Tính thanh khoản là một thuật ngữ lĩnh vực tài chính. Chúng được hiểu như khả năng có thể chuyển đổi được thành tiền mặt của tài sản hay sản phẩm nào đó.
Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tính thanh khoản. Từ đó giúp bạn hiểu hơn về các rủi ro tài chính chứng khoán hay ngân hàng.
Tính thanh khoản là gì?
Tính thanh khoản là khái niệm thuộc lĩnh vực tài chính. Tiếng Anh gọi thanh khoản là Liquidity. Tức đó mức độ lưu động của sản phẩm hay tài sản nào đó được mua vào hay bán ra trong thị trường. Mà đặc biệt giá trị trường của chúng sẽ không ảnh hưởng.
Để hiểu đơn giản hơn, bạn có thể hình dung tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi được thành tiền mặt của tài sản hay sản phẩm nào đó.
Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Bởi vì chúng được dùng để đổi lầy hàng hóa, sản phẩm dịch vụ mà giá trị không thay đổi.
Đối với các tài sản khác bao gồm máy móc, bất động sản, thiết bị,… đều có tính thanh khoản thấp hơn vì để chuyển thành tiền mặt thì cần mất một khoảng thời gian dài.
Tính thanh khoản có ý nghĩa quan trọng. Nếu giá của tài sản ngắn hạn ít bị biến động trên thị trường thì chúng có tính thanh khoản cao. Đặc biệt, thị trường càng năng động thì tính thanh khoản sẽ càng cao.
Xếp loại các tài sản theo tính thanh khoản
Trong kế toán, người ta sẽ sắp xếp tính thanh khoản từ cao tới thấp (căn cứ vào chính khái niệm của tính thanh khoản) như sau:
- Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất
- Đầu tư trong ngắn hạn
- Khoản phải thu
- Ứng trước ngắn hạn
- Hàng tồn kho
Hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp bởi chúng cần một thời gian dài để phân phối và tiêu thụ. Từ đó mới chuyển thành khoản phải thu và cuối cùng mới nhận được tiền mặt.
Ngoài các loại tài sản trên thì chứng khoán cũng là một loại tài sản có tính thanh khoản. Bạn hãy xem chi tiết tính thanh khoản trong chứng khoán ở mục sau.
Tính thanh khoản trong chứng khoán
Tương tự như tính thanh khoản trong các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ. Tính thanh khoản trong chứng khoán chỉ ra khả năng chuyển đổi từ tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại.
Thực tế, chứng khoán có tính thanh khoản cao. Bởi chứng khoán có sẵn trong thị trường. Chứng khoán được mua đi bán lại rất dễ dàng và giá của chứng khoán tương đối ổn định. Đặc biệt là có khả năng cao giúp phục hồi nguồn vốn đầu tư.
Chính vì tính thanh khoản cao nên nhà đầu tư dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Từ đó giúp thị trường chứng khoán luôn sôi động nhất. Như vậy, nếu tính thanh khoản của chứng khoán cao thì thị trường cũng rất năng động.
Rủi ro thanh khoản chứng khoán
Thị trường chứng khoán có mức độ rủi ro nhất định. Nếu một nhà đầu tư sở hữu rất nhiều chứng khoán mà không thể bán ra, luôn chịu thua lỗ theo từng ngày thì có thể hiểu đây chính là rủi ro thanh khoản.
Vi vậy, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm những loại chứng khoán có tính thanh khoản cao để phòng trừ những rủi ro xảy ra. Qua đó tránh việc phải chịu tổn thất nặng nề về tài chính.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán
Trong chứng khoán cũng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản. Nếu biết được rõ yếu tố này bạn sẽ dễ dàng xem xét được liệu tính thanh khoản chứng khoán có cao hay thấp trong tương lai hay không.
Đầu tiên chính là sự phát triển, làm ăn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp “ăn nên làm ra” với những con số tài chính cho thấy điều đó, thì tính thanh khoản sẽ cao. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có tình trạng kinh doanh không tốt thì tính thanh khoản sẽ thấp.
Tiếp theo, tính thanh khoản chịu ảnh hưởng từ chính sách và quy định của Nhà nước. Nếu chính sách có ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế thì tính thanh khoản sẽ cao.
