Đánh bại sự trì hoãn bằng cách nào? Update 11/2024

Sự trì hoãn là tình trạng thường thấy trong cuộc sống hiện nay, trong đó tập trung phần lớn vào những người trẻ tuổi. Theo ước tính trên trang Verywell, có khoảng 70 – 95% học sinh mắc phải chứng “trì hoãn”. Điều này có thể trở thành một thói quen ảnh hưởng tới việc học tập, công việc thường ngày và sự phát triển bản thân sau này. Chính trang Business Insider (tờ báo điện tử về các tin tức tài chính và kinh doanh Mỹ) đã chỉ ra sự trì hoãn chính là 1 trong 18 thói quen xấu mà những người không thành công hay mắc phải.

Rất nhiều người cho rằng, lý do của sự trì hoãn thật ra không phải vì lười mà bởi vì mong muốn một kết quả tốt nhất. Chính vì tâm lý đó, mọi người tự động kéo dài thời gian chuẩn bị và mãi chưa bắt tay vào thực hiện cũng như không thể đưa ra quyết định được. Với sự trì hoãn, mỗi người sẽ có vô vàn lý do để ngụy biện nhưng bạn hãy luôn nhớ, người khác sẽ không quan tâm tới nguyên nhân tại sao chúng ta lại trì trệ công việc. Điều họ quan tâm là kết quả bạn đạt được, mà sự trì hoãn thì luôn khiến hiệu suất công việc của bạn thấp hơn bình thường. Cho nên, điều đầu tiên giúp bạn loại bỏ thói quen xấu này là hãy biết nhận biết nó và lựa chọn một phương pháp tốt nhất để giải quyết. 

Loại bỏ đắn đo và đối mặt với sự sợ hãi

Sự sợ hãi và đắn đo là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự trì hoãn, chúng khiến bạn sợ thất bại, sợ làm sai và không biết nên ưu tiên mục tiêu nào trước… Thay vì bắt tay vào thực hiện, bạn để sự suy tính chiếm quá nhiều thời gian, dẫn đến không có công việc nào được hoàn thành. Để thoát khỏi sự trì hoãn, hãy đối mặt với sự sợ hãi và từ bỏ thói quen đắn đo. Theo nhà tâm lý học Susan Krauss Whitbourne, bằng cách tự thuyết phục bản thân đối mặt với nỗi sợ, bạn mới có thể bắt đầu hành động để khắc phục thói quen này.

Thiết lập danh sách các việc cần làm

Bạn hãy bắt tay vào xây dựng một danh sách các công việc cần thực hiện với thời gian hoàn thành cụ thể. Đừng quá tham lam mà hãy đặt ra một vài mục tiêu quan trọng để bản thân không thấy nản lòng khi thực hiện. Các nhà tâm lý cho rằng, não của con người rất giỏi “lập kế hoạch cho cơ hội”. Có nghĩa là khi bạn có một mục tiêu cụ thể và chủ động muốn đạt được mục tiêu đó, bạn sẽ có nhiều khả năng hơn để nhận ra những thứ có thể giúp mình hoàn thành mục tiêu này.

Chia nhỏ và cụ thể các mục tiêu

Các mục tiêu khi được chia nhỏ và cụ thể hóa sẽ luôn tạo nên sự hứng thú và dễ dàng cho mỗi người khi thực hiện. Đây được xem như một cách đánh lừa tâm lý, tránh sự chán nản và nôn nóng. Đặc biệt, đây chính là “Specific” – yếu tố đầu tiên trong 5 yếu tố thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc S.M.A.R.T. Thay vì nhìn một bức tranh tổng thể, bạn hãy chia nhỏ công việc và chỉ tập trung toàn bộ sự chú ý để hoàn thành những bước nhỏ nhất, trước khi chuyển sang các bước tiếp theo.

