Đóng vai trò là thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới, các nhà đầu tư (NĐT) luôn quan tâm đến những thông tin liên quan đến chứng khoán Mỹ như lịch sử hình thành, các chỉ số chứng khoán Mỹ, các sàn chứng khoán Mỹ hay khi đầu tư chứng khoán Mỹ có những lợi ích gì?… Để giúp bạn đọc quan tâm có cái nhìn tổng quát về thị trường này, chúng tôi đã tổng hợp nhiều thông tin hữu ích trong bài viết sau!
Chứng khoán Mỹ là gì?
Chứng khoán Mỹ là các loại chứng khoán được niêm yết và giao dịch trên các sàn chứng khoán tại Mỹ. Hiện nay, thị trường này có hơn 10 nghìn công ty niêm yết và sở hữu vốn hóa chứng khoán Mỹ với hơn 30 nghìn tỷ USD. Trong đó có rất nhiều cổ phiếu của các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Apple, Facebook, Google, Intel, Dell,…
Mục đích niêm yết chứng khoán trên thị trường nhằm kêu gọi nguồn vốn khủng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển doanh nghiệp.
Chứng khoán Mỹ
Thị trường chứng khoán Mỹ có từ bao giờ?
Ngày 17/05/1792 là ngày lịch sử đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Mỹ bằng việc một số nhà môi giới chứng khoán họp nhóm cùng nhau và đưa ra thỏa thuận chung tại gốc cây ngô đồng số 68 phố Wall. Và sau đó, đến năm 1800, Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) ra đời và trở thành Sở giao dịch chứng khoán lớn nhất nước Mỹ.
Thị trường chứng khoán Mỹ còn có tên gọi khác là thị trường phố Wall – Nơi tập trung những giao dịch đầu tiên của nước Mỹ từ năm 1864, đồng thời hiện nay cũng là trung tâm giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới, với hơn 80% các giao dịch chứng khoán của Hoa Kỳ. Năm 1962 đã trở thành thị trường chứng khoán quốc gia.
Ngoài 14 Sở giao dịch chứng khoán ở thị trường tập trung, Mỹ còn phát triển nhiều thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC), trong đó có cả NASDAQ.
Thị trường phi tập trung NASDAQ thành lập năm 1971 là bộ phận của thị trường thứ cấp lớn nhất nước Mỹ xét về số lượng chứng khoán giao dịch. NASDAQ đang là nơi trao đổi mua/bán hơn 15000 mã chứng khoán, lớn hơn rất nhiều so với số lượng chứng khoán giao dịch trên sàn NYSE. Hầu hết các mã chứng khoán trên NASDAQ đều của nhiều công ty trong lĩnh vực công nghệ, các công ty vừa và nhỏ.
Có khoảng 600 nhà tạo lập thị trường và các nhà môi giới đang tích cực hoạt động, vận hành trên NASDAQ. Tính trung bình, 1 nhà tạo lập thị trường đảm nhận 8 loại cổ phiếu.
Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) và Hiệp hội các nhà giao dịch chứng khoán quốc gia Mỹ (NASD) là 2 cơ quan quản lý trực tiếp thị trường NASDAQ. Hiện nay, NASDAQ đã kết nối với nhiều thị trường OTC trên thế giới.
Các chỉ số của chứng khoán Mỹ
Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones (DJIA)
Đây là một trong những chỉ số lâu đời và nổi tiếng nhất, được sử dụng thường xuyên nhất trên thế giới. Chỉ số này thể hiện cổ phiếu của 30 doanh nghiệp lớn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất ở Mỹ. DJIA là chỉ số trọng số giá.
Trước đây, DJIA được tính bằng cách lấy tổng giá/cổ phiếu của mỗi công ty trong chỉ số và chỉ số tiền này cho số lượng công ty. Tuy nhiên sau đó chỉ số này không còn được tính toán đơn giản như vậy nữa.
Trong nhiều năm trở lại đây, việc chia tách cổ phiếu, spin-off và các sự kiện khác đã dẫn đến những thay đổi trong ước số (một giá trị bằng số được tính toán bởi Dow Jones được sử dụng để tính mức độ của DJIA khiến nó trở thành một con số rất nhỏ (dưới 0,2).
