Hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh cho người mới bắt đầu Update 11/2024

Thị trường chứng khoán phái sinh phát triển đầy tiềm năng ở Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, vẫn có những “tấm chiếu mới” chưa biết cách bắt đầu với chứng khoán phái sinh. Vậy hãy tham khảo bài viết sau để được hướng dẫn cơ bản cách giao dịch chứng khoán phái sinh cho người mới bắt đầu.

Hướng dẫn cách giao dịch chứng khoán phái sinh

Căn cứ vào khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, chứng khoán phái sinh được định nghĩa như sau:

“9. Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.”

Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 sản phẩm:

Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, thị trường chứng khoán phái sinh chỉ giao dịch duy nhất 1 sản phẩm là Hợp đồng tương lai (HĐTL) với 2 loại: HĐTL chỉ số (VN30 và HNX30) và HĐTL Trái phiếu Chính phủ.

Để giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư sẽ trải qua 4 bước cơ bản sau:

Cách giao dịch chứng khoán phái sinh cho người mới bắt đầu

Cách giao dịch chứng khoán phái sinh cho người mới bắt đầu

Bước 1: Đăng ký mở tài khoản chứng khoán phái sinh

Trong thị trường chứng khoán Việt Nam, nếu NĐT muốn mở tài khoản chứng khoán phái sinh thì trước hết cần có tài khoản chứng khoán cơ sở.

Việc mở tài khoản chứng khoán phái sinh được đăng ký theo 1 trong 2 hình thức: Mở trực tiếp tại quầy giao dịch của các công ty chứng khoán hoặc mở từ xa theo hướng dẫn.

Hiện nay, nhiều công ty chứng khoán để triển khai hình thức mở tài khoản từ xa để thuận tiện hơn cho khách hàng:

Bước 2: Hoàn tất thủ tục mở tài khoản chứng khoán phái sinh

Trường hợp 1: Nhà đầu tư mở cả 2 tài khoản chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở sẽ hoàn tất theo 1 trong 2 cách sau:

  • Cách 1: Nhà đầu tư trực tiếp mang CCCD/CMND ra quầy giao dịch của công ty chứng khoán để ký tên lên hợp đồng đã được soạn thảo đầy đủ ở bước 1 là nhận được tài mãi tài khoản và mật khẩu để sử dụng.
  • Cách 2: Khi đã điền các thông tin online, phía công ty chứng khoán sẽ có nhân viên liên hệ tới để hỗ trợ xác nhận và soạn thảo hợp đồng và gửi qua Email cho khách hàng. Khi NĐT kiểm tra đúng thông tin đã điền ở bước 1 thì tiến hành in ra, ký và ghi rõ họ tên, chuẩn bị hợp đồng, đơn đề nghị xác nhận chữ ký, bản sao CMND/CCCD có chữ ký rồi gửi đến địa chỉ của công ty chứng khoán. Các thủ tục này diễn ra mất khoản vài ngày thì NĐT sẽ nhận được tài khoản và mật khẩu. 

Trường hợp 2: NĐT đã có tài khoản chứng khoán cơ sở và mở thêm tài khoản chứng khoán phái sinh thì liên hệ trực tiếp cho nhân viên môi giới để được hướng dẫn chi tiết, mang CCCD/CMND ra quầy giao dịch của công ty chứng khoán ký hợp đồng là được.

Bước 3: Nộp tiền ký quỹ ban đầu

NĐT cần nộp tiền ký quỹ ban đầu để kích hoạt tài khoản sử dụng. Đây được coi là khoản tiền đặt cọc để đảm bảo các khoản giao dịch của nhà đầu tư đều được thực hiện.

Tỷ lệ ký quỹ hiện nay theo quy định của  Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam – VSD là 13%. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán hay yêu cầu một mức ký quỹ cao hơn từ 15% – 20% nhằm phòng ngừa rủi ro.

Bước 4: Tải phần mềm giao dịch và cài đặt

Để sử dụng tài khoản chứng khoán phái sinh, NĐT cần đăng nhập vào phần mềm mà công ty chứng khoán cung cấp. Đa phần mỗi công ty chứng khoán đều xây dựng nền tảng giao dịch chứng khoán phái sinh riêng để tạo thuận lợi cho khách hàng. Mỗi phần mềm đều đáp ứng những tính năng cơ bản và nâng cao:

  • Đặt lệnh mở/đóng vị thế 1 chứng khoán phái sinh
  • Chuyển tiền vào tài khoản: Chuyển tiền trực tiếp tại quầy giao dịch, chuyển tiền qua ngân hàng, chuyển tiền qua lại giữa tài khoản chứng khoán cơ sở và tài khoản chứng khoán phái sinh
  • Xem thông tin tài khoản, bảng giá trực tuyến
  • Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
  • Kiểm tra số dư tài khoản
  • Quản lý danh mục đầu tư 

Bước 5: Đặt lệnh giao dịch sản phẩm chứng khoán phái sinh trên hợp đồng trực tuyến

Đến bước này, NĐT có thể bắt đầu thực sự giao dịch chứng khoán phái sinh với những lệnh cơ bản nhát như mở vị thế (long) hoặc đóng vị thế (short).

