Những sự cố khi gửi tiết kiệm khách hàng cần lưu ý Update 11/2024

Khi có một khoản tiền nhàn rỗi, nhiều người thường lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng thay vì mang đi đầu tư hay chơi chứng khoán để sinh lời. Gửi tiền tiết kiệm để sinh lời là hình thức đầu tư an toàn và dễ dàng thực hiện nhất. Tuy nhiên, chỉ cần một vài sơ suất nhỏ, bạn sẽ có thể mất trắng khoản tiền tiết kiệm mà vất vả mới có được. Do vậy nếu không muốn tiền bị “bốc hơi” khi gửi tiết kiệm, khách hàng cần lưu ý những điều sau.

Quên chữ ký sổ tiết kiệm ngân hàng

Quên chữ ký sổ tiết kiệm ngân hàng

Quên chữ ký sổ tiết kiệm ngân hàng

Hiện nay khi thực hiện mở sổ tiết kiệm hay đơn giản là mở tài khoản tại ngân hàng, khách hàng bắt buộc phải có chữ ký của mình để giao dịch viên xác minh. Mỗi lần rút tiền hoặc tất toán sổ tiết kiệm khách hàng sẽ phải ký đúng chữ ký đó mới có thể rút được tiền ra tránh trường hợp gian lận chữ ký gây thất thoát tài sản của khách hàng. Tuy nhiên, có nhiều người có quá nhiều chữ ký khác nhau, dẫn đến quên chữ ký lúc ban đầu khi ký vào sổ tiết kiệm ngân hàng. Việc này dù không đến nỗi bị vô hiệu hóa sổ tiết kiệm nhưng nó sẽ gây phiền toái cho bạn rất nhiều và nhất là mất thời gian.

Do vậy, khi mở sổ tiết kiệm bạn nên duy trì một chữ ký cố định, nếu quên hoặc thay đổi chữ ký bạn nên báo lại sớm với giao dịch viên để ngân hàng hỗ trợ sử dụng những nghiệp vụ giúp bạn xác thực khách hàng và xác minh giao dịch. Lúc này bạn sẽ được ký lại chữ ký mẫu để hoàn thiện lại hồ sơ.

Sổ tiết kiệm sai ngày cấp CMND

Sổ tiết kiệm sai ngày cấp CMND

Sổ tiết kiệm sai ngày cấp CMND

Khi mở sổ tiết kiệm bắt buộc bạn cần cung cấp chính xác ngày cấp CMND của mình, việc này sẽ giúp cho nhân viên đối chiếu và xác thực thông tin cho bạn trong quá trình tất toán sổ tiết kiệm sau này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khách hàng sau khi mở sổ tiết kiệm xong, về nhà kiểm tra lại mới biết mình đã điền nhầm ngày cấp CMND. Lúc này bạn hãy gọi điện đến ngân hàng bạn đã mở sổ tiết kiệm để nhờ họ sửa chữa lại ngày cấp CMND để đảm bảo quyền lợi khách hàng sau này. Bởi theo quy định của ngân hàng, mã số CMND phải khớp mã số trong tài khoản thì người gửi tiền mới được thực hiện giao dịch. Mọi sai – lệch đều bị hủy giao dịch, để đảm bảo an toàn tài khoản.

Xem thêm: Những sai lầm không ngờ có thể khiến sổ tiết kiệm “bốc hơi”

Sổ tiết kiệm ghi sai địa chỉ

Cũng như ghi sai ngày cấp CMND thì ghi sai địa chỉ cũng là lỗi thường gặp khi gửi tiết kiệm. Khi giao dịch viên kiểm tra thông tin ở sổ tiết kiệm với địa chỉ ở CMND nếu có sự sai lệch thì bạn khó có thể tất toán sổ hoặc rút tiền tại ngân hàng. Do vậy, sau khi nhận sổ tiết kiệm bạn cần đối chiếu các thông tin xem đã trùng khớp chưa. Bên cạnh địa chỉ thì các thông tin về: tên ngân hàng, loại tiền, số tiền; kỳ hạn gửi tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn; lãi suất; phương thức trả lãi; họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm… cũng cần phải kiểm tra để tránh sai sót sau này.

Sổ tiết kiệm bị ướt, rách phải làm sao?

Sổ tiết kiệm bị ướt, rách

Sổ tiết kiệm bị ướt, rách

Bên cạnh mẫu chữ ký và giấy tờ tùy thân thì sổ tiết kiệm là giấy tờ quan trọng chứng minh số tiền khách hàng đã gửi vào ngân hàng. Do đó, người gửi phải cất giữ sổ tiết kiệm cẩn thận, khi bị ướt, rách hay mất hoặc bất kỳ vấn đề gì liên quan đến sổ tiết kiệm, phải thông báo ngay cho ngân hàng, phòng giao dịch gốc, nơi mở sổ để yêu cầu cấp mới sổ tiết kiệm cho bạn.

Trong vòng 24h kể từ khi thông báo cho ngân hàng, khách hàng nên đến ngay ngân hàng để làm giấy báo mất sổ tiết kiệm, tránh để lâu sẽ bị kẻ gian ăn cắp thông tin và giả mạo chữ ký của bạn để rút hết số tiền trong sổ tiết kiệm của bạn.

Ngoài ra, khách hàng không nên cho bất kỳ ai mượn sổ tiết kiệm, bởi trong nhiều trường hợp họ có thể dùng sổ tiết kiệm của bạn để thế chấp vay tiền hoặc liên kết với nhân viên ngân hàng để rút hết số tiền trong sổ.

Trên đây là những thông tin cần lưu ý khi gửi sổ tiết kiệm. Hy vọng bạn đọc sẽ biết được cách đảm bảo an toàn cho số tiền tiết kiệm của mình.