Việc thay đổi cách tính chỉ số Dow Jones thể hiện những kỳ vọng của NĐT về thu nhập và rủi ro của các công ty lớn có mặt trong chỉ số này. Điều này tất lẽ là do thái độ chung đối với các cổ phiếu vốn hóa lớn thường khác với các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, Chỉ số này không thích hợp để tính toán các loại cổ phiếu vốn hóa nhỏ, cổ phiếu công nghệ. Nhìn chung, Dow Jones được biết đến với danh sách các công ty blue-chip tốt nhất thị trường Mỹ với cổ tức thường xuyên nhất quán. Do đó, trong khi không nhất thiết phải là đại diện của thị trường rộng lớn, nó có thể là đại diện cho thị trường cổ phiếu, giá trị cổ phiếu.
Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones (DJIA)
Chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500
Chỉ số S&P 500, cụ thể là Standard & Poor’s 500 được xây dựng bao gồm 500 công ty hàng đầu trên thị trường chứng khoán Mỹ, được tính chủ yếu bằng vốn hóa kèm theo một số yếu tố khác như thanh khoản, thả nổi công khai, phân loại lĩnh vực, khả năng tài chính và lịch sử giao dịch.
Chỉ số S&P 500 chiếm đến 80% tổng giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán Mỹ, giúp các NĐT nhìn thấy sự chuyển động tốt trên thị trường này nói chung.
Các chỉ số thường được phân ra 2 loại là: Trọng số thị trường hoặc trọng số giá. Ở đây, chỉ số S&P 500 là chỉ số trọng số thị trường. Vì vậy, mỗi cổ phiếu trong chỉ số này được thể hiện tỷ lệ với tổng vốn hóa thị trường của nó. Nói 1 cách dễ hiểu hơn, nếu tổng giá trị thị trường của tất cả 500 công ty trong S&P 500 giảm 10% thì giá trị của chỉ số cũng giảm 10%.
Chỉ số tổng hợp NASDAQ
Đa phần các NĐT đều nắm được NASDAQ là sàn đang vận hành giao dịch phần lớn cổ phiếu công nghệ của nước Mỹ. Đây là chỉ số trọng vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu đang giao dịch trên sàn NASDAQ, kể cả một số công ty không có trụ sở tại Mỹ.
Với trọng lượng công nghệ nặng, chỉ số này bao gồm một số tiểu ngành trên thị trường công nghệ như phần mềm, chất bán dẫn, công nghệ sinh học,… Tuy phần lớn các sản phẩm cổ phiếu trên sàn NASDAQ đều là cổ phiếu công nghệ, nhưng nó cũng có thêm những cổ phiếu của lĩnh vực khác như chứng khoán hay các ngành công nghiệp, tài chính, bảo hiểm, vận tải,… nên vẫn cho NĐT những sự lựa chọn đa dạng.
NASDAQ Composite có nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ,các công ty đầu cơ có vốn hóa thị trường nhỏ. Vì vậy, chuyển động của sàn sẽ cho thấy hiệu suất của ngành công nghệ cũng như thái độ của các NĐT đối với các cổ phiếu đầu cơ hơn.
Chỉ số Wilshire 5000
Có thể gọi Chỉ số Wilshire 5000 là Tổng chỉ số thị trường chứng khoán Mỹ hoặc Tổng chỉ số thị trường vì nó tập hợp tất cả các công ty giao dịch công khai có trụ sở tại Mỹ có sẵn dữ liệu giá. Chỉ số Wilshire 5000 thành lập vào năm 1974 và đại diện cho toàn bộ thị trường Mỹ, hiện nay Chỉ số Wilshire 5000 ít phổ biến hơn chỉ số S&P 500.
Chỉ số Russell 3000
Chỉ số Russell 3000 đại diện cho 3000 cổ phiếu để đo lường hiệu suất của các công ty lớn nhất nước Mỹ. Nhiều người ví Chỉ số Russell 3000 là chỉ số thị trường rộng lớn vì nó chiếm đến 98% thị trường vốn cổ phần có thể đầu tư của Mỹ.
Chỉ số Russell 2000
Đây là một chỉ số của thị trường chứng khoán để đo lường khả năng hoạt động của 2000 công ty có giá trị vốn hóa thị trường nhỏ trong số 3000 công ty của Chỉ số Russell 3000.
Chỉ số này có chức năng chẩn đoán giá cho những cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường nhỏ của chứng khoán Mỹ.Russell 2000 giúp các quỹ đầu cơ nắm bắt cổ phiếu mệnh giá nhở dễ dàng hơn. Chỉ số này đại diện cho khoảng 8% tổng vốn hóa thị trường của Russell 3000.
