợi suất mà tại đó giá trị hiện tại của các luồng thu nhập từ trái phiếu không bằng/lớn hơn với giá của trái phiếu.

– Căn cứ theo lãi suất trái phiếu:

  • Lợi suất trái phiếu có lãi suất cố định: Lợi suất được xác định dựa trên tỷ lệ % cố định theo mệnh giá mua trái phiếu tại thời điểm mua. 
  • Lợi suất trái phiếu có lãi suất thả nổi: Lợi suất được trả trong các kỳ và biến đổi tăng hoặc giảm theo một lãi suất tham chiếu.

lợi suất trái phiếu

Lợi suất trái phiếu chính là tổng lợi nhuận nhà đầu tư nhận được khi đầu tư vào trái phiếu

Cách tính lợi suất trái phiếu

Lợi suất trái phiếu có thể được tính bằng công thức sau:

Lợi suất trái phiếu = lãi suất coupon/giá trái phiếu

Bởi vậy, khi giá trái phiếu biến động thì lợi suất trái phiếu cũng biến động theo. 

Ví dụ: Bạn mua trái phiếu 1 tỷ đồng với lãi suất coupon là 10%/năm.

– Nếu bạn nắm giữ trái phiếu đó đến hết hạn: Người phát hành trái phiếu trả cho bạn 100 triệu/năm trong 5 năm và nhận lại 1 tỷ đồng khi đến hạn. Như vậy lợi suất trái phiếu sẽ là: 100 triệu đồng/1 tỷ = 10%

– Nếu quyết định bán trái phiếu đó trước hạn, bạn sẽ không nhận được 1 tỷ đồng, bởi vì giá trái phiếu thay đổi hằng ngày theo lãi suất hiện hành. Trường hợp này lợi suất trái phiếu sẽ được tính như sau:

  • Nếu giá trái phiếu trên thị trường là 800 triệu đồng, lợi suất sẽ là: 12,5% (100 triệu/800 triệu = 12,5%)
  • Nếu giá trái phiếu trên thị trường là 1,2 tỷ đồng, lợi suất sẽ là: 8,33% (100 triệu/1,2 tỷ).

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu

Lợi suất trái phiếu sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có các yếu tố sau:

  • Giá trái phiếu: Giữa giá trái phiếu và lợi suất trái phiếu có mối quan hệ nghịch biến, khi giá trái phiếu tăng thì lợi suất giảm và ngược lại.
  • Lãi suất trái phiếu: Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu trên thị trường sẽ giảm. Điều này mang lại cho những người mua trái phiếu cũ một lợi suất cao hơn và kéo theo những người mới phải mua trái phiếu với lãi suất coupon cao hơn. Ngược lại, khi lãi suất giảm thì giá trái phiếu trên thị trường sẽ tăng. Điều này khiến cho những người mua trái phiếu trước đó có lợi suất thấp hơn và việc phát hành mới trái phiếu có lãi suất coupon thấp hơn.
  • Giá trị của đồng tiền phát hành trên thị trường ngoại hối
  • Uy tín tín dụng của tổ chức phát hành như Chính phủ (đối với trái phiếu Chính phủ), doanh nghiệp (đối với trái phiếu doanh nghiệp)
  • Sự ổn định của tổ chức phát hành.

Khi đầu tư trái phiếu bạn cần chú ý tính toán lợi suất trái phiếu để giúp bạn đưa ra các lựa chọn đầu tư vào loại trái phiếu nào cho thích hợp, từ đó đưa về lợi nhuận tốt nhất. Hy vọng với bài viết này bạn đã hiểu về lợi suất trái phiếu cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu.