Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng RSI Update 11/2024

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán thì việc phân tích kỹ thuật để dự đoán và theo dõi xu hướng thị trường là điều quan trọng khi đưa ra quyết định. Nội dung hôm nay sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin về chỉ số RSI để bạn hiểu được việc vai trò khi ứng dụng chỉ số RSI là gì trong phân tích kỹ thuật. Hãy cùng đọc bài viết nhé.

Chỉ số RSI là gì?

Chỉ số sức mạnh tương đối, Relative Strength Index, là một chỉ số phân tích kỹ thuật được phát triển vào cuối năm 1970.

Chỉ số RSI là gì?
Chỉ số RSI là gì?

Đây là một chỉ báo động lượng đo lường mức độ thay đổi giá mà các nhà giao dịch chứng khoán có thể sử dụng để đánh giá các điều kiện QUÁ MUA hoặc QUÁ BÁN của thị trường.

RSI có thể coi là một công cụ hữu ích và tùy thuộc vào loại hình giao dịch nào được thực hiện mà nó sẽ được sử dụng rộng rãi bởi nhiều nhà giao dịch và nhà phân tích kỹ thuật.

RSI không chỉ có giá trị đối với thị trường chứng khoán mà còn đối với hầu hết các thị trường tài chính khác như thị trường Tương lai, thị trường Ngoại hối…

Chỉ số RSI được hiển thị dưới dạng bộ dao động (Oscilllator) – là biểu đồ đường di chuyển giữa hai mức giới hạn được đo theo thang điểm từ 0 tới 100.

Ý nghĩa của chỉ số RSI là gì?

Dựa trên lý thuyết thì chỉ số RSI cho bạn biết khi nào thị trường đã bị mua quá mức (tức là tăng quá nhiều) hoặc bị bán quá mức (tức giảm quá nhiều) và cho bạn dấu hiệu khi nào xu hướng thị trường có thể quay đầu.

Và với cách sử dụng công thức trung bình, thì mọi tính ngẫu nhiên sẽ có thể được loại bỏ

Chỉ số RSI thường được sử dụng nhiều nhất với chu kỳ 14 phiên, giá trị cũng được chuẩn hóa thành phạm vi từ 0 đến 100 và các đường biên tiêu chuẩn được vẽ ở mức 30 và 70.

Bạn có thể sử dụng với chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào ý đồ của bạn đối với việc đánh giá triển vọng thị trường trong dài hạn hay ngắn hạn.

Nếu muốn, bạn cũng có thể sử dụng mức QUÁ MUA và QUÁ BÁN là 80-20 hoặc thậm chí 90-10 (rất hiếm xảy ra) thay cho mức mặc định 70-30.

Các mức quá mua và quá bán mà bạn chọn càng gần đường giới hạn (0 và 100) thì càng có tần suất xuất hiện thấp hơn và thể hiện động lượng mạnh hơn.

Công thức tính chỉ số RSI là gì?

Công thức tính RSI liên quan đến 2 phương trình tham số. Phương trình tham số đầu tiên tính giá trị sức mạnh tương đối (RS) ban đầu.

Để có thể tính RS ban đầu, trader chia trung bình giá đóng cửa “Tăng” cho trung bình giá đóng cửa “Giảm” trong khoảng thời gian N, theo công thức sau đây:

RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của ‘N’ ngày / trung bình giá đóng cửa giảm của ‘N’ ngày

Cách tính chỉ số RSI theo thang điểm 100 như sau:

RSI = 100 – (100/1+RS)

Những tín hiệu của RSI

Có 3 tín hiệu cơ bản được cung cấp bởi RSI và đây cũng là những yếu tố chúng ta nên dựa vào để đưa ra các phân tích và ý tưởng giao dịch.

Overbought – Quá mua

Khi mà RSI vượt lên trên 70 thì nó báo hiệu thị trường đang quá mua, và điều này thường xảy ra khi xu hướng tăng và là tín hiệu dự báo thị trường đảo chiều giảm trở lại.

Oversold – Quá bán

Đây là tín hiệu mà RSI đưa ra khi vào vùng 30, nó báo hiệu thị trường đang quá bán. Điều này sẽ xảy ra trong xu hướng giảm và là tín hiệu dự báo thị trường sẽ đảo chiều tăng trở lại.

Divergence – Phân kỳ

RSI cũng giống với các chỉ báo động khác, nó có thể hành động ngược lại với hành động động giá ( hiện tượng phân kỳ) để báo hiệu cho trader thấy được sự đảo chiều của thị trường.

Cụ thể như sau:

  • Phân kỳ RSI Bullish: thị trường tạo đáy mới thấp hơn trong khi đường RSI lại đang tăng, việc này cho thấy dấu hiệu đảo chiều tăng của thị trường.
  • Phân kỳ RSI Bearish: thị trường tạo đỉnh mới cao hơn trong khi đường RSI đang giảm, đây là dấu hiệu cho thấy đảo chiều giảm của thị trường.

Cách sử dụng chỉ số RSI

Cách sử dụng cơ bản của RSI là khi nó vượt lên trên vùng 70 và cắt xuống thì bán ra hoặc ngược lại.

Khi RSI vượt xuống vùng 30 và cắt lên trở lại thì tiến hành mua vào.

Ngoài ra có thể sử dụng theo cách khác là giá cắt lên vùng 50 thì là đang có xu hướng tăng, cắt xuống vùng 50 là xu hướng đang giảm.

Và để có thể tăng hiệu quả gia dịch với RSI thì bạn có thể tham khảo những cách dưới đây.

Phân kỳ thường – Regular Divergence

Như ở trên thì bạn có thể thấy phân kỳ là một trong những kiến thức hữu ích của phân tích kỹ thuật.

Phân kỳ thường
Phân kỳ thường

Và là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp hoặc là giá tạo đáy thấp và RSI lại tạo đáy cao. Và cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã yếu cùng với sự đảo chiều.

Đây là phương pháp thường dùng để tìm sự đảo chiều của một xu hướng.

Phân kỳ kín – Hidden Divergence

Phân kỳ kín sẽ là giá tạo đỉnh thấp nhưng RSI lại tạo đỉnh cao, hoặc giá tạo đáy cao nhưng RSI lại tạo đáy thâp.

Phân kỳ kín
Phân kỳ kín

Đây là phương pháp thường dùng để tìm điểm vào tiếp trong một xu hướng.

Vẽ đường xu hướng cho RSI

Đây cũng là một trong các cách được dùng để dự đoán điểm đảo chiều sớm. Nếu như RSI phá gãy đường xu hướng của nó thì đây có thể là dấu hiệu của việc giá đã hết sức và cẩn thận đảo chiều.

Đường xu hướng
Đường xu hướng

Vẽ mô hình cho RSI

Các mô hình thường được vẽ như Nêm – wedge hay 2 đỉnh 2 đáy… sự đảo chiều được dự báo sẽ xảy ra khi giá phá mô hình.

Mô hình cho RSI
Mô hình cho RSI

Xác định xu hướng mới với vùng 45 – 55

Vùng 45 – 55 nằm ở giữa đó là vùng không có xu hướng, và chỉ khi giá thoát khỏi vùng giữa này thì 1 xu hướng mới sẽ được tạo ra.

Nếu như cắt xuống 45 thì là xu hướng giảm, còn cắt lên 55 sẽ là xu hướng tăng.

Hy vọng với nội dung trên đây thì bạn có thể nắm được chỉ số RSI là gì và hiểu cách sử dụng của RSI cho hiệu quả nhất.

Xem thêm: