Net Asset Value viết tắt là NAV là chỉ số tài sản ròng hay có thể là tài sản thuần được tính dựa trên việc lấy tài sản trừ đi nợ của 1 doanh nghiệp nào đó. Thông qua NAV để có thể nhận định có nên đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp nào đó không. Để hiểu rõ hơn NAV trong chứng khoán là gì? Cũng như những ảnh hưởng của nó đến chứng khoán mọi người theo dõi thông tin dưới đây của Traderfin.vn
NAV trong chứng khoán là gì?
NAV viết tắt của từ Net Asset value, đây là một thuật ngữ tài chính được sử dụng nhiều trên thị trường chứng khoán. NAV là chỉ số tài chính biểu thị giá trị tài sản thuần của 1 doanh nghiệp/ công ty nào đó được niêm yết trên sàn chứng khoán.
Giá trị tài sản thuần NAV bao gồm:
- Vvốn cổ đông (vốn điều lệ)
- Vốn được hình thành từ lợi nhuận để lại
- Vốn phát hành cổ phiếu
- Lỗ trong hoạt động kinh doanh và các quỹ dự trữ phát triển dự phòng.
NAV là tổng tài sản của công ty trừ đi tổng nợ phải trả. Nó đại diện cho giá trị thị trường mỗi cổ phần cho một quỹ tương hỗ đặc biệt. Qua chỉ số này bạn có thể hiểu được sự lớn mạnh của một công ty như thế nào, nó có sẽ hiểu rõ bản chất thật của tài sản của công ty bất kỳ so với những gì phô trường ra bên ngoài.
Giá trị của chỉ số NAV là thể hiện giá trị thuần của mỗi cổ phiếu phát hành, có nghĩa là cổ phiếu của doanh nghiệp đó như thế nào trên sổ sách so với giá mua vào hiện tại, có bị thổi phòng quá hay không.
Cách tính chỉ số NAV – Net Asset Value trong chứng khoán
Công thức tính chỉ số NAV
NAV = Giá trị tài sản – Giá trị nợ
Trong đó:
- Giá trị tài sản là giá trị của tất cả các chứng khoán trong danh mục đầu tư
- Giá trị nợ phải trả là giá trị của tất cả các khoản nợ phải trả và chi phí quỹ (chẳng hạn như lương nhân viên, chi phí quản lý, chi phí hoạt động , phí kiểm toán, v.v.)
Đối với chỉ số NAV được thể hiện trên cổ phiếu thì đây là công thức tính.
NAV = (Tài sản – Nợ phải trả) / Tổng số cổ phiếu đang lưu hành
Ví dụ:
Một công ty đầu tư quản lý một quỹ tương hỗ và muốn tính giá trị tài sản ròng cho một cổ phiếu. Công ty đầu tư được cung cấp các thông tin sau về quỹ tương hỗ của mình:
- Giá trị chứng khoán trong danh mục đầu tư: 75 triệu đô la (tính theo giá đóng cửa cuối ngày)
- Tiền và các khoản tương đương tiền $ 15 triệu
- Thu nhập tích lũy trong ngày là 24 triệu đô la
- Nợ ngắn hạn 1 triệu đô la
- Nợ dài hạn $ 12 triệu
- Chi phí phải trả trong ngày là $ 5,000
- 20 triệu cổ phiếu đang lưu hành
NAV sẽ được tính như sau :
NAV = (75 triệu đô + 15 triệu đô + 24 triệu đô – 1 triệu đô – 1 triệu độ – 5 triệu đô ) : 20 triệu = 5,05 triệu đô
Ý nghĩa của NAV đối với đầu tư chứng khoán
Phân tích cũng như tính toán chỉ số NAV chỉ với mục đích cuối cùng đó chính là định giá cổ phiếu, để xem cố phiếu đó có đáng mua hay không mà thôi. Vậy nên thông qua chỉ số NAV mọi người có thể nắm rõ:
- Tổng tài sản, tổng nợ của 1 doanh nghiệp hiện nay như thế nào, nó có quá lớn hay không, tình hình kinh doanh hoạt động ra sao.
- Khi giá cổ phiếu của công ty phát hành thấp hơn giá trị NAV => Doanh nghiệp đó đã có tích lũy vốn để sản xuất, chứng tỏ có nguồn lợi nhuận dư để tái đầu tư sản xuất => Nhà đầu tư có thể yên tâm vào mã cổ phiếu này, nó an toàn và về cơ bản giá cổ phiếu đúng với giá trị thật của doanh nghiệp trên sổ sách.
