CPA là gì trong Marketing? tìm hiểu chi tiết Update 11/2024

Nếu bạn đang theo làm các chiến dịch về Marketing thì chắc chắn bạn thường xuyên gặp phải cụm từ viết tắt CPA. Thế nhưng, bạn đã thực sự hiểu rõ về CPA là gì chưa ? CPA hoạt động thế nào ? Trong bài viết này, mình sẽ giúp các bạn cùng nhau làm rõ về khái niệm cũng như tìm hiểu chuyên sâu về CPA nhé!

CPA là gì trong Marketing ?

CPA là từ viết tắt của Cost Per Action, là chi phí của một chuỗi hành động nhấp chuột nhằm đáp ứng yêu cầu trong việc chuyển đổi đủ điều kiện. CPA đáp ứng yêu cầu hành động như điền form, mua hàng, đặt hàng, nhắn tin, tải ứng dụng, tham gia sự kiện, đăng ký tài khoản,…

Bạn có thể hiểu đơn giản rằng CPA là hoa hồng từ nhà quảng cáo chi trả cho bạn thông qua việc khách hàng thực hiện một hành động nào đó mà bạn chọn cài đặt trong bài quảng cáo. Để làm được CPA thành công, đòi hỏi bạn phải sử dụng kỹ năng thuần thục, hiểu biết và sự khôn khéo để tạo ấn tượng với khách hàng từ lần đầu tiên nhìn qua bài quảng cáo của bạn, tuy nghe có vẻ khá khó nhưng ở bài viết này mình giúp bạn biến khó thành dễ.

Công thức tính CPA?

Mọi người đều biết CPA là gì nhưng vẫn còn khá nhiều người chưa rõ cách tính về CPA. Đó là một sự thiếu sót vô cùng trầm trọng. Việc nắm rõ cách tính cũng giúp bạn tự tin hơn khi bắt tay vào làm một kế hoạch chạy quảng cáo.

CPA là gì? điều mà ít người biết
CPA là gì? điều mà ít người biết

CPA = Chi phí cho quảng cáo / Số lượng chuyển đổi.

Công thức CPA được tính bằng cách chia toàn bộ chi phí cho quảng cáo đó với tích của Impression (số lần hiển thị), Click – through – rate (CTR – tỷ lệ nhấp) và Conversion rate (CR – tỷ lệ chuyển đổi)

CPA = Chi phí cho nhà quảng cáo / (Số lần hiển thị quảng cáo x CTR x CR)

CPA trong Marketing bao gồm mấy hình thức ?

CPA gồm 4 hình thức cơ bản mà bạn thường xuyên gặp. Và bạn cần hiểu thật rõ trước khi đưa ra sự chọn lựa hình thức phù hợp cho chiến lược quảng cáo của bạn:

CPL (Cost Per Lead)

word image 185 CPA là gì trong Marketing? tìm hiểu chi tiết

Đây là hình thức bạn nhận tiền hoa hồng từ đơn vị quảng cáo thông qua việc bạn tiếp cận thành công khách hàng thực hiện và hoàn thành một hoạt động nào đó theo yêu cầu của nhà quảng cáo, chẳng hạn như việc cung cấp thông tin khách hàng, điền form, khảo sát, đăng ký thông tin,…

CPI (Cost Per Install)

word image 186 CPA là gì trong Marketing? tìm hiểu chi tiết

Hình thức này sẽ khá khó khăn hơn vì với hình thức này, bạn có nhiệm vụ thu hút khách hàng cài đặt ứng dụng thông qua link của bạn. Hiện nay các ứng dụng tiện ích rất phổ biến và đa dạng, có thể là ứng dụng âm nhạc, trò chơi, mua hàng, đồ ăn,… Vậy nên làm thế nào để bạn có thể tạo ấn tượng cho khách hàng để chọn lựa tải ứng dụng qua đường link của bạn thay vì chọn ứng dụng của nhà cung cấp khác là một bài toán khó đòi hỏi bạn phải thật có kinh nghiệm, tạo ra một chiến lược quảng cáo bắt mắt và thú vị.

CPS (Cost Per Sale)

word image 187 CPA là gì trong Marketing? tìm hiểu chi tiết

Đây là một dạng CPA được rất nhiều người ưu tiên chọn lựa vì khả năng tạo đơn hàng cao cho nhà quảng cáo. Đồng thời, tiền hoa hồng cũng có phần trăm cao. Về hình thức CPS, bạn chỉ cần thu hút khách hàng chọn đặt và thanh toán thông qua đường link của bạn là bạn đã thành công đạt được tiền hoa hồng. Bạn phải làm sao để khách hàng cảm thấy việc đặt mua mặt hàng qua đường link của bạn đáp ứng nhu cầu tiết kiệm khi nhận ưu đãi, nhanh, gọn, lẹ và vô cùng tiện lợi thì bạn sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng tìm đến với bạn.

