PE là chỉ số tài chính quan trọng trong việc định giá bất kỳ một cổ phiếu nào, nó giúp người đầu tư biết được có nên mua hay không cổ phiếu nào đó vào thời điểm này, mua có đắt hay không…Cho nên bắt buộc bất kỳ ai đầu tư chứng khoán cũng nên tìm hiểu qua về PE, và dưới đây Traderfin.vn giải thích rõ hơn về chỉ số PR trong chứng khoán là gì cũng như cách tính và đánh giá như thế nào.
PE trong chứng khoán là gì?
PE là viết tắt của Price to Earning ratio là chỉ số giá trên thu nhập, là chỉ số đánh giá và định giá tiềm năng của 1 cổ phiếu nào đó. Chỉ số tài chính này rất quan trọng, khi bạn phân tích và định giá cổ phiếu cần tính toán chỉ số PE, so sánh thì mới có căn cứ để có nên mua hay không 1 cổ phiếu bất kỳ.
Chỉ số PE được xác định dựa trên tính toán giữa giá thị trường và thu nhập của 1 cổ phiếu. Hiểu đơn giản là nhà đầu tư phải bỏ bao nhiêu tiền để mua 1 cổ phiếu dựa trên thu nhập mà công ty tạo ra hiện nay. Vậy nên để tính toán PE thì sẽ được dựa trên giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường so với thu nhập trên mỗi cổ phiếu của nó. Thông qua PE giúp cho nhà đầu tư xác định được giá trị cổ phiếu hiệu hiện tại như thế nào, cũng như qua đó tìm hiểu được những nguyên nhân khiến cho PE cao và thấp, đằng sau sự cao thấp đó là những nguyên nhân gì đó có thể ảnh hưởng đến việc đầu tư của mình.
Cách tính PE trong chứng khoán
Công thức tính chỉ số PE:
P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)
Trong đó:
- Giá hiện tại: Bạn có thể xem trên bảng giá chứng khoán, nên chọn giá đóng của của cổ phiếu sẽ chính xác hơn.
- EPS: Thu nhập trên cổ phiếu
Cách tính EPS:
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành)
Thường thì bạn sẽ không cần tính toán gì để mất thời gian còn sai số liệu, bởi đa số các công cụ lọc cổ phiếu đều cung cấp chỉ số này. Trong các trang tin tức về cổ phiếu như CafeF hay Vietstock khi cung cấp thông tin cổ phiếu của doanh nghiệp nào đó đề có thống kê chỉ số PE trung bình năm và các quý trong năm hiện tại mọi người có thể tham khảo.
Ví dụ về cách tính PE trên thực tế:
Cổ phiếu của công ty A hiện có giá là 100.000đ, thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 10.000đ thì PE sẽ là: 100.000/10.000 = 10.
Như vậy có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 10.000đ để chi trả cho 1 đồng lợi nhuận của công ty A thu được. Nếu như PE giảm xuống thì có nghĩa là bạn sẽ chi trả ít hơn cho 1 đồng lợi nhuận của công ty.
Ý nghĩa chỉ số PE trong chứng khoán
Đối với chỉ số PE thì nó đánh giá về tính tương đối, bởi không phải là yếu tố gì đó cố định, bởi theo thời gian nó sẽ thay đổi và việc thay đổi này đến từ giá cổ phiếu cũng như thu nhập của doanh nghiệp đó như thế nào. Thường thì giá cổ phiếu và lợi nhuận của công ty nó tỷ lệ thuận với nhau, hiểu như một công ty làm ăn phát đạt, kinh doanh lợi nhuận nhiều thì công ty được nhiều nhà đầu tư chú ý, vốn hóa tăng lên, theo đó giá cổ phiếu cũng sẽ thay đổi.
Tuy nhiên, đôi khi giá cổ phiếu tăng hoặc giảm không phụ thuộc vào lợi nhuận công ty, hay nói chính xác nó không còn phụ thuộc vào EPS nữa thì chỉ số PE lúc này chịu sự tác động khác.
Chỉ số PE cao
Chỉ số PE cao chưa hẳn là tốt, Chỉ số PE đại diện cho số tiền bạn phải bỏ ra để mua 1 đồng lợi nhuận của công ty, có nghĩa nếu như bạn bỏ ra càng ít để mua thì lợi nhuận của bạn càng nhiều. Thay vì bỏ ra 10 đồng để mua 1 đồng lợi nhuận thì bạn bỏ ra 5 đồng ban đầu để mua 1 đồng lợi nhuận của công ty sẽ tốt hơn.
