Khi đến tuổi trưởng thành và nhận thức được giá trị của đồng tiền, mỗi người luôn tự đặt cho mình một câu hỏi: Cần bao nhiêu tiền tiết kiệm để cảm thấy an toàn? Ai cũng mong chờ và muốn nghe một con số cụ thể hoặc một tỷ lệ phần trăm nhất định để họ có cơ sở tham khảo hoặc công thức cố định để làm theo. Tuy nhiên, mỗi người đều có một chuẩn mực riêng để đánh giá xem mình cần tiết kiệm bao nhiêu tiền để cảm thấy an toàn, bởi hoàn cảnh, nghề nghiệp và trải nghiệm của mỗi người là không giống nhau.
Tuy nhiên, đối với việc xây dựng quỹ tiết kiệm, con số cụ thể là bao nhiêu không quan trọng mà quan trọng là bạn có đủ tiền tiết kiệm để giữ được cuộc sống ổn định trong bao lâu. Nếu quỹ tích lũy dự phòng đủ đảm bảo cho bạn một cuộc sống bình thường trong 6 tháng không làm việc thì khả năng chống đỡ rủi ro của bạn sẽ được nâng lên, còn nếu ngược lại thì tình trạng của bạn đang chịu một sự bất ổn nhất định.
Anh N.T, 30 tuổi sống tại Hà Nội chia sẻ, mỗi tháng thu nhập của anh rơi vào khoảng 20 triệu đồng. Khi lương vừa về tài khoản thì đã phải rút ra để chi trả tiền thuê nhà, điện nước, tiền lãi ngân hàng… Số còn lại nộp học phí cho con và trang trải sinh hoạt hàng ngày. Mỗi tháng đều như vậy nên tính ra trong tay anh chẳng còn lại được bao nhiêu tiền để tiết kiệm. Anh tâm sự: “Có nhiều hôm bị ốm vẫn cố đi làm không dám nghỉ ở nhà, bởi chỉ cần dừng lại, trật tự cuộc sống mà tôi đang cố gắng duy trì có thể sẽ sụp đổ và cảm giác thiếu an toàn về mặt tài chính luôn chờ chực”.
Thực tế có rất nhiều người rơi vào tình cảnh như anh N.T, luôn cảm thấy cuộc sống chưa thể an toàn vì quỹ tiết kiệm không dư ra. Kết quả một cuộc khảo sát liên quan đến tiền dưỡng lão cho thấy, có 55% thế hệ trẻ (từ 35 tuổi trở xuống) chưa từng tiết kiệm tiền. Điều này đồng nghĩa với việc có 55% số người có số dư tài khoản bằng 0, thậm chí là âm. Những người này khi đối diện với rủi ro trong cuộc sống, khả năng bị đánh gục và rơi vào thế bị động là rất cao. Bởi vậy, số dư trong quỹ tiết kiệm của bạn có tác động trực tiếp đến việc hoạch định chi tiêu, dự phòng cho những rủi ro trong cuộc sống. Bạn tiết kiệm được càng nhiều tiền sẽ càng tốt và ngược lại. Một người thành công và có cuộc sống an nhàn chính là lúc họ biết hoạch định kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư hợp lý.
Theo báo cáo của Công ty dịch vụ tài chính Fidelity, mỗi mốc thời gian lại cho một con số khác nhau về tài khoản tiết kiệm. Những con số này có thể dao động tùy vào mong muốn của bạn về cuộc sống hưu trí sẽ như thế nào khi hết tuổi lao động. Cụ thể:
- Vào tuổi 50: Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên có tài khoản tiết kiệm tương đương 6 lần thu nhập cả năm, nếu dự định nghỉ hưu ở tuổi 67 và mong muốn giữ chất lượng cuộc sống không thay đổi.
- Ở tuổi 40: Bạn cần có tài khoản tiết kiệm gấp 3 lần thu nhập năm
- Ở tuổi 35: Bạn cần tài khoản tiết kiệm với số tiền gấp đôi thu nhập năm
Các chuyên gia của Fidelity cho rằng, bạn nên tiết kiệm càng nhiều càng tốt và càng sớm càng tốt. Lời khuyên đưa ra là bạn nên để dành 15% thu nhập hàng năm, bắt đầu từ tuổi 25 và đầu tư hơn 50% số tiền tiết kiệm của bạn trong suốt cuộc đời. Có rất nhiều cách để bạn đầu tư nhằm tạo ra quỹ dự phòng tài chính trong tương lai, đó có thể là gửi tiết kiệm, chứng khoán, bất động sản… tuy nhiên tham gia một sản phẩm bảo hiểm tiết kiệm tại các công ty bảo hiểm là giải pháp hữu hiệu. Một đơn cử tốt cho bạn cân nhắc lựa chọn hiện nay là Bảo hiểm tiết kiệm của Manulife. Với sản phẩm này, không cần là chuyên gia tài chính, bạn vẫn có thể đạt được cả hai mục tiêu tiết kiệm hợp lý và đầu tư tài chính hiệu quả. Bằng một kế hoạch tài chính phù hợp, Manulife luôn nỗ lực gìn giữ và phát triển những dự định tương lai của bạn, bao gồm con đường học vấn, kế hoạch hưu trí và sự nghiệp bền vững, từ đó giúp bạn tận hưởng cuộc sống an nhiên cùng gia đình.
Tiền tiết kiệm chính là tạo dựng một lá chắn vững chắc để bạn mỉm cười đối diện với cuộc sống. Chúng ta hoàn toàn không thể nhìn vào độ tuổi, giới tính hay công việc để phán đoán xem mình cần phải có bao nhiêu tiền, mà điều quan trọng là tài khoản của bạn đủ để bạn ổn định cuộc sống trong bao lâu. Bạn không nhất thiết phải theo đuổi sự giàu có nhưng bạn cần một một khoản tiền tiết kiệm đủ để duy trì cuộc sống. Chính William Somerset Maugham từng viết trong tác phẩm “Of Human Bondage”: “Con người sống không nhất thiết phải theo đuổi sự giàu có, nhưng nhất định phải có đủ để duy trì cuộc sống danh dự của mình, đủ để không bị gò bó trong công việc, có thể vô tư, có thể hào sảng, có thể độc lập”. Bởi vậy hãy nỗ lực và tích lũy ngày hôm để tương lai của bạn vững bền.