Áp dụng quy tắc 2 phút

Theo tác phẩm “Getting Things Done” của David Ailen có quy tắc 2 phút nói rằng: Nếu một công việc nào đó bạn có thể hoàn thành trong vòng hai phút hoặc ít hơn, hãy ngay lập tức thực hiện nó. Quy tắc này chỉ ra 2 nguyên tắc bạn nên áp dụng để dập tan sự trì hoãn:

– Nguyên tắc 1: Nếu công việc chỉ tốn của bạn chưa đến 2 phút, hãy làm ngay.

– Nguyên tắc 2: Để tạo một thói quen mới, hãy bắt đầu làm việc trong 2 phút.

Quy tắc 2 phút giúp bạn vượt qua sự trì hoãn và lười biếng khiến bạn phải thực hiện công việc của mình. Bạn không thể hoàn thành mọi ước mơ, mục tiêu trong vòng 2 phút nhưng thực tế để bắt đầu bạn chỉ cần 2 phút.

Trong cuộc sống của mỗi người, sự trì hoãn được xem là rào cản lớn khiến những mục tiêu dù lớn hay nhỏ. Mỗi người đều có một cách để thành công trong công việc nhưng điểm chung của họ là phải vượt qua những rào cản của bản thân. Nếu muốn thành công đừng đóng mình trong một chiếc hộp kín mà hãy quyết đoán để vượt qua vùng an toàn. Cũng như việc bạn muốn tích lũy tài chính, dự phòng rủi ro để đảm bảo một tương lai tốt đẹp thì không nên để sự trì hoãn cản bước. Hãy cân nhắc lựa chọn các giải pháp phù hợp như gửi tiết kiệm, đầu tư… hay ưu việt hơn là tham gia một sản phẩm bảo hiểm đầu tư. Giải pháp đầu tư dài hạn và ưu việt này có thể đáp ứng các yêu cầu về tài chính như gia tăng tài sản, cân đối điều chỉnh số tiền đầu tư nhưng đồng thời vẫn bảo toàn được quyền lợi bảo vệ khi có rủi ro xảy ra nhờ vào tính năng kiểm soát rủi ro mà bảo hiểm nhân thọ sở hữu. Từ đó giúp bạn hoàn thành những mục tiêu trong cuộc sống. Được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia tài chính chuyên nghiệp, có tầm nhìn, bảo hiểm đầu tư là giải pháp tài chính hữu hiệu giúp cho kế hoạch đầu tư phát triển của bạn được an toàn và bền vững khi được linh hoạt kiểm soát dòng tiền của mình thông qua việc chọn lựa các danh mục quỹ đầu tư minh bạch.

Lựa chọn giải pháp thông qua việc tham gia bảo hiểm nhân thọ như một cách bạn chia sẻ mục tiêu của mình với những chuyên gia đáng tin cậy để giúp đẩy lùi sự trì hoãn thông qua việc tích lũy có kỷ luật và đúng đắn. Một người đồng hành tốt chính là người giúp bạn thay đổi tư duy theo hướng tích cực để hướng đến một tương lai vững bền nhất. Howard, tác giả của một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Tâm lý học Ứng dụng (Journal of Applied Psychology) từng chia sẻ: “Bạn muốn bám sát kế hoạch, không cho phép mình lùi bước, thì bạn phải chia sẻ nó với người mà bạn ngưỡng mộ”.

Sự trì hoãn sẽ kéo cuộc đời mỗi người đi theo một hướng khác mà bạn sẽ không lường trước được. Người cha vì mải mê làm việc, trì hoãn không đưa con mình đi thăm khám khi bé có dấu hiệu chậm phát triển để rồi hai năm sau đó, việc chữa trị trở nên khó khăn hơn. Hay một người trẻ phân vân mãi không xây dựng và thực hiện kế hoạch tích lũy, để rồi khi gặp tai nạn lại rơi vào thế bị động. Lúc này, ước mơ và mục tiêu bỗng hóa thành sự tiếc nuối chỉ bởi vô vàn lý do và sự thiếu quyết đoán. Cho nên đừng để chúng ta của hiện tại hủy hoại mình ở tương lai chỉ vì sự trì hoãn.