Và ngược lại, nếu chính sách hạn chế hoặc làm thị trường chứng khoán lao dốc. Mọi người không đủ niềm tin để đầu tư thì tính thanh khoản sẽ thấp.
Chính những yếu tố trên nên khi lựa chọn đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư cần nghiên cứu rõ về tất cả những tài sản khác có liên quan với doanh nghiệp. Kể cả tình hình kinh doanh để hạn chế được rủi ro của chứng khoán. Đặc biệt có thể phân bổ nguồn vốn phù hợp để hạn chế rủi ro.
Tính thanh khoản ngân hàng
Trong ngân hàng, tính thanh khoản được hiểu là khả năng đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng. Ngoài ra còn được hiểu là khả năng đáp ứng được nhu cầu giải ngân khoản tín dụng cam kết.
Thanh khoản ngắn hạn hay dài hạn thì bắt buộc ngân hàng phải có nguồn tiền để dự phòng. Tính thanh khoản trong ngân hàng có các đặc điểm như sau:
- Các ngân hàng luôn phải đối mặt với hai trạng thái thanh khoản là thặng dư hoặc thâm hụt. Tức đó cung – cầu thanh khoản của ngân hàng thường sẽ không bao giờ cân bằng.
- Nếu nhiều nguồn vốn giữ lại để đáp ứng thanh khoản thì ngân hàng sẽ tạo ra ít lợi nhuận hơn. Ngược lại, nếu nguồn vốn giữ lại ít mà liên tục được đáp ứng thanh khoản thì sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn.
Nguồn cung cấp thanh khoản ngân hàng
Nguồn cung cấp thanh khoản của ngân hàng đến từ:
- Những khoản tiền gửi của khách hàng
- Phí từ việc cung cấp các dịch vụ như giao dịch, phí rút tiền, chuyển tiền,…
- Khoản tín dụng được thu về
- Các tài sản kinh doanh hoặc đang sử dụng được bán đi
- Vay mượn từ thị trường tiền tệ
Ngân hàng tạo ra nhu cầu về thanh khoản như thế nào?
Các hoạt động mà ngân hàng tạo ra nhu cầu thanh khoản như sau:
- Khách hàng rút tiền (từ khoản tiền gửi ngân hàng)
- Kháng hàng vay vốn
- Thanh khoản các khoản phải trả
- Các chi phí để tạo ra dịch vụ (ví dụ như chi phí cho các máy chủ internet banking,…)
- Thanh toán cổ tức cho cổ đông
Rủi ro trong thanh khoản ngân hàng
Bạn có thể đơn giản rằng rủi ro thanh khoản xảy ra nếu ngân hàng thiếu ngân quỹ. Hoặc ngân hàng thiếu các tài sản ngắn hạn để có thể đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và đi vay.
Ở đây có thể hiểu thiếu ngân quỹ tức là thiếu dự trữ tại ngân hàng hoặc ngân hàng không thể huy động nguồn vốn tức thời.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra rủi ro thanh khoản bao gồm:
- Ngân hàng vay mượn quá nhiều sau đó chuyển thành tài sản đầu tư. Từ đó gây ra sự mất cân đối về nguồn vốn và sử dụng vốn. Từ đó sẽ gây ra rủi ro thanh khoản.
- Lãi suất thay đổi nhất là lãi suất tiền gửi cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tính thanh khoản. Không những vậy, lãi suất còn ảnh hưởng đến cả khách hàng gửi tiền và vay tiền.
Như vậy, bạn có thể hiểu rằng tính thanh khoản thật sự rất quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Đòi hỏi nhà đầu tư phải biết cách phân tích và cẩn trọng. Không những vậy, các nhà quản trị tài chính cũng cần phải nắm rõ được vấn đề để phòng rủi ro thanh khoản.
Hy vọng với những nội dung Vay Tài Chính chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn tính thanh khoản là gì. Qua đó giúp mang lại nhiều giá trị hữu ích khi tham gia thị trường chứng khoán hoặc hoạt động gửi tiền ngân hàng.