Ví dụ:

Cách mở vị thế HĐTL trên phần mềm HSC iTrade:

Cách đóng vị thế HĐTL trên phần mềm HSC iTrade:

Ưu – Nhược điểm khi đầu tư chứng khoán phái sinh

Ưu điểm khi đầu tư giao dịch chứng khoán phái sinh:

  • Phòng ngừa rủi ro về biến động giá: Việc đầu tư chứng khoán phái sinh sẽ phần nào hạn chế được rủi ro chung cho cả danh mục đầu tư của NĐT. Ngoài ra, NĐT cũng được cung cấp thêm công cụ biến động giá.

Trường hợp này NĐT có dự đoán và kỳ vọng mức giá của 1 tài sản cơ sở có thể tăng trong tương lai, họ quyết định mua HĐTL với mức giá tài sản cơ sở được xác định ở thời điểm hiện tại. Trái lại, nếu NĐT đang có 1 lượng tài sản cơ sở và dự đoán mức giá sẽ giảm. Họ sẽ bán trước để giảm thiểu rủi ro biến động giá.

  • Tính thanh khoản cao: Phải nói rằng thị trường chứng khoán phái sinh có tính thanh khoản cao hơn so với thị trường chứng khoán cơ sở vì các sản phẩm được niêm yết và giao dịch tập trung ở Sở giao dịch. Khối lượng bán, định giá, giá trị giao dịch hoàn toàn được công khai nên tăng tính minh bạch cho thị trường, từ đó cũng hấp dẫn các NĐT hơn.
  • Giao dịch linh hoạt: Ngoài những phương thức giao dịch giống với thị trường chứng khoán cơ sở, NĐT tham gia chứng khoán phái sinh còn được trải nghiệm những tính năng linh hoạt khác như bán khống, giao dịch T+0 (chốt lỗ/lãi trong ngày)…
  • Không giới hạn số lượng phát hành/niêm yết: Số lượng giao dịch trên thị trường cơ sở phụ thuộc vào các tổ chức phát hành. Còn với thị trường chứng khoán phái sinh, không có giới hạn nào về số lượng chứng khoán, nó hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của nhà đầu tư. Chứng khoán phái sinh chỉ giới hạn vị thế: Với các NĐT chuyên nghiệp là 20.000 vị thế/tài khoản, NĐT tổ chức là 10.000 vị thế/tài khoản, NĐT cá nhân là 5.000 vị thế/tài khoản.
  • Bán khống chứng khoán: NĐT được phép bán chứng khoán phái sinh kể cả khi không có tài sản cơ sở (hay còn gọi cách khác là bán khống). Trên thị trường chứng khoán cơ sở, NĐT không được phép bán khống.
  • Đòn bẩy tài chính: Lợi thế quan trọng này giúp NĐT sở hữu được nhiều cổ phiếu với mức giá thấp. NĐT chỉ chỉ cần ký quỹ 1 phần tài sản lại được giao dịch với cổ phiếu có giá trị gấp 7 – 10 lần số tiền ký quỹ. Ví dụ: Bạn mua cổ phiếu BA với giá $100/cổ phiếu.Nhưng với lợi thế đòn bẩy 1:50, bạn sẽ sở hữu cổ phiếu BA chỉ với giá $2/cổ phiếu.
  • Đầu cơ: Với thị trường chứng khoán phái sinh, NĐT sẽ kiếm được lợi nhuận trong cả 2 trường hợp: Thị trường đi lên hoặc đi xuống nếu dự đoán đúng xu hướng.

Nhược điểm khi đầu tư giao dịch chứng khoán phái sinh:

  • Rủi ro đầu cơ: Chiến lược đầu cơ chỉ có lợi nhuận khi đoán đúng xu hướng thị trường. Nếu chệch đường ray đó, NĐT sẽ có nguy cơ thua lỗ cao, thậm chí là thua lỗ nhiều hơn số vốn ban đầu.
  • Yêu cầu ký quỹ bổ sung: Cơ chế thanh toán HĐTL diễn ra hàng ngày bằng việc hạch toán lỗ/lãi được phản ánh ngay trên tài khoản ký quỹ của NĐT. Do đó, việc ký quỹ bổ sung đúng thời gian nếu bị thiếu là điều hết sức quan trọng. Vậy nên sân chơi chứng khoán phái sinh phù hợp với những NĐT có tiềm lực tài chính. Trường hợp không kịp thời ký quỹ khi được yêu cầu thì vị thế của NĐT sẽ bị đóng, gây thua lỗ, thậm chí là dẫn đến phá sản.

