Chắc chắn trong kinh doanh, bạn từng nghe qua thuật ngữ chiết khấu thanh toán. Nhưng bạn có thật sự hiểu về thuật ngữ này không ? Đặc biệt đối với các bạn làm trong lĩnh vực ngành kế toán thì việc hiểu rõ thuật ngữ chiết khấu thanh toán là vô cùng cần thiết và quan trọng. Trong bài viết này, mình sẽ làm rõ thuật ngữ chiết khấu thanh toán là gì? để bạn có sự hiểu chuẩn xác nhất nhé!
Chiết khấu thanh toán là gì?
Chiết khấu thanh toán chính là khoản chi phí, giao dịch, thanh toán mà người mua được người bán giảm trừ, trong trường hợp người mua thanh toán trước thời điểm trong hợp đồng đề ra sẵn trước đó.
Mọi người rất thường hay nhầm lẫn giữa chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại. Khác với chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại là khi người mua đặt mua một số lượng lớn các mặt hàng thì sẽ nhận về một mức chiết khấu nhất định từ người bán. Vậy nên bạn phải nhớ rõ về hai định nghĩa này để phân biệt chính xác về các mức chiết khấu khác nhau trong kinh doanh nhé!
Những quy định cần biết về mức chiết khấu thanh toán
Chiết khấu thanh toán có cần phải xuất hóa đơn ?
Hóa đơn bản chất chính là một loại chứng từ do người bạn lập ra để ghi rõ thông tin khách hàng, và dịch vụ, mặt hàng cung cấp theo chuẩn pháp luật. Chiết khấu thanh toán là khoản chi phí mà bên bán chấp nhận chi trả cho người mua khi thanh toán chi phí trước hạn. Vậy nên đối với khoản chiết khấu thanh toán, người bán không cần lập hóa đơn.
Quy định đối với bên nhận chiết khấu thanh toán về việc nộp thuế Thu nhập cá nhân
Đối với việc nộp thuế Thu nhập cá nhân thì còn tùy thuộc vào đối tượng bên mua là loại hình nào: cá nhân kinh doanh hay cá nhân không kinh doanh. Việc xác nhận rõ loại hình kinh doanh sẽ giúp bạn biết chuẩn xác bạn nên giải quyết Thuế thu nhập cá nhân thế nào đấy:
Cá nhân không kinh doanh
Đối với trường hợp người mua chính là người tiêu dùng cuối cùng mà không phát sinh thêm hình thức kinh doanh bán kiếm thu nhập thì người mua không cần phải chịu khoản thuế Thu nhập cá nhân từ chiết khấu thanh toán mà người mua nhận được từ người bán.
Cá nhân kinh doanh
Nếu người mua không phải người tiêu dùng cuối cùng thì hiển nhiên phải chịu ảnh hưởng từ thuế Thu nhập cá nhân vì đây được xem là một hình thức kinh doanh mua đi bán lại giúp người mua có thu nhập.
Nhưng bạn đừng quá lo lắng phải chịu đánh thuế cao, vì theo Thông tư 92/2015/TT-BTC, Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân sẽ dựa vào tỷ lệ phần trăm % trên tổng doanh thu áp dụng với cá nhân doanh nghiệp, thuế suất chỉ chiếm 1%.
Cách thức hạch toán trong chiết khấu thanh toán
Đây là phần quan trọng bạn cần nắm rõ vì hạch toán vô cùng quan trọng. Hạch toán chiết khấu thanh toán sẽ ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa lợi nhuận cho chính doanh nghiệp của bạn. Đồng thời, việc nắm rõ hạch toán chiết khấu thanh toán sẽ giúp bạn hiểu rõ quá trình giao dịch mà không bị thiếu sót trong luật.
Trong hạch toán chiết khấu thanh toán có 2 trường hợp mà bạn cần lưu ý và xác nhận thật kĩ tránh gây sai sót:
Chiết khấu thanh toán được thực hiện sau khi bên mua đã thanh toán đầy đủ các khoản phí
Kế toán bên bán hàng lúc này sẽ có nhiệm vụ ghi nhận lại cụ thể khoản chiết khấu thanh toán. Đây sẽ được xem là một trong các chi phí tài chính phát sinh thêm trong quá trình kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hạch toán chiết khấu thanh toán được liệt kê vào tài khoản 635-Chi phí tài chính:
Nợ 635 – Chi phí chiết khấu cho người mua
Có 111, 112
Còn trường hợp này lại được bên mua ghi nhận như một khoản doanh thu tài chính và hạch toán liệt kê vào tài khoản 515-Doanh thu hoạt động tài chính:
Nợ 111, 112
Có 515 – Chi phí được chiết khấu
Chiết khấu thanh toán theo hình thức bù trừ công nợ trong chiết khấu thanh toán
Đối với trường hợp này thì trước khi xác định số chi phí phải trả thì hai bên phải tiến hành lập biên bản đối trừ công nợ. Sau đó kế toán thực hiện hạch toán chiết khấu thanh toán:
Với bên bán thì kế toán ghi:
Nợ 112 – Chi phí nhận được
Nợ 635 – Số tiền chiết khấu thanh toán
Có 131 – Tổng tiền hàng
Còn kế toán của bên mua thì ghi nhận:
Nợ 331 – Tổng công nợ phải trả
Có 515 – Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng
Có 112 – Số tiền thanh toán
Qua bài viết trên đã làm rõ về khái niệm chiết khấu thanh toán và các vấn đề chuyên sâu vào chiết khấu thanh toán. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích và cần thiết cho bạn. Đồng thời giúp doanh nghiệp của bạn luôn thành công trong việc tối ưu hóa lợi nhuận chuẩn xác nhất.