Bài toán chi tiêu tiết kiệm cho gia đình 5 người khi sống tại thành phố với mức lương 20 triệu Update 11/2024

Làm sao để chi tiêu tiết kiệm tại thành phố với mức lương 20 triệu với gia đình 5 người gồm bố mẹ chồng đã hơn 70 tuổi, 2 vợ chồng và 1 con nhỏ 4 tuổi và đã có nhà riêng? Đây là một bài toán chi tiêu được nhiều gia đình quan tâm.

Dưới đây là cách chi tiêu cho gia đình 5 của gia đình chị Nguyễn Minh Ngọc, hiện gia đình chị đang sinh sống tại tòa MHDI thuộc địa phận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Cách chi tiêu tiết kiệm cho gia đình 5 người

Chi tiêu tiết kiệm cho gia đình 5 người

Chi tiêu tiết kiệm cho gia đình 5 người

Chị Ngọc là nhân viên văn phòng với mức lương 8 triệu/tháng, còn chồng chị làm bên kỹ thuật của 1 trung tâm sản xuất truyền hình với mức lương dao động khoảng 12-15 triệu/tháng. Như vậy tổng thu nhập của hai người sẽ dao động từ 20 -23 triệu đồng. May mắn gia đình chị đã mua được 1 căn chung cư và hiện chỉ nợ ngân hàng một khoản lãi nhỏ. Như vậy, hàng tháng tổng chi trả của gia đình chị Ngọc như sau:

  • Tiền điện, nước, điện thoại bàn, internet và di động: khoảng 1,1 triệu
  • Phí chung cư: 250 ngàn đồng
  • Tiền gửi 1 xe đạp, 2 xe máy: 130k (50k/1 xe máy, 30k/1 xe đạp)
  • Tiền gửi ô tô: 800k
  • Tiền xăng xe: 1,1 triệu (gồm cả xăng xe ô tô. Do ô tô chủ yếu được dùng khi về quê hoặc đi chơi, chính vì thế không phải lo lắng về đổ xăng. Xe của vợ: 200k, xe của chồng: 300k, xe ô tô: 600k).
  • Tiền chợ: 4,5 triệu
  • Để tiết kiệm chi tiêu, gia đình chị Ngọc sẽ cố gắng đi chợ nấu ăn tại nhà để cho tiết kiệm. Chị sẽ nấu ăn tại nhà và mang đi làm. Luôn lựa chọn ăn sáng tại nhà cùng bố mẹ. Các món ăn được thay đổi hàng ngày để giúp mọi người đỡ ngại ăn, có hôm sẽ là bún, cháo, miến, xôi…
  • Tiền ga và đồ dùng linh tinh trong nhà: 1 triệu (ngoài tiền gaz, chị phải mua thêm các đồ dùng vệ sinh cá nhân như sửa tắm, nước giặt, kem đánh răng, giấy vệ sinh…)
  • Tiền học của con: 1,7 triệu (học trường công lập nên chi phí học tập và ăn uống sẽ rẻ hơn rất nhiều so với trường tư)
    Tiền sữa cho con và ông bà: 1,5 triệu (Ông bà cũng già rồi, mình bổ sung thêm một số loại sữa như Ensure để ông bà sử dụng và bé nhà mình dùng sữa tươi)
  • Tiền hiếu hỷ: 1 triệu
  • Tiền quần áo giày dép cả nhà: 1 triệu
  • Tiền dự phòng ốm đau: 1 triệu
  • Tiền chồng uống cà phê và ăn uống thêm với bạn bè: 1 triệu
  • Tiền vui chơi của con: 500k (Thi thoảng cuối tuần sẽ cho con đi chơi tại trung tâm thương mại để con thay đổi không khí. Những tuần nào không đi sẽ để lại và dành cho chuyến đi chơi xa sau này)
  • Tiền hoa quả: 500k (Chỉ ăn hoa quả theo mùa)
  • Tiền trả ngân hàng mỗi tháng: 3 triệu

Tổng chi: 20.080.000 đồng/tháng

Nếu những tháng nào lương ít hơn thì gia đình sẽ cân đối lại ngân sách và giảm bớt đi một số khoản sao cho cân đối lại ngân sách chi tiêu cho gia đình.

Một số mẹo chi tiêu tiết kiệm cho có khoản tiền để dành mỗi tháng

Để ra 1 khoản cho bệnh tật

Tiết kiệm 1 khoản dành cho ốm đau, bệnh tật luôn là điều được chị Ngọc ưu tiên bởi gia đình có người già và trẻ nhỏ, không thể biết trước được. Vậy nên chuẩn bị 1 khoản phòng thân giúp cuộc sống đỡ áp lực hơn. Nếu những tháng mà không cần dùng tới số tiền này thì có thể cho vào khoản tiết kiệm.

Gửi tiết kiệm để sinh lời khi có khoản tiền dư

Cách tiết kiệm sinh lời hiệu quả

Cách tiết kiệm sinh lời hiệu quả

Ngoài ra, những tháng mà chồng chị nhận lương về có dư ra thì sẽ tích góp lại và mở một cuốn sổ tiết kiệm tại ngân hàng để lo cho tương lai. Gửi tiết kiệm tại ngân hàng là cách đầu tư sinh lời an toàn và hiệu quả nhất.

Đi chợ đầu mối hoặc đi siêu thị cho cả tuần

Hàng tuần chị Ngọc sẽ lên thực đơn để đi chợ hoặc đi siêu thị mua đồ ăn cho cả tuần. Như vậy giúp chị có thể tiết kiệm thời gian và không phải đi chợ lắt nhắt hàng ngày. Khi có bảng thực đơn, chỉ việc mua theo đó và quyết tâm không mua thêm những thứ khác phát sinh.

Ghi chép chi tiêu

Ghi chép chi tiêu cho gia đình 5 người

Ghi chép chi tiêu cho gia đình 5 người

Việc ghi chép chi tiêu mỗi ngày sẽ giúp bà nội trợ biết được các khoản mình đã chi tiêu. Sau đó cuối tháng tổng hợp lại. Nếu có những khoản chưa hợp lý có thể điều chỉnh lại cho phù hợp tháng sau. Cứ như vậy sẽ giúp bạn có thói quen chi tiêu hợp lý hơn.