CPO (Cost Per Order)

word image 188 CPA là gì trong Marketing? tìm hiểu chi tiết

Đối với CPO, chỉ cần khách hàng thông qua bài quảng cáo của bạn mà chọn mua mặt hàng, dịch vụ thì bạn đã được tính là thành công. Nhiều bạn hay nhầm lẫn giữa CPS và CPO. Điểm khác nhau là, đối với CPS thì khách hàng cần phải thanh toán thành công nhưng với CPO thì khách hàng chỉ cần chọn mặt hàng, dịch vụ vào giỏ hàng mà không cần quan tâm đến việc sẽ thanh toán hay không. CPO là hình thức chạy quảng cáo mà thường áp dụng với các mặt hàng, dịch vụ cần đòi hỏi sự chăm sóc, tư vấn khách hàng chu đáo trước khi chốt đơn như làm đẹp, sức khỏe, thực phẩm chức năng,…

Thuận lợi và bất lợi của CPA trong marketing ?

Thuận lợi:

Nhờ có các công thức tính chi tiết, rõ ràng nên sẽ giúp bạn kiểm soát được chi phí, lợi nhuận khi chạy một chiến lược quảng cáo. Sau mỗi chiến lược, bạn sẽ dễ dàng trong việc báo cáo khách hàng với những chi tiết rõ ràng. Hiện nay rất nhiều người chọn triển khai CPA vì sự tiếp cận khách hàng chiếm tỷ lệ thành công rất cao. Nên nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng kiếm về cho mình thật nhiều nhà quảng cáo.

Bất lợi

Nhưng cũng chính vì sự tính toán chi phí dựa vào hiệu quả thành công trong mỗi lượt nhấp chuột nên đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm, sự sáng tạo và chiến lược đúng đắn trong việc thu hút khách hàng.

Nếu trước đó bạn đã sở hữu một tệp khách hàng tiềm năng đủ nhiều thì CPA sẽ không quá khó với bạn. Nhưng nếu bạn chưa có tệp khách hàng tiềm năng mà bạn lại muốn chuyển đổi tệp lead ra số người dùng sản phẩm thì đây quả thực là một bài toán có sự thách thức cao và đem lại tiền hoa hồng không đáng kể. Thêm vào đó, bạn phải có sự quản lý marketing nghiêm ngặt và hiệu quả thì bạn mới có thể phát huy CPA tối đa và đo lường sự thành công chuẩn xác mà không tốn công phí sức.

word image 189 CPA là gì trong Marketing? tìm hiểu chi tiết

Thành quả đạt được qua CPA trong Marketing ?

Đối với nhà quảng cáo

Khác với các hình thức quảng cáo trước đây, CPA sẽ thể hiện rõ số liệu cụ thể. Điều này giúp bạn kiểm soát được chi phí bạn bỏ ra bao nhiêu và thu lại bao nhiêu trong một lần chạy chiến dịch. CPA cũng sẽ cho bạn biết hiệu quả trong Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) khi bạn chi trả cho một hành động thành công của người sử dụng.

CPA trong Marketing là cách giúp bạn thu lại tệp dữ liệu khách hàng tiềm năng hiệu quả. Đồng thời giúp bạn chuyển đổi tỷ lệ cao ví dụ từ 2000 lead thành 200 đơn hàng thành công.

Đối với người nhận quảng cáo

Tuy CPA là một bài toán không hề đơn giản nhưng chỉ cần bạn có kinh nghiệm chạy CPA nhiều, không ngừng phát triển kỹ năng của bản thân, lên chiến lược đúng đắn thì qua CPA, bạn sẽ đạt được mức hoa hồng cũng không hề ít. bạn cũng có thể nhận thêm một khoản thu nhập từ nhiều nhà quảng cáo khác nhau để tăng thêm mức thu nhập cho bản thân.

Đối với khách hàng

Khách hàng sẽ có nhiều cơ hội nhận được các ưu đãi hấp dẫn từ các bài quảng cáo CPA. Đồng thời, khách hàng sẽ thu lại được nhiều sự lựa chọn từ các nhà cung cấp khác nhau. Thêm vào đó, bạn sẽ nhận được sự chăm sóc, tư vấn nhiệt tình và giải đáp các vấn đề bạn đang thắc mắc với mặt hàng hay dịch vụ bạn đang quan tâm. Khách hàng cũng có thể bỏ qua mà không sợ bị làm phiền.

word image 190 CPA là gì trong Marketing? tìm hiểu chi tiết

Cách tối ưu hóa CPA ?

