Một trong những bài toán khó mà nhiều ông bố bà mẹ luôn tìm kiếm lời giải là làm sao để trẻ phát triển các loại năng lực, sự tự tin và lòng dũng cảm nhưng vẫn phải ưu tiên cho sự an toàn và hạnh phúc? Tìm ra giải pháp cho hai vấn đề này được đánh giá là khó khăn tuy nhiên một trong những bí quyết giúp bạn tìm được “ngưỡng cân bằng” giữa mức độ an toàn và mức độ rủi ro chính là: Dạy trẻ đấu tranh và kiểm soát rủi ro. Để đạt được điều này, xây dựng những thái độ tích cực trong quá trình nuôi dạy là điều nên làm, 3 bí quyết sau đây sẽ chỉ cho bạn thấy giá trị của việc này.
Cho trẻ tiếp xúc với những rủi ro được kiểm soát
Ellen Sandseter, một giáo sư về giáo dục mầm non tại trường Đại học Queen Maud ở Na Uy cho hay, việc tiếp xúc với rủi ro đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển thời thơ ấu của trẻ. “Điều này giống như việc bạn “tiêm” cho trẻ các loại vắc – xin chống lại sự sợ hãi quá mức và nuôi dưỡng tính bền bỉ, những phẩm chất cho phép trẻ sống sót và phát triển mạnh vào tuổi trưởng thành”. Tuy nhiên, theo nhận xét của bà, trẻ không cần phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng để thu được những lợi ích này mà chỉ cần tham gia vào những việc có cảm giác giống rủi ro. Thay vì thực hiện các hành vi loại bỏ mọi rủi ro, các bậc cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tiếp xúc với những rủi ro được kiểm soát.
Vị giáo sư này đưa ra lời khuyên, nếu là một rủi ro mà trẻ không thể tự đoán trước vào lúc đầu, cha mẹ hãy chỉ ra những nguy hiểm cho trẻ và dạy trẻ cách quan sát, xử lý những nguy hiểm này. Chẳng hạn như cha mẹ đừng để trẻ chơi bên vách đá, nhưng hãy chỉ cho trẻ cách để leo khỏi những tảng đá lớn cách xa khu vực nguy hiểm. Bằng cách này cha mẹ có thể giúp trẻ làm chủ được các rủi ro trong tương lai. Như vậy, tạo ra môi trường kiểm soát rủi ro cho trẻ phần lớn dựa vào việc loại bỏ những rủi ro mà trẻ không thể tự giải quyết, đồng thời dạy trẻ làm chủ những gì mà trẻ có thể kiểm soát được.
Cho trẻ đối mặt với rủi ro thay vì hoàn toàn ngăn chặn
“Helicopter parents” (cha mẹ trực thăng) một cụm từ dùng để gọi những ông bố bà mẹ chăm con quá kỹ, luôn ở bên cạnh và hướng con theo ý mình. Những kiểu cha mẹ thông thường sẽ quản lý và định hướng mọi thứ trong cuộc sống của trẻ. Các chuyên gia cho rằng, thay vì cố gắng điều khiển trẻ thì bạn hãy hướng dẫn rồi cho trẻ tự tìm hiểu. Bởi nếu kiểm soát và bảo vệ trẻ quá mức trong một thời gian dài, cha mẹ sẽ chuyển hoàn toàn trách nhiệm kiểm soát rủi ro của trẻ sang mình. Thay vì khiến trẻ phụ thuộc vào cha mẹ để có được sự an toàn, bạn hãy chuẩn bị cho trẻ khả năng tự đối mặt và kiểm soát các rủi ro gặp phải trong cuộc sống.
Theo chuyên gia tâm lý học lâm sàng Wendy Mogel, tác giả của nhiều cuốn sách về làm cha mẹ, nhiều khách hàng của bà là người trưởng thành thường gặp các vấn đề về tâm lý và họ vẫn còn loanh quanh tìm hiểu bản thân vì có “bố mẹ trực thăng”. Họ được bảo bọc quá kỹ đến mức chẳng còn khả năng đương đầu với khó khăn và chấp nhận thất bại hay thậm chí là đối diện với thực tế. Bởi vậy, thay vì bao bọc trẻ quá kỹ hãy để trẻ tự do khám phá cuộc sống.