Có thể thấy, đầu tư chứng khoán phái sinh dù có 1-2 điểm hạn chế nhưng vẫn sở hữu nhiều ưu điểm. Nếu thực sự quyết tâm, có chiến lược và kiến thức tốt thì NĐT có thể thành công được ở thị trường này.

Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán phái sinh hiệu quả cho người mới bắt đầu

Khi mới tham gia thị trường chứng khoán phái sinh, kinh nghiệm của những người đi trước chỉ dạy cho các NĐT mới là hết sức đáng quý:

  • Dành thời gian và tài chính để bổ sung kiến thức về chứng khoán phái sinh thông qua sách báo, khóa học chứng khoán, tham khảo kinh nghiệm đầu tư. Chúng ta không thể không có kiến thức mà bước vào thị trường đầu tư có mức rủi ro cao như vậy được.
  • Khi mới đầu tư, hãy bắt đầu với những khoản nhỏ và dần dần tăng lên khi đã chắc tay hơn. Bạn đừng nên để ý tới những khoản lãi suất lớn mà người khác vẽ ra.
  • Tìm hiểu kỹ càng về sản phẩm định đầu tư, quy định pháp luật và thông tin. Nếu chưa đầy đủ thì không đầu tư. Đó là nguyên tắc cơ bản.
  • Sử dụng đòn bẩy hợp lý hoặc nếu chưa đủ kinh nghiệm và kỹ năng thì cần tính toán kỹ càng. Tuy tỷ lệ đòn bẩy cao mang đến tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro hơn nếu quyết định đầu tư của bạn là không chính xác.
  • Phân phối tài chính hợp lý, NĐT cần có danh mục đầu tư đa dạng, không “bỏ hết trứng vào một giỏ” và cũng không được quên để dành tiền phòng thân đặc biệt là khi mới bắt đầu đầu tư.
  • Đầu tư theo nguyên tắc bảo toàn lãi, tức là chốt lãi trong ngày, không để vị thế qua đêm với mọi phiên giao dịch. Cần biết kiềm chế cảm xúc của bản thân, không chạy theo thị trường.
  • Đi theo nguyên tắc 2% – 6%:

Quy tắc này dựa trên 3 cơ sở: Ngưỡng hỗ trợ/kháng cự Fibonacci tiếp theo so với ngưỡng kháng cự bạn đặt, số tiền lỗ không vượt quá 2% tổng số tiền đầu tư cho mỗi vị thế và số tiền chấp nhận có thể mất không làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của bạn. Áp dụng công thức:  (Số tiền chấp lỗ)/(số lượng hợp đồng) = mức giá dừng lỗ hợp lý, ta được:

+ 2% số tiền tối đa được phép mất cho mỗi lần giao dịch.

+ 6% số tiền tối đa được phép mất trong mỗi ngày giao dịch.

Như vậy, nếu vào lệnh 3 lần lỗ liên tiếp thì ngưng ngay lập tức và kiểm tra lại hệ thống cũng như tâm lý. Để không thua lỗ nặng, có thể thay đổi thời điểm chốt lãi nhưng đừng bao giờ thay đổi điểm dừng lỗ. Đây là kinh nghiệm xương máu.

  • Sử dụng công cụ Fibonacci retracement phân tích kỹ thuật nhằm đưa ra ngưỡng hỗ trợ và kháng cự được tích hợp trên Tradingview. Các tỷ lệ sẽ xuất hiện là 0%, 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8%, 76,4%, 100% và bạn sẽ đưa ra quyết định mua vào hoặc bán ra.

Thị trường tăng biểu thị bằng đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước, số dư mua lớn hơn số dư bán, mức giá đạt ngưỡng 50% thì NĐT có thể tự tin bán được ngưỡng 61.8%, 76.4% hoặc 100% và ngược lại.

  • Lệnh dừng stop – loss là lệnh thực hiện khi bán dưới giá trị thị trường khi bạn mua, hoặc mua trên giá trị thị trường khi bạn đang bán ra. Lệnh dừng lỗ giúp tránh những tổn thất lớn. Khi bạn mua ở ngưỡng 61.8% thì nên đặt lệnh bán ở ngưỡng 50%. Nếu bạn đã bán ngưỡng 38.2% thì nên đặt lệnh mua ở 50% để dừng lỗ. Ở ngưỡng 50% ai cũng nhận ra đây là ngưỡng người mua/bán đều phân vân nên tốt nhất bạn nên chọn điểm dừng lỗ an toàn và khôn ngoan.

Như vậy, bài viết này đã hướng dẫn NĐT cách giao dịch chứng khoán phái sinh và kinh nghiệm đầu tư sao cho hiệu quả. Với một kênh có thể sinh lợi cao thì cũng đồng nghĩa với rủi ro lớn. Vì vậy NĐT cần hết sức cân nhắc, chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu.