Khủng hoảng kinh tế là gì? Kinh tế thế giới thời covid-19 Update 11/2024

Những tác động tiêu cực của đại dịch covid-19 đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho các ngành nghề. Nếu gia tăng phạm vi có thể gây phá hủy nền kinh tế. Hãy cùng tham khảo bài viết để cùng chúng tôi tìm hiểu về khủng hoảng kinh tế là gì và tình hình kinh tế trong và ngoài nước cùng những phương hướng hoạt động.

Khủng hoảng kinh tế là gì?

Khủng hoảng kinh tế sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế.

Khủng hoảng kinh tế là gì?
Khủng hoảng kinh tế là gì?

Sự suy thoái kinh tế sẽ liên quan đến việc suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế như việc làm, đầu tư hay lợi nhuận doanh nghiệp. Và tình trạng suy thoái kéo dài thì sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Thế giới đã trải qua rất nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế theo từng giai đoạn trong lịch sử, điển hình như những cuộc khủng hoảng diễn ra trong các giai đoạn sau:

Các cuộc khủng hoảng kinh tế trong lịch sử

Năm 1637: khủng hoảng hoa Tulip Hà Lan khiến cho nền kinh tế Hà Lan xuống dốc không phanh, và mở ra cơ hội cho vương quốc Anh đi lên.

Năm 1772: khủng hoảng ngân hàng tín dụng nước Anh, vừa gây thiệt hại nền kinh tế trầm trọng cho Anh, vừa khiến Anh mất khá nhiều thuộc địa và  tạo cơ hội cho Pháp và Đức vươn lên trước Anh.

Năm 1929 – 1933:  đây là cuộc đại khủng hoảng tài chính phố Wall – Mỹ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa Pháp, Mỹ, Anh, Đức… đồng thời cũng là mầm mống của chủ nghĩa Phát Xít và cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.

Năm 1973: khủng hoảng dầu mỏ diễn ra giữa Mỹ và các thành viên OPEC, gây hậu quả kinh tế nặng nề đặc biệt là Mỹ và liên minh của Mỹ và cũng là một phần khiến Liên Xô sụp đổ.

Năm 1997: Việt Nam là nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế tại Thái Lan.

Năm 2007 – 2008: khủng hoảng bất động sản tại Mỹ, gây suy thoái nhiều nước và ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn và khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

Tác động của đại dịch covid-19 đối với kinh tế thế giới và Việt Nam

Với kinh tế thế giới, đầu tháng 4/2020 thì nhiều tổ chức quốc tế đã có các phân tích và đánh giá tới những tác động của đại dịch Covid-19.

Đồng thời cũng nỗ lực để xây dựng các kịch bản tăng trưởng kinh tế thế giới 2020.

Ảnh hưởng của dịch bệnh lên kinh tế thế giới
Ảnh hưởng của dịch bệnh lên kinh tế thế giới

Nền kinh tế toàn cầu đang bị ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, bắt đầu từ việc nguồn cung gián đoạn, làm suy yếu nhu cầu.

Và khi các thành phố phong tỏa, người dân cách ly tại nhà thì chi tiêu người dùng sụt giảm. Hậu quả là doanh nghiệp gặp khó khăn và doanh thu cạn kiệt nhanh hơn.

Theo như kịch bản cơ sở của Citi Research (7/4/2020), kinh tế thế giới sẽ suy thoái, tăng trưởng -2,3% năm 2020 (so với mức tăng trưởng 2,6% năm 2019, suy thoái hơn mức -1,7% năm 2009).

Trong đó tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt khoảng 2,4% (so với mức tăng 6,1% năm 2019), của Mỹ -2,6% (so với mức tăng 2,3% năm 2019), của Nhật Bản -1,9% (so với mức tăng 0,7% năm 2019) còn khu vực đồng tiền chung Châu Âu thậm chí tăng trưởng -8,4% (so với mức tăng trưởng 1,2% năm 2019).