Có nên đầu tư chứng khoán Mỹ hay không?
Đối với các NĐT chứng khoán, thị trường chứng khoán Mỹ luôn rất tiềm năng, hấp dẫn và sôi động. Mời các NĐT cùng tham khảo những điểm mạnh của chứng khoán Mỹ để biết tại sao các NĐT luôn hứng thú với thị trường này:
- Tập trung các công ty hàng đầu thế giới: Phần lớn các công ty hàng đầu thế giới luôn đặt trụ sở tại Mỹ và niêm yết trên sàn NYSE hay những sàn khác. Đây là những cơ hội đầu tư lớn cho nhiều NĐT trên thế giới. Nếu NĐT muốn tập trung chủ yếu vào ngành công nghệ thì họ sẽ có những sự lựa chọn chất lượng như Microsoft, IBM hay Google; về ngành y tế thì có Johnson & Johnson hay Abbott. Nói chung, ở bất cứ lĩnh vực nào, chứng khoán Mỹ luôn có những công ty mạnh nhất thế giới.
- Xuất hiện nhiều “kỳ lân”: Chứng khoán Mỹ luôn là thị trường tiềm năng có những “kỳ lân” của giới công nghệ xuất hiện. Ví dụ: Năm 2010, cổ phiếu Netflix chỉ có giá $10, vậy mà hiện nay nó đã lên đến khoảng $350. Hoặc Amazon thời khai sinh chỉ có giá trị $18, vậy mà hiện nãy nó đã xấp xỉ $2000.
- Thị trường công khai minh bạch: Với khối lượng giao dịch khổng lồ, chứng khoán Mỹ luôn đảm bảo tính công bằng, minh bạch vượt trội so với nhiều thị trường khác. Khó có khả năng các cá mập thao túng thị trường như tại nhiều thị trường chứng khoán khác.
- Luôn là thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới: Mỹ là quốc gia số 1 về kinh tế trên thế giới, chính vì vậy thị trường chứng khoán Mỹ luôn có vị thể cao nhất, vốn hóa thị trường $32 nghìn tỷ, gấp 5 lần so với thị trường chứng khoán Trung Quốc đang xếp thứ 2.
Ngoài ra, đây cũng là thị trường có tính thanh khoản cao nhất thế giới, tổng giá trị giao dịch lên đến $40 nghìn tỷ trong năm 2017. Nhờ vậy mà rủi ro dành cho NĐT giảm đi đáng kể.
Những cách đầu tư chứng khoán Mỹ
Mở tài khoản giao dịch trực tiếp
Cách đầu tiên chính là mở tài khoản giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ. NĐT sẽ được quyền mua/bán, giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ dưới dạng tài sản thực nên an toàn và đảm bảo hơn. Tuy nhiên, điều kiện để NĐT thực hiện giao dịch trực tiếp cũng rất khó khăn, khi tối thiểu bạn phải sinh sống tại Mỹ, mà đây không phải điều kiện mà ai cũng đáp ứng được.
Đầu tư theo hình thức phái sinh
Nhiều sàn chứng khoán Mỹ yêu cầu NĐT phải có quốc tịch Mỹ mới được tham gia, điều này cản trở các NĐT quốc tế tiếp cận chứng khoán Mỹ, nên tại Việt Nam hay nhiều quốc gia khác đã có những đơn vị cung cấp sàn giao dịch chứng khoán Mỹ theo hình thức phái sinh. Đây cũng được coi là hình thức giao dịch chứng khoán Mỹ phổ biến nhất cho các NĐT quốc tế hiện nay.
Việc mua bán cổ phiếu dạng CFD sẽ có những khác biệt so với giao dịch trực tiếp. Tuy nhiên, nhiều sàn Forex đang nỗ lực cung cấp những dịch vụ mua bán cổ phiếu Mỹ với hình thức giao dịch thật nhất có thể. Có nghĩa là khi giao dịch theo cách này, nhà đầu tư vẫn sẽ hưởng các quyền lợi như cổ đông của công ty phát hành cổ phiếu.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã tổng hợp về chứng khoán Mỹ trong bài viết này đã giúp ích cho nhiều NĐT có thêm dữ liệu để hiểu biết hơn về thị trường, nắm bắt được chiến lược đầu tư ngay khi có cơ hội.