Chứng quyền và phái sinh giống nhau ở điểm gì?
Căn cứ vào Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa:
“Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.”
Chứng quyền giống với chứng khoán phái sinh ở những điểm sau đây:
- Người sở hữu sẽ có quyền, không có nghĩa vụ mua cổ phiếu cơ sở/chứng quyền với mức giá được xác định trước tại một thời điểm đã được ấn định.
- Tài sản cơ sở có thể là chỉ số chứng khoán, cổ phiếu, chứng quyền bảo đảm.
- Phương thức thanh toán bằng tiền mặt/tài sản cơ sở.
- Có xác định thời gian đáo hạn cụ thể.
Điểm giống nhau giữa chứng quyền và chứng khoán phái sinh
Chứng quyền khác phái sinh như thế nào?
Chứng khoán phái sinh có 2 sản phẩm hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn, so với chứng quyền đảm bảo có những điểm khác biệt được thể hiện trong bảng sau:
Chứng quyền đảm bảo | Chứng khoán phái sinh | ||
Hợp đồng tương lai | Hợp đồng quyền chọn | ||
Tổ chức phát hành | Tổ chức tài chính | Sở giao dịch Chứng khoán | |
Thị trường giao dịch | Thị trường chứng khoán cơ sở và sử dụng tài khoản chứng khoán cơ sở để giao dịch | Thị trường chứng khoán phái sinh và cần mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh để sử dụng | |
Điều khoản sản phẩm | Do tổ chức phát hành đưa ra, mỗi sản phẩm sẽ có những quy định khác nhau | Do Sở giao dịch chứng khoán ban hành và chuẩn hóa từng điều khoản | |
Khối lượng niêm yết | Quy định số lượng phát hành trong thời gian cụ thể | Số lượng hợp đồng tương lai/quyền chọn giao dịch phụ thuộc vào cung cầu | |
Ký quỹ | Không cần ký quỹ | Ký quỹ ban đầu và cần duy trì mức ký quỹ theo quy định | Bên bán bắt buộc phải ký quỹ đảm bảo thanh toán |
Bán khống | Không được phép bán chứng quyền khi chưa nắm giữ | Được phép mở vị thế bán khống ngay cả khi chưa nắm giữ | Được phép bán quyền chọn không nắm giữ |
Rủi ro thanh toán | Không có trung tâm bù trừ, sẽ gặp rủi ro khi tổ chức phát hành không còn khả năng thanh toán | Trung tâm bù trừ đảm bảo khả năng thanh toán | |
Rủi ro lợi nhuận |
Người mua: Cố định tối đa lỗ bằng phí quyền mua Người bán: Lỗ không giới hạn |
Người mua và người bán: Lỗ không giới hạn |
Chắc hẳn qua bài viết này, mọi người đã biết những điểm chứng quyền khác phái sinh. Nhìn chung, mỗi sản phẩm đều có những lợi thế riêng, lựa chọn loại nào là chiến lược và mục tiêu của mỗi nhà đầu tư.