- NAV ở mức giá cao, nhưng khi kèm theo đó là lợi nhuận của doanh nghiệp đó cũng rất cao thì bạn cũng có thể cân nhắc mua cổ phiếu đó, bởi nó tiềm năng, cơ bản NAV phản ánh đúng bản chất của doanh nghiệp đó.
- Trong trường hợp NAV cao hơn giá cổ phiếu, nhưng tình hình kinh doanh của công ty đó thua lỗ nặng, nợ quá lớn thì việc NAV có cao thì bạn cũng nên cân nhắc việc có nên mua vào hay không, bởi rủi ro rất lớn.
Phân biệt NAV với cổ phiếu trong chứng khoán
Mọi người nên phân biệt giá chứng khoán với giá NAV, đôi khi bạn sẽ thấy giá NAV cũng gần tương được hoặc cao hơn/ thấp hơn giá cổ phiếu hiện tại nên nhầm lần 2 chỉ số này. Nhưng nên phân biệt chính xác.
- Giá NAV: Đây là chỉ số tài sản ròng, nó được tính toán dựa trên (Tài sản – Nợ phải trả) / Tổng số cổ phiếu đang lưu hành => Như vậy có thể thấy nó thiên về giá trị của doanh nghiệp nhiều hơn, nói đơn giản là thấy được lợi nhuận của người đầu tư khi mua cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành đó hiện tại như thế nào.
- Giá cổ phiếu là mức giá thay đổi liên tục qua từng phiên, nó không chỉ dựa vào các yếu tố về tài sản, nợ mà còn các yếu tố lợi nhuận, của thị trường chứng khoán chung, dựa trên sự phát triển của doanh nghiệp như thế nào. Giá cổ phiếu còn dựa trên nhu cầu mua và bán của thị trường chứng khoán.
Vậy nên mọi người nên phân biệt giá của loại này, về cơ bản là nó có thể đánh giá được giá trị của doanh nghiệp đó hiện nay. Nhưng đối với NAV nó đánh giá chân thực hơn so với giá cổ phiếu.
Cách sử dụng chỉ số NAV để đánh giá cổ phiếu doanh nghiệp
Được sử dụng phổ biến nhất trong bối cảnh quỹ tương hỗ hoặc quỹ giao dịch trao đổi (ETF), NAV đại diện cho mỗi cổ phiếu / đơn giá của quỹ vào một ngày hoặc giờ cụ thể. Giá trị tài sản ròng thường được sử dụng để xác định các cơ hội đầu tư tiềm năng trong các quỹ tương hỗ, ETF hoặc chỉ số.
Để có thể đánh giá được 1 doanh nghiệp thông qua chỉ số NAV thì hoàn toàn chưa chứng xác, bởi nó mới biểu hiện 1 khía cạnh nào đó về doanh nghiệp cụ thể là tổng tài sản mà thôi. Nếu bạn muốn định giá 1 cổ phiếu của doanh nghiệp còn rất nhiều yếu tố khác nữa.
Nên để sử dụng tốt mọi người cần:
- Tính toán chính xác giá NAV hiện tại thông qua cổ phiếu của doanh nghiệp.
- Tiếp đến xem tỷ lệ nợ hiện tại của doanh nghiệp như thế nào, qua các năm giảm hay tăng và nợ này là nợ gì.
- Vốn điều lệ/ vốn cổ đông có tăng hay không và vốn vay như thế nào
- Lợi nhuận công ty trong những năm gần đầu có tăng không, và tăng như thế nào
- Định giá cổ phiếu so các doanh nghiệp cùng ngành, xem xét giá cổ phiếu hiện có đúng với bản chất của doanh nghiệp không hay bị thổi phồng.
Về cơ bản khi xác định 1 cổ phiếu nào đó thì mọi người cần quan tâm đến nhiều khía cạnh của 1 doanh nghiệp, đôi khi giá NAV sẽ cao hơn so với giá cố phiếu và ngược lại. Nhưng có rất nhiều nguyên nhân tác động vào, cần biết tại sao giá nó tăng để có thể phân tích giá trị chính xác hơn.
Trên đây là những thông tin giải thích để bạn hiểu rõ hơn về NAV trong chứng khoán là gì, từ đó mọi người có thể tự mình tính toán cũng như nhận định được giá cổ phiếu của 1 doanh nghiệp phát hành như thế nào. Bên cạnh đó, chỉ số NAV còn giúp mọi người tìm kiếm được quỹ đầu tư tốt thông qua tổng tài sản, nợ cũng như các dự án đầu tư của quỹ đó tránh được những thổi phồng giá trên thị trường.