Nghiên cứu của giáo sư Ellen Sandseter đã phát hiện ra rằng, những đứa trẻ dành nhiều thời gian tìm hiểu thế giới xung quanh trước khi lên 9 tuổi ít bị lo lắng và hồi hộp khi cách xa người thân. Điều này cho thấy, những vết thương nhỏ và thất bại của trẻ trong quãng thời gian đầu đời sẽ giúp ích cho sự tự tin và phát triển tâm lý của chúng sau này. Chính những vấp ngã sẽ dạy cho trẻ biết được đâu là giới hạn của mình, làm thế nào để xử lý các tình huống cũng như học được cách để kiểm soát rủi ro và nỗi sợ hãi của chính mình.
Để giúp trẻ đối mặt với các rủi ro, Lenore Skenazy – tác giả cuốn sách Free Range Kids đã đưa ra những gợi ý thông qua 3 bước: Giúp con làm quen với hoạt động, cho con biết về các mối nguy hiểm có liên quan đến hoạt động và giảm dần sự hướng dẫn để đi đến giám sát. Ngoài ra, Richard Louv – tác giả cuốn sách Last Child in the Woods (Đứa trẻ cuối cùng trong rừng) cũng chỉ cho bạn một mẹo nhỏ trong việc dạy con kiểm soát rủi ro là: Hãy bảo trẻ “chú ý” thay vì nói “cẩn thận”. Theo tác giả này, việc luôn nói “cẩn thận” làm trẻ hình dung thế giới xung quanh như một nơi tiềm ẩn nguy hiểm, từ đó củng cố thêm tư duy dè dặt của trẻ. Còn từ “chú ý” khuyến khích trẻ ý thức rõ hơn về cơ thể và môi trường xung quanh.
Hãy tin tưởng con
Xây dựng lòng tin ở con cái là một trong những yếu tố giúp con bạn vững tin để trải nghiệm sự độc lập và đối mặt với rủi ro. Nếu đối xử với con như những người yếu đuối, thiếu lòng tin về việc con có thể tự bảo vệ mình, bạn sẽ khiến trẻ không học được cách đối phó với những bất trắc và thất bại. Một khi cha mẹ thiếu niềm tin vào con sẽ khiến con mất đi sự tự tin vào chính bản thân mình và điều này càng khiến trẻ dễ bị tổn thương hơn. Bởi vậy, hãy luôn tin tưởng rằng con có khả năng và năng lực làm được mọi việc để giúp trẻ tự chủ nhiều hơn.
Tin vào chính mình và tin vào con cái là chìa khóa then chốt giúp bạn thuận lợi trên hành trình giáo dục con cái. Để nhu cầu giám sát, hướng dẫn và bảo vệ con của bạn có “thời hạn sử dụng” ngắn, bên cạnh việc dạy trẻ cách kiểm soát rủi ro, cha mẹ còn cần xây dựng một tấm khiên vững chắc thông qua một giải pháp bảo vệ cả về tài chính lẫn sức khỏe. Lúc này lựa chọn một sản phẩm bảo hiểm an sinh giáo dục của các công ty nhân thọ là phương án đáng cân nhắc, trong đó người bạn đồng hành thích hợp là Chắp Cánh Tương Lai của Manulife. Đúng như tên gọi, sản phẩm này sẽ nâng cánh ước mơ, giúp tương lai của con tốt đẹp hơn khi mang đến các quyền lợi bảo vệ, quyền lợi học vấn với quỹ học vấn tương đương 150% số tiền bảo hiểm. Từ đó, con tự tin để tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến.
Tình yêu lớn lao nhất của các bậc làm cha mẹ là bảo vệ con khỏi những rủi ro khiến bản thân bị tổn thương và thất bại. Cách để đạt được những điều đó là áp dụng một phương pháp nuôi dạy hiệu quả, giúp trẻ xác định được khả năng và tự tìm ra cách kiểm soát những khó khăn gặp phải trong cuộc sống. Là cha mẹ, đừng quên tìm kiếm một người bạn đồng hành cùng con trên suốt hành trình ấy.