Việc chỉ số PE cao không đồng nghĩa với việc công ty tăng, mà có thể là do:
- Doanh thu của doanh nghiệp tăng, tăng một cách bất thường còn nếu tăng bình thường thì không sao.
- Cổ phiếu đang định giá cao
- Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời
- Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
- Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
- EPS giảm xuống
- Vị thế của công ty cao
Nhưng nếu mua cổ phiếu có PE cao đồng nghĩa bán ra không có nhiều lợi nhuận. Và nhiều người còn cho rằng PE là đại diện cho chỉ số hòa vốn, nó tương đương thời gian bạn có thể hòa vốn. Như PE là 10 thì bạn mất 10 năm thì mới có thể hòa vốn được khi đầu tư.
Chỉ số PE thấp
Với chỉ số PE thấp thì theo nhiều người là cổ phiếu đang được định giá đúng hoặc là thị trường định không xem trọng cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Nghĩa là nhà đầu tư không đánh giá cao cổ phiếu này, không đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng trong tương lai của cổ phiếu.
Cổ phiếu có PE thấp có nghĩa là:
- Cổ phiếu đang bị định giá thấp
- Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến, do bán tài sản chẳng hạn
- Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
- Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)
- Hoặc EPS tăng cao so với giá cổ phiếu hiện tại
Lợi thế đó là PE thấp nghĩa là bạn chỉ cần bỏ số tiền ít có thể mua được 1 đồng lợi nhuận của công ty, như vậy khi bán ra sẽ có lời nhiều hơn.
Cách định giá cổ phiếu theo chỉ số PE
Nếu định giá cổ phiếu theo PE thì bản thân mọi người cần có phương pháp cũng như biết cách thực hiện, bởi nếu như định giá sai thì dẫn đến thua lỗ đối với khoản đầu tư dài hạn.
Khi mọi người định giá PE thì trước hết hãy tổng kết lại chi số PE của các năm qua, cụ thể là 5 năm qua của cổ phiếu đó, sau đó thì tiến hành xem xét giá PE trung bình như thế nào, so sánh giữa các năm.
So sánh các cổ phiếu cùng ngành
Trước hết chúng ta sẽ quan tâm đến yếu tố ngành trước, nếu bạn định giá PE mà chỉ duy nhất 1 cổ phiếu thì nó sẽ không có 1 kết quả nào cả. Nhưng nếu đặt so sánh PE của công ty A với PE của công ty B trong cùng 1 ngành thì sẽ khác. Việc so sánh yếu tố ngành giúp cho mọi người biết được PE của doanh nghiệp mình đanh xem xét nó như thế nào so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác, cổ phiếu này có phải là tốt nhất hay chưa.
Và tùy theo ngành thì PE sẽ có sự khác nhau, theo như nhận định của nhiều người thì:
- PE của nhóm ngành công nghệ thường cao, dễ thay đổi bởi đây là nganh có đặc thù thay đổi liên tục theo thị trường, doanh thu cũng có nhiều khả năng tăng đột biến.
- PE các ngành thiên về thủy sản, may mặc, nông sản thì thường thấp bởi ngành này không có nhiều đột phá, đa phần là dựa trên các yếu tố nguyên liệu đầu vào.
- PE ngành ngân hàng thì thường sẽ nằm ở mức trung bình
- PE ngành ngành thép có PE thấp
Kết hợp đánh giá với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Việc chỉ số PE cao hay thấp đôi khi nó không phải do việc hoạt động kinh doanh có lợi nhuận mà nó do 1 tin tức hay 1 sự kiến nào đó khiến nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng vào nó, khiến cho PE lên cao hơn so với giá trị thực tại của doanh nghiệp. Vậy nên khi phân tích PE của cổ phiếu nào đó, mọi người cần tìm hiểu về tình hình kinh doanh cũng như tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đó hiện nay như thế nào, bởi đôi khi nó đi ngược với thực tế hiện tại.
Đừng nhìn vào PE quyết định có nên mua hay không mua, mà PE cần phải tương xứng với giá trị thực tại mới là cổ phiếu tốt. Đừng vì ham PE cao, kỳ vọng nhiều mà tin đó là cổ phiếu tiềm năng, cổ phiếu tốt.
Xem xét phân tích với chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh cũng ít nhiều tác động đến cổ phiếu, tác động đến chỉ số PE của 1 cổ phiếu nào đó trên thị trường. Đối với doanh nghiệp đang ở chu kỳ đỉnh của biên độ lợi nhuận có nghĩa là tiềm năng cũng như sự tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn thoái trào, có nghĩa là đi xuống nên PE sẽ thấp bởi sự kỳ vọng của nhà đầu tư không có.
