Nên mua cổ phiếu ngân hàng nào tốt nhất 2021, đang hot tiềm năng Update 11/2024

Cổ phiếu ngân hàng luôn là sự ưu tiên lựa chọn của những nhà đầu tư chứng khoán, bởi các mã cổ phiếu ngân hàng tốt sẽ an toàn và tăng trưởng tốt hơn so với nhóm cổ phiếu các ngành khác trên thị trường chung. Và để có thể đưa ra sự lựa chọn mã cổ phiếu ngân hàng tiềm năng nhất, đặc biệt nắm rõ cách thẩm định cổ phiếu ngân hàng nhanh chóng mọi người cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây của Traderfin.vn

Tiềm năng của cổ phiếu ngân hàng hiện nay

Cổ phiếu ngân an toàn và ít rủi ro

Ngân hàng là ngành mà có lẽ bạn sẽ có cái nhìn tốt nhất hiện nay đối với thị trường chứng khoán. Đây là ngành đặc thù, được sự hỗ trợ tốt nhất từ Nhà nước, với các ngành nghề khác thì bạn lo lắng về công ty phá sản hay làm ăn không tốt nhưng đối với ngân hàng thì đến nay ít ngân hàng nào công bố phá sản.

Với ngân hàng thì rất khó để phá sản, và thường có dấu hiệu nhận diện khá sớm và được thông tin công khai và nó khác với doanh nghiệp. Vậy nên cổ phiếu ngân hàng luôn được đánh giá là “ cổ phiếu vua” nó tác động hầu hết ngành kinh tế. Nhưng được đánh giá là mã cổ phiếu an toàn nhất hiện nay.  

Cổ phiếu ngân hàng có giá thấp

Ở đây không đề cập đến những nhà đầu tư lớn mà chỉ nói đến nhà đầu tư nhỏ lẻ, đầu tư thường chọn đến mã cổ phiếu có giá thấp để có thể đầu tư được nhiều hơn. Và cổ phiếu ngân hang chính là sự lựa chọn tốt nhất, với các ngân hàng lớn mà cổ phiếu cũng không quá cao, dễ mua, muốn đầu tư bao nhiêu cũng được.

Vậy nên nếu bạn có số vốn quá ít, và muốn đầu tư an toàn thì đây là sự lựa chọn tốt nhất hiện nay trên thị trường. Nó có sự khác biệt, ít biến động và tỷ lệ rủi ro thấp so với mã cổ phiếu doanh nghiệp.  

Số ngân hàng niêm yết sàn chứng khoán tăng

Trong những năm gần đây thì số lượng ngân hàng niêm yết sàn chứng khoán tăng lên. Và trong năm 2021 theo chính sách mới thì Ngân hàng Nhà nước đã thống nhất với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, sẽ kiên quyết yêu cầu các ngân hàng phải lên sàn, muộn nhất là trong quý 1/2021, trừ 3 ngân hàng bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc (OceanBank, CBBank, GPBank). Nếu ngân hàng nào không tuân thủ sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật.

Co-phieu-ngan-hang
Cổ phiếu ngân hàng nào tốt nhất

Như vậy số lượng cổ phiếu ngân hàng trên các sàn sẽ tăng lên rất nhiều, mức cạnh tranh lớn sẽ làm cho giá cổ phiếu ngân hàng biến động lớn. Đây là cơ hội đầu tư cho những ai chuyên nghiệp trong thời gian tới.

Sự khởi sắc của kinh tế trong nước và thế giới

Tổ chức tài chính quốc tế JP đã phân tích và có những đánh giá cho rằng, cổ phiếu ngân hàng Việt đã tăng tốt, vượt trội hơn hẳn so với các nước trong khu vực ASEAN và tiềm năng tăng giá với một số cổ phiếu vẫn còn.  Và cũng khẳng định ngân hàng Việt Nam là lĩnh vực ưa thích của họ trong khu vực và duy trì quan điểm tăng trưởng cao với các ngân hàng Việt Nam.

