Có thể mua bảo hiểm y tế online được không?
Hiện nay chưa có trang web hay ứng dụng chính thống nào bán bảo hiểm y tế online do nhà nước công bố. Vì vậy người dân không thể mua bảo hiểm y tế theo hình thức trực tiếp mà sẽ mua trực tiếp tại các điểm thu, đại lý thu bảo hiểm y tế tại địa phương được Nhà nước chỉ định. Tham khảo bài viết “Hướng dẫn mua bảo hiểm y tế ở phường xã mới nhất hiện nay” để có sự chuẩn bị tốt nhất khi tham gia.
Tuy nhiên, nếu bạn làm việc tại các công ty, việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động sẽ được thực hiện online. Theo đó, người lao động sẽ không phải đến các điểm thu bảo hiểm y tế để làm thủ tục, bộ phận hành chính – nhân sự sẽ phụ trách công việc này.
Có thể mua bảo hiểm y tế online được không?
Hướng dẫn mua thẻ bảo hiểm y tế online cho người lao động
Quy trình mua bảo hiểm y tế online cho người lao động sẽ được thực hiện trên phần mềm khai báo điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội. Quy trình thực hiện thường diễn ra như sau:
Bước 1: Trước hết chọn kê khai >> Chọn thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế hàng năm >> Giao diện hiển thị chọn Lập tờ khai:
Bước 2: Kê khai thông tin theo quy định
Người phụ trách lập thông tin sẽ tiến hành kê khai trong phần Đề nghị cấp thẻ BHYT năm 2021 cho người lao động tham gia BHYT tại doanh nghiệp của mình. Các thông tin cần kê khai như:
- Tên đơn vị
- Mã số quản lý
- Địa chỉ
- Thông tin liên hệ
- Điện thoại…
Bước 3: Kê khai nội dung chi tiết đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế 2021
- Họ và tên người lao động
- Mã số bảo hiểm xã hội
- Nội dung đề nghị
- Ghi chú…
Bước 4: Kê khai danh sách người lao động đề nghị thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu và hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn.
Bước 5: Kê khai danh sách người lao động tham gia bảo hiểm y tế liên tục
Bước 6: Người sử dụng lao động sẽ chọn “Ghi lại” để lưu thông tin vừa kê khai nếu chưa muốn nộp hồ sơ ngay. Hoặc có thể chọn “Xuất tờ khai” để xuất file vừa kê khai.
Bước 7: Sau khi dữ liệu trên được chuyển đến cơ quan bảo hiểm xã hội thì bộ phận phụ trách thu bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành cấp thẻ cho người lao động.
Bước 8: Bộ phần hành chính – nhân sự sẽ gửi lại thẻ cho người lao động sử dụng.
Mức đóng bảo hiểm y tế online
Khoản 1, Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2 Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.
Đối với đối tượng quy định tại Điểm 1.4 Khoản 1 Điều 17: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định) hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong HĐLĐ (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động); trong đó, Công an đơn vị, địa phương đóng 3%, người lao động đóng 1,5%”
Theo quy định này thì mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng là 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó:
- Người sử dụng lao động đóng: 3%
- Người lao động đóng: 1,5%
Lưu ý: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế chính là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Xem thêm: Mức hưởng bảo hiểm y tế hiện nay là bao nhiêu?
Mức đóng tối thiểu
Theo Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (hay bảo hiểm y tế) bắt buộc tối thiểu quy định như sau:
“2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
a) Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
b) Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường”.
– Theo Điều 3, Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng như sau:
“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”.
Như vậy, mức lương đóng bảo hiểm y tế bắt buộc tối thiểu dự kiến trong năm 2021 như sau:
Vùng | Người làm việc trong điều kiện bình thường | Người đã qua học nghề, đào tạo nghề | Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | ||
Công việc giản đơn | Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề | Công việc giản đơn | Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề | |||
Vùng I | 4.420.000 | 4.729.400 | 4.641.000 | 4.965.870 | 4.729.400 | 5.060.458 |
Vùng II | 3.920.000 | 4.194.400 | 4.116.000 | 4.404.120 | 4.194.400 | 4.488.008 |
Vùng III | 3.430.000 | 3.670.100 | 3.601.500 | 3.853.605 | 3.670.100 | 3.927.007 |
Vùng IV | 3.070.000 | 3.284.900 | 3.223.500 | 3.449.145 | 3.284.900 | 3.514.843 |
(Đơn vị: Đồng/tháng)
Theo các quy định nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I, người làm việc trong điều kiện bình thường thì mức đóng bảo hiểm y tế tối thiểu được quy định như sau:
- Người sử dụng lao động đóng: 3% x 4.420.000 = 132.600 đồng/tháng
- Người lao động đóng: 1,5% x 4.420.000 = 66.300 đồng/tháng
Mức đóng tối đa
Mức lương đóng bảo hiểm y tế tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng nên mức lương tháng tối đa đóng bảo hiểm y tế = 1.490.000 x 20 = 29.800.000 đồng/tháng.
Cập nhật: Các quy định mới nhất về thẻ bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi khi tham gia.
Mức đóng bảo hiểm y tế tối đa
Làm thẻ bảo hiểm y tế mất bao lâu?
Căn cứ Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về thời gian cấp thẻ bảo hiểm y tế như sau:
“Điều 30. Cấp thẻ BHYT
1. Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định”
Như vậy với trường hợp làm thẻ bảo hiểm y tế mới bạn sẽ nhận được thẻ trong thời gian không quá 5 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Người lao động có thể mua bảo hiểm y tế online tại đơn vị mình đang làm việc. Với cá nhân tham gia bảo hiểm y tế có thể đến các điểm thu do cơ quan Nhà nước chỉ định để được hướng dẫn làm thủ tục.