Ngược lại với cổ phiếu nào đang ở đáy chu kỳ kinh doanh thì còn nhiều kỳ vọng để tăng trưởng trở lại theo chu kỳ, nên PE lúc này được đánh giá cao. Nhưng cũng không ngoại lệ trường hợp là công ty phá sản, nên cũng nên tính toán cân nhắc kỹ.
PE cao hay thấp thì tốt? Ít rủi ro hơn
Không có một chỉ số PE nào tốt cả, bởi nó phải đặt lên tương quan so sánh rất nhiều, nếu đánh giá sơ qua PE độc lập nào đó thì không phải là sự đánh giá chính xác nhất. Tuy nhiên, đối với đầu tư lâu dài nhiều người vẫn ưu tiên chọn cổ phiếu có PE thấp bởi vì lúc này cổ phiếu này đang có giá thấp, không được sự chú ý nhiều nhưng tiềm năng lại rất nhiều. Còn đối với PE cao thì bạn phải bỏ rất nhiều tiền để mua 1 đồng lợi nhuận, trong trường hợp nếu như PE cao là vì nguyên nhân nào đó mà tăng thì bạn sẽ phải trả giá khá đắt, bởi bạn sẽ chịu mức thua lỗ lớn.
PE cao hay thấp thì rủi ro hơn
Đối với PE thấp thì cũng nhiều rủi ro, bởi có khi cổ phiếu đó là của doanh nghiệp sắp phá sản, họ đang cố gắng bán tháo tài sản để trả nợ, còn nếu như đúng chu kỳ, tình hình kinh doanh tốt mà PE thấp nghĩa là cổ phiếu đó đi đúng với giá trị thật hiện tại của nó.
Đối với PE cao, nó nhiều rủi ro hơn so với PE thấp, với PE thấp thì bạn có thể thua lỗ nhưng có mất cũng không mất nhiều nhưng nếu là cổ phiếu có PE cao bạn mua vào và bán ra thua lỗ thì thua lỗ cực lớn.
PE cao hay thấp thì thu hồi vốn nhanh
PE không chỉ đại diện cho lợi nhuận của nhà đầu tư, không chỉ định giá được giá trị thực của cổ phiếu mà còn có thể dựa vào đó để biết được thời gian thu hồi vốn của nhà đầu tư.
Với PE cao thì thời gian thu hồi vốn dài hơn, bởi bạn bỏ ra quá nhiều tiền để mua 1 đồng lợi nhuận, nên phải chờ đến khi hòa vốn thì mất khá nhiều thời gian.
Với PE thấp thì gian hoàn vốn càng nhanh, nên đối với cổ phiếu PE thấp thường hấp dẫn hơn rất nhiều so với cổ phiếu có chỉ số PE cao. Nhưng thường thì những nhà đầu tư mới lại không nghĩ vậy, họ luôn cho rằng PE cao sẽ thu được nhiều lợi, nhưng thực ra mọi thứ đều cân bằng trên thị trường chứng khoán.
Yếu tố nào làm thay đổi chỉ số PE trong chứng khoán
Để có thể hiểu được nhiều hơn chỉ số PE hiện tại của bất kỳ cổ phiếu nào thì mọi người nên chú ý đến các yếu tố làm thay đổi PE, dưới đây là điển hình một số yếu tố bạn nên tìm hiểu thử khi thấy PE của cổ phiếu bỗng tăng cao hay bất ngờ giảm mạnh.
- Giá cổ phiếu: Giá cổ phiếu là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến PE của 1 cổ phiếu, việc nó cao hay thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến PE.
- Tổng thu nhập trong kỳ: Nói cách khác là thu nhập, lợi nhuận của doanh nghiệp, nó là yếu tố theo nguyên tắc là sẽ tỷ lệ thuận với giá cổ phiếu.
- Các yếu tố ngành: Xu hướng cũng như triển vọng của ngành cũng tác động ít nhiều đến PE, với ngành đầy tiềm năng thì đa phần sẽ được sự kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư, họ mua nhiều khiến giá cổ phiếu cao, giá cao thì PE cao trong khi thu nhập của doanh nghiệp không thay đổi.
- Những yếu tố bất ngờ về tăng hay giảm lợi nhuận: Có thể là các yếu tố như bán tài sản sẽ làm tăng thu nhập của doanh nghiệp.
Trên đây là giải thích cơ bản để mọi người hiểu rõ hơn về chỉ số PE trong chứng khoán là gì, đồng thời giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách định giá cổ phiếu bằng PE là như thế nào. Việc định giá PE cần đúng phương pháp thì mới đảm bảo PE nào tốt để mua cổ phiếu, nên bản thân nhà đầu tư cần có sự nghiên cứu trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.