Năm 2020 là năm kinh tế buồn nhưng nó không ảnh hưởng nhiều đến các ngân hàng mà ngân hàng còn là nhân tốc được cho là quan trọng nhất trong việc cữu vãn nền kinh tế chung. Sau khi dịch vacxin covid 19 được thử nghiệm khá thành công với những lô được nhập về thì khiến cho bức tranh kinh tế khởi sắc, và ngân hàng sẽ là yếu tố tăng trưởng đầu tiên, đóng vai trò thúc đẩy và hỗ trợ. Vậy nên cổ phiếu các ngân hàng sẽ còn tăng trưởng trong thời gian tới.

Danh sách mã cổ phiếu các ngân hàng Việt Nam

Hiện có 23 trong tổng số 31 ngân hàng niêm yết trên cả 3 sàn.

  • 14 ngân hàng niêm yết trên sàn HoSE (BIDV, Vietinbank, Vietcombank, VPBank, Eximbank, HDBank, MB, Sacombank, Techcombank, TPBank, VIB, ACB, LienVietPostBank và MSB)
  • 2 ngân hàng niêm yết trên sàn HNX (SHB, NCB, ABB)
  • 7 ngân hàng đang giao dịch trên sàn UPCoM (Bắc Á Bank, Kienlongbank, Vietbank, VietcapitalBank, Saigonbank, Nam Á Bank, PGBank)
Ngân hàng Mã chứng khoán Khối lượng niêm yết
Sàn Hose
Ngân hàng BIDV BID 4,022,018,040      
Ngân hàng Vietinbank CTG 3,723,404,556      
Ngân hàng Vietcombank VCB 3,708,877,448      
Ngân hàng Vpbank VPB 2,454,748,366
Ngân hàng Eximbank EIB 1,229,432,904      
Ngân hàng HD bank HDB 1,593,767,296      
Ngân hàng MB MBB 2,798,756,872      
Ngân hàng Sacombank STB 1,803,653,429      
Ngân hàng Techcombank TCB 3,504,906,230      
Ngân hàng Tpbank TPB 1,031,655,666      
Ngân hàng VIB VIB 1,109,387,852      
Ngân hàng Phương Đông OCB 1,095,906,343      
Ngân hàng Đông Nam Á SSB 1,208,744,208      
Ngân hàng ACB ACB 2,161,558,460      
Ngân hàng Lienvietpostbank LPB 1,074,638,915      
Ngân hàng MSB MSB 1,157,000,000      
Sàn HNX
Ngân hàng NCB NCB 406,803,587          
Ngân hàng ABB    
Ngân hàng SHB SHB 1,750,512,908
Sàn Upcom
Ngân hàng Bắc Á BAB 708,500,000          
Ngân hàng Kiên Long KLB  
Ngân hàng Bản Việt BVB 232,489,000
 Ngân hàng Việt Nam Thường Tín VBB 32,000,000
Ngân hàng Nam Á NAB  
Ngân hàng PG bank PGB 107,968,000

Bên cạnh đó thì số cổ phiếu được niêm yết trên sàn OTC hiện cũng khá nhiều, hỗ trợ việc mua bán cổ phiếu ngân hàng chưa niêm yết được dễ dàng hơn.

Cổ phiếu ngân hàng tốt cho đầu tư dài hạn

Các nhóm mã cổ phiếu ngân hàng hiện nay đã được niêm yết, trong tương lai cũng sẽ có nhiều mã hơn hiện tại nên khá khó khăn tron việc lựa chọn mã nào phù hợp cho đầu tư dài hạn.

Nguồn vietnambiz.vn

Cổ phiếu ngân hàng Vietcombank

Vietcombank với mã VCB được niêm yết trên sàn Hose hiện là một trong những mã cổ phiếu có giá trị lớn nhất trên thị trường chứng khoán chung và kể cả cổ phiếu ngân hàng.

Với tiềm lực, tiền đề phát triển của mình thì chắc chắn cổ phiếu ngân hàng Vietcombank sẽ luôn giữ được phong độ cũng như vị thế của mình trên thị trường. Nói ra thì đây là cổ phiếu an toàn ít rủi ro nhất còn nếu đầu tư về mặt tăng trưởng thì nên chọn cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ hơn sẽ hiệu quả cao bởi tốc độ tăng trưởng về giá mạnh hơn các ngân hàng lớn do dự cạnh tranh khốc liệt trong ngành.

Cổ phiếu ngân hàng Vietinbank

Với tác động của dịch Covid 19 năm 2020 nên cổ phiếu ngân hàng trên thị trường có đôi phần giảm nên nhiều người mua được cổ phiếu này với giá rẻ hơn so với thời điểm trước đó. Cổ phiếu ngân hàng năm 2021 tuy không có quá nhiều tăng trưởng nhưng lại là cổ phiếu an toàn nhất, bởi đây là ngân hàng với hơn 50% vốn Nhà nước.

Hoạt động thương mại của ngân hàng những năm gần đây được đẩy mạnh, chú trọng áp dụng công nghệ, phát triển hệ thống mạng lưới và dịch vụ nên số lượng khách hàng tăng lên đáng kể và ít ngân hàng nào có thể cạnh tranh được.

Thêm vào đó có thông tin VietinBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.800 tỷ đồng trong năm nay, dự kiến chia cổ tức năm 2020 bằng cả tiền mặt và cổ phiếu vào năm 2021 như vậy kỳ vọng vào cổ phiếu của Vietinbank rất lớn, mọi người có thể nghiên cứu và đầu tư thêm.

Cổ phiếu ngân hàng Agribank

Agribank – Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam  là một trong những cái tên mà ai cũng nắm rõ, thương hiệu mạnh nhất nhì ở Việt Nam hiện nay. Ngân hàng đứng đầu danh sách về tổng tài sản, với cổ phiếu ngân hàng này thì đảm bảo an toàn, ít rủi ro hơn so với các mã cổ phiếu khác.

Tuy nhiên, Agribank hiện chưa niêm yết trên bất kỳ sàn nào nhưng có nhiều dự đoán đây sẽ là mã cổ phiếu tăng trưởng mạnh nếu như được niêm yết vào thời gian tới. Theo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau thì nhiều kỳ vọng được đặt vào quá trình hay dự định IPO cổ phiếu lần đầu của ngân hàng Agribank. Nếu đúng như vậy thì đây đúng là ngân hàng có nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai.

Xem thêm: Có nên mua cổ phiếu ngân hàng Agribank

Cổ phiếu ngân hàng SHB

 SHB là mã cổ phiếu tăng mạnh nhất ngành ngân hàng, khởi đầu năm với mức giá 5.350 đồng/cp nhưng đến cuối năm, cổ phiếu này đã tăng lên 17.000 đồng/cp, tương ứng mức tỷ suất sinh lời gần 218% ( số liệu năm 2020).

Như vậy có thể thấy với năm dịch bệnh, tất cả các ngân hàng hứng chịu sự suy giảm về doanh thu, nhưng đối với SHB lại có mức tăng cổ phiếu rất lớn, đứng vị trí đầu tiên chứng minh đây là một quá trình cố gắng và kỳ vọng lớn từ nhà đầu tư.  Vậy nên năm 2021 và tương lai đối với cổ phiếu SHB thì chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào sự bứt phá hơn nữa, khi ngân hàng có rất nhiều dự án lớn kèm theo đó các dịch vụ tài chính, dịch vụ công nghệ ngân hàng được ưu tiên và dẫn đầu thị trường hơn.

Cổ phiếu ngân hàng VIB

 Ngân hàng VIB – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam là một trong những cái tên mới nổi những năm gần đây, có lẽ nhiều năm về trước bạn ít khi biết hay gặp được cái tên ngân hàng nhưng nhờ hệ thống mạng lưới mở rộng, hoạt động dịch vụ chuyên nghiệp, sản phẩm với nhiều tính năng vượt trội nên được nhiều khách hàng cá nhân doanh nghiệp biết đến.