Hiện nay, CPA được rất nhiều người quan tâm và sử dụng lên chiến lược quảng cáo nhưng để tối ưu hóa hiệu quả nhất thì không hẳn ai cũng rõ. Việc tối ưu hóa không chỉ giúp bài quảng cáo của bạn thành công thu hút được số lượng lớn khách hàng tiềm năng mà còn hỗ trợ bạn không phí quá nhiều tiền triển khai chiến lược. Hãy tiếp tục xem phần dưới đây trong bài viết để biết chi tiết và rõ ràng nhất nhé!

  • Thúc đẩy tính tò mò của khách hàng và cảm xúc khách hàng

Đây là một kỹ năng rất cần thiết và quan trong trong Marketing. Bạn hãy khéo léo đặt ra các vấn đề trọng tâm mà nhiều người thường hay thắc mắc nhất, tạo các câu hỏi mở, nhất mạnh vào nhu cầu thiết yếu cần thiết của mỗi người mà không nên ghi thẳng đáp án hay câu trả lời giải đáp ngay trên bài quảng cáo. Hãy để khách hàng tự tò mò mà nhấp vào link quảng cáo của bạn.

Theo như khảo sát và đánh giá tâm lý khách hàng thì bạn hãy đưa ra các tác hại khi không dùng sản phẩm, dịch vụ mặt hàng của bạn để thu hút sự chú ý của khách hàng. Mọi người thường có xu hướng dễ lo sợ, bị muốn tìm cách khắc phục tác hại xấu đối với bản thân nên sẽ bị thu hút bởi sản phẩm, dịch vụ của bạn để cải thiện bản thân hoàn hảo.Thế nhưng, bạn nên đưa tác hại chung chung để dẫn dắt sự chú ý khách hàng, không nên liệt kê quá dài, quá chi tiết sẽ làm khách hàng phân tâm.

  • Đặt sự quan tâm cao vào tỷ lệ chuyển đổi

Nhiều người chỉ tập trung vào tỷ lệ nhấp chuột mà bỏ qua tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Chính tỷ lệ chuyển đổi mới nói lên cụ thể bạn đã thành công trong chiến lược chạy quảng cáo CPA. Mục tiêu chính của bạn là thuyết phục người tiêu dùng hành động trên trang, trên bài quảng cáo của bạn chứ nếu chỉ nhấp chuột vào rồi thoát ra cũng sẽ bị xem là thất bại.

Để đặt được sự tự nguyện hành động thực tế của khách hàng, ngoài bài viết quảng cáo của bạn có nội dung hay thì hãy chú trọng vào cả heading và subheading. Hãy chắc chắn khách hàng khi bấm vào link của bạn sẽ bị thu hút và tiếp tục hành động đến cuối cùng. Link dẫn dắt khách hàng phải đảm bảo sự chuẩn xác, nhanh gọn, không quá phức tạp, rườm rà.

  • Điều chỉnh chi phí triển khai CPA hợp lý

CPA chỉ hoạt động hiệu quả trong quá trình chạy thời gian dài. Nếu bạn muốn nhân dịp ngày lễ hay sự kiện nào đó để tạo CPA nhằm tăng lượng khách hàng tiềm năng và tiếp cận rộng thêm nhiều khách hàng mới thì bạn nên bắt đầu chạy CPA trước đó tối thiểu 7 ngày. Đồng thời bạn nên cài đặt chạy CPA theo nguồn chi phí mỗi ngày, ví dụ mỗi ngày bạn chạy đều 50$ trong vòng một khoản thời gian có cụ thể ngày bắt đầu và kết thúc. Trong quá trình chạy CPA, bạn nên thường xuyên xem báo cáo dữ liệu mỗi ngày hoặc mỗi tuần để xem lượt chạy có thật sự hiệu quả cao.

word image 191 CPA là gì trong Marketing? tìm hiểu chi tiết

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã nắm rõ khái niệm về CPA là gì, hiểu chuyên sâu và chuẩn xác về CPA. Đây là kiến thức vô cùng hữu ích và cần thiết trong Marketing mà bạn cần phải thật sự nắm rõ để áp dụng thật thuần thục nên đừng quên đọc kỹ nhé!

Chúc bạn luôn thành công !