Tư duy kinh doanh là gì?
Tư duy kinh doanh mang hàm nghĩa rất rộng, giúp mọi người có cái nhìn rõ ràng hơn về vai trò của chiến lược kinh doanh, tìm hiểu khách hàng, nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng…
Những doanh nghiệp có tư duy kinh doanh tốt sẽ có tầm chính chiến lược xa, loại bỏ những thói quen xấu trong kinh doanh để phát triển ngày một tốt hơn.
Tư duy kinh doanh rất quan trọng
Vì sao cần có tư duy kinh doanh?
- Biết điều mình cần làm gì: Mỗi công ty luôn có định hướng khác nhau về những điều họ cần: Hoạt động trong lĩnh vực gì, ở địa điểm nào, xây dựng hệ thống chi nhánh ra sao, cách nâng tầm giá trị thương hiệu… Những điều này được thể hiện qua tầm nhìn, sứ mệnh hay giá trị cốt lõi của công ty, cũng như mục tiêu cần thực hiện trong một mốc thời gian cụ thể. Nếu có tư duy kinh doanh phù hợp, bạn chắc chắn sẽ hạn chế được rủi ro về nhân lực, tài chính, rút ngắn thời gian để thành công.
- Quản trị rủi ro và xử lý khủng hoảng truyền thông nhờ có tư duy kinh doanh: Bất cứ lúc nào khi khởi nghiệp hay vận hành công ty, tất cả những người lãnh đạo cần phải có sự dự phòng: Kế hoạch dự phòng, ngân sách dự phòng, kế hoạch cấp bách, kế hoạch quản trị rủi ro về thông tin, nhân sự và thương hiệu.
- Xây dựng hệ sinh thái thống nhất và đa dạng: Mở rộng lĩnh vực hoạt động, sản phẩm và dịch vụ là những điều mà các doanh nghiệp lâu năm thường làm. Vậy nên việc xây dựng hệ sinh thái có sự thống nhất về lợi thế cạnh tranh, cơ hội, nguồn vốn, quy mô luôn là sự ưu tiên của nhiều doanh nghiệp. Người lãnh đạo thông minh là người có sự chuẩn bị về tư duy và chúng luôn có mặt trên bàn làm việc.
- Thái độ trong kinh doanh: Tư duy kinh doanh không chỉ ám chỉ những con số, mà đó còn là văn hoá doanh nghiệp. Phương pháp trao đổi, ứng xử ra sao với khủng hoảng sẽ thể hiện tư duy và nhân sinh quan của con người. Cảm xúc cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến kinh doanh nên mọi người cần hết sức lưu ý.
Những yếu tố để đánh giá người có tư duy kinh doanh
- Người có kiến thức tốt: Để có tư duy kinh doanh tốt, chắc chắn bạn cần trang bị những kiến thức cần thiết được tích lũy từ sách vở và kinh nghiệm của bản thân. Những kiến thức này là điều cần thiết để đưa ra chiến lược kinh doanh và hỗ trợ nhiều vấn đề khác trên con đường kinh doanh sau này. Do đó, bạn luôn cần trau dồi kiến thức để nâng cấp bản thân.
- Là người luôn biết mục tiêu của hoạt động kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận: Đây chắc chắn là điều người có tư duy kinh doanh phải nắm rõ.
- Là người chủ động suy nghĩ và ít khi nhờ cậy suy nghĩ của người khác: Hãy luôn tự tìm hiểu, nghiên cứu, suy nghĩ và đưa ra các ý kiến của riêng bạn trước khi nhờ vào những ý kiến của ai đó. Khi làm như vậy, chắc chắn bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức để hỏi chính xác những gì bạn muốn biết và có được nó.
- Luôn lưu ý tới yếu tố chiến lược với các hoạt động kinh doanh: Đừng chỉ tham gia vào các sự kiện hay công việc mà không có mục đích nào. Khi đã có ý định tham gia, bạn cần đặt ra mục tiêu cụ thể và đánh giá đã hoàn thành được bao nhiêu sau khi hoàn thành nó. Vì mục đích cuối cùng khi kinh doanh chính là lợi nhuận.
- Luôn biết được mình cần những gì: Đây là điều cần thiết để kết nối với hoạt động kinh doanh và sự kết nói đó tạo ra lợi nhuận. Để biết về lợi nhuận, bạn cần tìm hiểu ranh giới lợi nhuận, dòng tiền, lợi thế cạnh tranh, mục tiêu bán hàng, những nhân tố khác quyết định lợi nhuận…
- Là người hiểu chiến lược nhất và trực tiếp thực thi nó: Chúng ta thông thường tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn và thực thi chiến lược chưa phải tốt nhất cho hoạt động kinh doanh chung. Chiến lược là những gì liên quan đến tương lai vì vậy làm việc gì cũng phải đặt câu hỏi rộng hơn mới có thể bao quát lớn được.
- Biết cách đa dạng hoá các nguồn thu nhập và các hoạt động kinh doanh: Trong kinh doanh, điều tối kỵ là việc “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Ta nên chia nhỏ cho các mục tiêu kinh doanh để gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
- Là người biết cảm xúc của mình gắn chặt với các hoạt động kinh doanh: Cảm xúc luôn ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh, vì vậy nếu nắm bắt được thì bạn sẽ vượt qua những rào cản cá nhân làm ngăn trở những gì bạn muốn làm. Lần tới khi bạn có cảm xúc với hoạt động kinh doanh của mình, hãy xác định bạn đang cảm thấy những gì và điều gì khơi dậy chúng. Đây chính là cách thức để bạn bắt đầu nhận ra các cảm xúc của mình đang hạn chế bạn khỏi các hoạt động kinh doanh tốt.
Hy vọng với nhiều thông tin hữu ích được cung cấp trong bài viết, bạn đọc quan tâm chắc chắn đã hiểu nhiều về tư duy kinh doanh.