Chủ trái phiếu là gì?
Chủ trái phiếu thực chất chính là trái chủ (tiếng Anh là Bondholder), là người cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền thông qua việc mua trái phiếu. Khi trái phiếu đáo hạn, các trái chủ sẽ nhận được các khoản thanh toán lãi không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và khoản vốn gốc.
Đối tượng nào có thể trở thành chủ trái phiếu?
Bất cứ cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ đều có thể mua trái phiếu và trở thành trái chủ.
Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (gọi là trái phiếu vô danh).
Quyền và trách nhiệm của chủ trái phiếu
Chủ trái phiếu khi sở hữu trái phiếu sẽ có quyền và trách nhiệm như sau:
Quyền của chủ trái phiếu:
- Chủ trái phiếu không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty.
- Không có quyền biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông, không có quyền đề cử, ứng cử
Trách nhiệm của chủ trái phiếu:
- Chủ trái phiếu không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của nhà phát hành trái phiếu.
- Người sở hữu trái phiếu không phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.
Chủ trái phiếu chính là người sở hữu trái phiếu
Lợi ích và rủi ro của chủ trái phiếu
Khi sở hữu trái phiếu, trái chủ sẽ được hưởng các lợi ích nhưng đi kèm theo đó cũng là một số rủi ro nhất định. Cụ thể:
Lợi ích:
- Chủ trái phiếu sẽ nhận được các khoản thu nhập cố định khi đầu tư vào trái phiếu.
- Đầu tư vào trái phiếu, chủ trái phiếu được đảm bảo mức độ an toàn, ít gặp rủi ro so với khi đầu tư cổ phiếu
- Trái chủ sẽ nhận được thanh toán trước các cổ đông phổ thông nếu công ty phát hành trái phiếu phá sản
- Có thể sở hữu một số trái phiếu đô thị, chủ trái phiếu được miễn thuế đối với các khoản thanh toán lãi.
Rủi ro:
- Đối mặt với rủi ro lãi suất khi lãi suất trên thị trường có sự biến động. Trường hợp lãi suất thị trường vượt quá lãi suất coupon, mệnh giá của trái phiếu trên thị trường thứ cấp có thể giảm, chủ trái phiếu có thể bị ảnh hưởng.
- Chủ trái phiếu có thể gặp rủi ro tín dụng và rủi ro vỡ nợ đối với trái phiếu doanh nghiệp gắn liền với khả năng tài chính của nhà phát hành.
- Rủi ro lạm phát nếu lạm phát vượt quá lãi suất coupon của trái phiếu mà họ nắm giữ.
Chủ trái phiếu tạo ra thu nhập bằng cách nào?
Khi sở hữu trái phiếu, chủ trái phiếu có thể tạo ra thu nhập cho mình theo 2 cách như sau:
- Nhận được khoản lãi được thanh toán định kỳ từ đơn vị phát hành trái phiếu. Hiện nay hầu hết các trái phiếu đều trả lãi định kỳ, thông thường các khoản thanh toán lãi của trái phiếu thường được trả nửa năm một lần. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cấu trúc của trái phiếu, lãi cũng có thể được trả hàng năm, hàng quý hoặc hàng tháng.
- Trái chủ có thể kiếm thu nhập từ việc nắm giữ sau đó bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
- Chủ trái phiếu có thể bán trái phiếu trước khi đáo hạn để hưởng chênh lệch giá. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi các trái chủ phải có sự nhạy bén thị trường, nghiên cứu thị trường và có kiến thức vững vì trái phiếu có thể tăng giá trị và có một số yếu tố đi kèm ảnh hưởng đến sự tăng giá của trái phiếu. Cho nên không loại trừ trường hợp trái chủ có thể bị thua lỗ nếu trái phiếu giảm giá trị so với giá mua ban đầu.
Như vậy trái chủ hay chủ trái phiếu khi mua trái phiếu sẽ nhận được thu nhập định kỳ theo đúng hợp đồng vay mà đơn vị phát hành và người mua trái phiếu đã ký kết.