Với Việt Nam thì đại bộ phận doanh nghiệp với quy mô nhỏ và rất nhỏ đang bị ảnh hưởng khá nặng.

Với lực lượng lao động lớn như vậy thì cũng ảnh hưởng cả phía cung và cầu. Nhưng cũng có được dấu hiệu hồi phục.

Đánh giá tác động của đại dịch đối với các ngành kinh tế Việt Nam

Lĩnh vực nông – lâm nghiệp – thủy sản: gặp khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu phụ trợ nông nghiệp.

Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: các ngành sản xuất với chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đứt gãy và ngành xây dựng sụt giảm do bất động sản gặp khó khăn.

Lĩnh vực dịch vụ: chịu tác động mạnh do tổng cầu giảm, rõ nét nhất là ngành du lịch.

Lĩnh vực tài chính – ngân hàng – bảo hiểm: chịu tác động gián tiếp nhiều hơn và có độ trễ, và có rủi ro tiềm ẩn cao khiến cho giá cổ phiếu giảm mạnh.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản: cũng chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, do tình trạng dịch bệnh mà người dân hạn chế mua sắm, trực tiếp khiến nhiều chủ cửa hàng trả lại mặt bằng hoặc cho người thuê giảm giá.

Lĩnh vực dịch vụ y tế: chịu tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Tích cực là ở mảng đầu tư và chi ngân sách đang tăng lên.

Tuy nhiên thì các doanh nghiệp phải chịu giảm doanh thu do nhu cầu chữa các bệnh khác giảm đáng kể và phải tăng chi để trang trải các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

Ngoài ra thì giáo dục đào tạo cũng chịu tác động manh, liên tục gia hạn và đóng cửa. Đồng thời chịu sự sụt giảm về doanh thu trong khi phải gánh chịu nhiều chi phí khác.

Tình hình kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế do đại dịch

Theo ngân hàng Thế giới nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ có thể khởi sắc trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp cách lý.

Kinh tế Việt Nam cũng được đánh giá là cầm cự khá tốt, rong bảng xếp hạng sức khỏe tài chính của 66 nền kinh tế mới nổi của The Economist, Việt Nam đứng thứ 12, thuộc nhóm an toàn sau dịch COVID-19 nhờ các chỉ số tài chính ổn định.

Chỉ số kinh tế ổn định của Việt Nam sau khủng hoảng dịch
Chỉ số kinh tế ổn định của Việt Nam sau khủng hoảng dịch

Các tổ chức quốc vẫn đánh giá Việt Nam là một trong số ít nước đạt được mức tăng trưởng dương và có ảnh hưởng của dịch thấp hơn các nước khác.

Những bí quyết giúp Việt Nam vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế là gì?

Có người sẽ cho là may mắn nhưng những gì Việt Nam là hành động. Hành động rất thông minh.

Bằng với hành động ưu tiên và quan trọng số 1 là tiếp tục phòng chống dịch để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và trật tự xã hội.

Bên cạnh đó thì thúc đẩy triển khai các gói chính sách tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng do đại dịch.

Và yếu tố chính nằm ở đây là tầm nhìn xa và tính thực tiễn đã tạo nên chất lượng của phương án chống lại dịch bệnh Covid-19 này.

Ngoài ra thì còn tiến hành rà soát, đánh giá, bổ sung và điều chỉnh ở các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế cần được hỗ trợ để không bỏ lại phía sau.

Nhờ vậy mà việc ứng phó với cuộc khủng hoảng đã mang lại thành công đáng kể và thể hiện được sức kháng cự tốt.

Trên đây là những nét sơ lược về khủng hoảng kinh tế là gì và tình hình thực tế trên thế giới và trong nước trong giai đoạn dịch bệnh. Hy vọng bạn có thể nắm được những bí quyết đã giúp Việt Nam vượt qua thời kỳ khủng hoảng này đồng thời coi đây là bài học để có thể có tầm nhìn hơn.

Xem thêm: