Dự trữ ngoại hối là gì? Các hình thức phổ biến Update 11/2024

Thường nghe nói, dự trữ ngoại hối là một trong những việc làm rất quan trọng của 1 quốc gia, vùng lãnh thổ nào đó. Cụ thể, nếu không có nguồn ngoại hối đầy đủ dự trữ, nền kinh tế của quốc gia đó có thể sẽ bị đình trệ và thậm chí có khả năng sụp đổ do không thể thanh toán cho những mặt hàng nhập khẩu quan trọng hay thanh toán nợ nước ngoài. Bài viết hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi hiểu thêm dự trữ ngoại hối là gì nhé!

Khái niệm dự trữ ngoại hối là gì?

Theo định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì, ngoại hối là một dạng tài sản ngoại tệ. Chúng được các cơ quan tiền tệ của một quốc gia sử dụng để đáp ứng cân bằng nhu cầu thanh toán tài chính. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trên thị trường tiền tệ và các mục đích khác có liên quan.

Khái niệm dự trữ ngoại hối là gì?
Khái niệm dự trữ ngoại hối là gì?

Từ định nghĩa trên, ta có thể hiểu nôm na rằng, dự trữ ngoại hối là việc tích trữ nguồn, lượng ngoại tệ nhất định nào đó của Ngân hàng trung ương tại 1 quốc gia, đất nước.

Nguồn dự trữ này bao gồm nhiều hình thức tài sản như: tiền giấy, tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu kho bạc, vàng, quyền rút vốn của IMF, quyền rút vốn đặc biệt (SDR) và các chứng khoán khác của chính phủ.

Thông thường, phần lớn trữ lượng ngoại hối của các quốc gia nắm giữ là đô la Mỹ và một phần nhỏ là Euro. Vì đây là những đơn vị tiền tệ có giá trị lớn nhất trên thế giới.

Tại sao phải có nguồn dự trữ ngoại hối?

Sau khi biết nguồn dự trữ ngoại hối là gì, tin rằng bạn cũng đã phần nào hình dung được vì sao cần phải dự trữ ngoại hối. Cụ thể, bạn có thể tham khảo các lợi ích mà chúng mang lại dưới đây, từ đó rút ra câu trả lời thỏa đáng nhất nhé!

  • Một khi lượng dự trữ ngoại hối dồi dào sẽ giúp cho Ngân hàng Nhà nước có nhiều dư địa và giải pháp phù hợp trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Đặc biệt nhất là, chúng tạo nên sự thuận lợi trong việc điều hành linh hoạt và ổn định tỷ giá, nâng cao giá trị tiền đồng. Kéo theo đó, gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài cũng như đại bộ phận dân chúng trong nước hơn hẳn.
  • Rõ ràng hơn nữa, việc thị trường ngoại hối ổn định sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài tự tin tham gia, góp vốn đầu tư vào thị trường trong nước ta. Bởi, họ ít phải lo ngại về rủi ro tỷ giá, từ đó càng giúp thu hút được nguồn vốn ngoại tệ, đồng thời cũng giúp Ngân hàng của Nhà nước có thêm cơ hội gia tăng dự trữ ngoại hối nhiều hơn. Đồng thời, khi lượng dự trữ ngoại hối tăng mạnh, chúng sẽ lại quay ngược giúp nhà điều hành có thêm công cụ, nguồn lực để ổn định tỷ giá khi cần thiết.
  • Dự trữ ngoại hối tăng lên mạnh cũng có thể giúp nâng cao xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trong tương lai, nhất là khi khả năng trả nợ đã tăng lên đáng kể.
  • Thời gian gần đây, phí hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) kỳ hạn 5 năm của Việt Nam đã giảm thêm từ 7.37 điểm cơ bản xuống chỉ còn 113.77 điểm cơ bản. Đây là mức thấp nhất trong tháng 1 đầu năm nay. Việc này giúp chính phủ giảm được chi phí vay vốn nếu có kế hoạch phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường quốc tế trong thời gian tới.
  • Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại tệ mạnh mẽ và bơm một lượng tiền tệ tương ứng ra thị trường chính là tạo điều kiện để tính thanh khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức cao. Kết quả là để mặt bằng lãi suất vẫn khá ổn định trong giai đoạn thanh khoản thường chịu áp lực cuối năm.
Nguồn dự trữ ngoại hối mang lại nhiều lợi ích
Nguồn dự trữ ngoại hối mang lại nhiều lợi ích

Các hình thức dự trữ ngoại hối phổ biến

Các loại phổ biến nhất của dự trữ ngoại hối là gì? Hiện nay, nguồn dự trữ ngoại hối trên thế giới được chia thành các hình thức sau:

  • Dự trữ ngoại hối bằng tiền mặt, số dư của tiền gửi bằng ngoại tệ ở ngân hàng nước ngoài
  • Dự trữ vàng và một số hình thức khác.
  • Dự trữ trái phiếu, hối phiếu, hoặc các giấy tờ ghi nợ khác của ngân hàng của chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, các ngân hàng ở nước ngoài.
  • Hình thức một số quốc gia có lượng dự trữ ngoại tệ lớn trên thế giới.

Những tiêu chí để đánh giá đất nước có dự trữ ngoại hối tốt hay không

Để đánh giá dự trữ ngoại hối ở một quốc gia là tốt hay không, người ta thường dựa vào những tiêu chí sau đây:

  • Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và giá trị một tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo ở nước đó. Hiểu theo cách khác, quy mô dự trữ ngoại hối sẽ được tính bằng số tuần nhập khẩu. Tiêu chí này thể hiện được mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối. Theo dự đánh giá của tổ chức IMF, đất nước, vùng lãnh thổ nào có dự trữ ngoại hối có quy mô từ 12 đến 14 tuần nhập khẩu thì sẽ được coi là quốc gia đủ điều kiện dự trữ ngoại hối.
  • Tiêu chí tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài ở trong nước. Tiêu chí này cho thấy khả năng đối phó của quốc gia đó khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ra nước ngoài.
  • Tỷ lệ giữa mức cung tiền rộng và dự trữ ngoại hối, chúng giúp đất nước đó có khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương với tỷ lệ từ 10% đến 20% được coi là mức tiêu chuẩn cho dự trữ ngoại hối.

Tình hình dự trữ ngoại hối trên thế giới

Theo dữ liệu do IMF công bố, thì hiện nay Trung Quốc là quốc gia nắm giữ nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Theo đó, nước này có 3.161,5 tỷ giá trị tài sản bằng ngoại tệ, chủ yếu là đồng đô la Mỹ.

Trung Quốc đang nắm giữ nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất
Trung Quốc đang nắm giữ nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất

Thứ hạng tiếp theo, không ai khác chính là Nhật Bản và Thụy Sĩ, đây là 2 quốc gia có nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới cùng với Trung Quốc. Lần lượt có tỷ lệ là  1.204,7 tỷ USD và 785,7 tỷ USD.

Còn lại, các nền kinh tế khác như Hoa Kỳ hay Châu Âu lại có nguồn dự trữ ngoại tệ thấp do đồng USD và Euro là hai ngoại tệ được dự trữ nhiều nhất hiện nay như mục dự trữ ngoại hối là gì đã nêu ra. Do vậy, những nước này không cần dự trữ nhiều ngoại tệ.

Trong khi đó, đồng Yên Nhật cũng là những đồng tiền được dự trữ nhiều nhất, tuy nhiên Nhật Bản vẫn là nước dự trữ ngoại tệ lớn thứ hai thế giới với hơn 1.200 tỷ USD. Nguyên nhân ở đây là do Nhật Bản là một nước xuất khẩu, mang khoảng 605 tỷ USD hàng xuất khẩu ra nước ngoài mỗi năm.

Tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam

Việc tìm hiểu dự trữ ngoại hối là gì khiến bạn cũng quan tâm về tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Thực tế cho thấy, nguồn dự trữ ngoại hối ở Việt Nam đã tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây sau khi Ngân hàng Nhà nước tích cực mua ngoại tệ từ các ngân hàng vào.

Từ đó, chúng cũng giúp niềm tin tăng lên tạo cơ sở để tỷ giá tiếp tục ổn định. Thông tin gần đây thể hiện rõ, dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chạm mốc 73 tỷ USD vào cuối tháng 10/2019, sau khi liên tục mua vào tổng giá trị lên đến 6,65 tỷ USD trong 4 tháng.

Gần đây, các nguồn vốn nước ngoài đang chảy vào Việt Nam, nội lực từ dân cư đang được khai thông nhiều hơn. Bằng chứng xác thực là người dân không còn mặn mà với đô la Mỹ, vàng hay các loại chứng khoán đang tăng trưởng khác.

Mức dự trữ ngoại hối ngày càng cao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc củng cố uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự chuyển động này đang góp phần làm tăng thêm sự hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Kết luận

Trên đây là bài viết cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin liên quan đến dự trữ ngoại hối là gì cũng như những lợi ích mà chúng mang lại. Hy vọng rằng, chúng mang đến cho bạn nguồn kiến thức bổ ích để bạn hiểu thêm về một lĩnh vực mới. Chúc bạn thành công và vui vẻ!