Ngan-hang-Viet-Nam
Cổ phiếu các ngân hàng Việt Nam hiện nay

Cổ phiếu của ngân hàng VIB hiện được niêm yết trên sàn Hose, đứng vị trí thứ 2 ngân hàng có cổ phiếu tăng giá mạnh nhất năm 2020. Với kỳ vọng trong những năm tới đối với ngân hàng này chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn mã cổ phiếu này để đầu tư.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều bởi chỉ số PE và PB của ngân hàng VIB khá thấp nên nhiều thông kê cho rằng đây là cổ phiếu kém khả quan của thị trường.

Cổ phiếu ngân hàng LPB

Lienvietpostbank là ngân hàng đứng thứ 3 trong danh sách những ngân hàng có cổ phiếu tăng giá mạnh nhất năm 2020, tuy thương hiệu ngân hàng khá ít người biết đến, không quá mạnh đối với nhóm ngân hàng TMCP lớn nhưng đối với nhóm ngân hàng TMCP tư nhân thì có khả nhiều điểm nổi bật.

 LPB đã công bố kết quả kinh doanh năm 2020:

  •  Tổng thu nhập hoạt động (TOI) và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 7,8 nghìn tỷ đồng (+19,4% so với cùng kỳ) và 2,4 nghìn tỷ đồng (+19% so với cùng kỳ).
  • Trong năm 2020, chất lượng tài sản được cải thiện: tất cả trái phiếu VAMC hiện đã được xử lý hết và tỷ lệ chi phí dự phòng bao nợ xấu cải thiện lên gần 90% ( Thông tin từ https://www.ssi.com.vn/)

Tuy nhiên, vẫn có nhiều khuyến nghị không nên lựa chọn mã cổ phiếu này bởi ngân hàng cung cấp khá ít thông tin, không đầy đủ để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.

Cổ phiếu ngân hàng MB

Nếu bạn muốn tìm mã cổ phiếu vừa an toàn vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng thì MBB là mã được đánh giá là khá khả quan trong thời gian tới. Theo thông tin từ  SSI Research thì mã MBB là nên mua vào lúc này bởi chỉ số PB và PE đều đang ở mức hợp lý nhất.

Mục tiêu tăng trưởng LNTT 20%, cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 35%, phát hành 19,2 triệu cổ phiếu ESOP và dự kiến phát hành 70 triệu cổ phiếu mới (2,5% số cổ phiếu đang lưu hành) cho các cổ đông hiện tại.

Với nhiều dự án liên kết với Viettel thì cho thấy mối liên kết giữa ngân hàng MB với Viettel được linh hoạt hoạt hơn, đem đến nhiều trải nghiệm dịch vụ ngân hàng, tài chính đi đầu thị trường đem lại doanh thu, thương hiệu cho ngân hàng MB, giúp đẩy giá cổ phiếu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Cổ phiếu ngân hàng Tpbank

TPBank được biết đến là một ngân hàng năng động trong ngành, ứng dụng rất nhiều công nghệ hiện đại để phát triển hệ thống ngân hàng. Hiện là một trong những ngân hàng đi đầu về công nghệ, mang đến trải nghiệm tốt nhất, tiện lợi nhất. Vậy nên mã cổ phiếu ngân hàng Tpbnak luôn nằm trong top 10 mã tăng giá mạnh nhất năm 2020.

Hiện đây là mã cổ phiếu ngân hàng phù hợp với thị trường nhất hiện nay, bạn có thể mua để đầu tư lâu dài. Với kết quả kinh doanh năm 2020 khả quan thì kỳ vọng đây sẽ là mã cổ phiếu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Kết quả kinh doanh năm 2020 khả quan với tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 10,4 nghìn tỷ đồng (+22,4% so với cùng kỳ) và 4,5 nghìn tỷ đồng (+13,5% so với cùng kỳ). Kết quả này được thúc đẩy nhờ tăng trưởng tín dụng (+30,4% so với cùng kỳ) và NIM cải thiện (+16 bps so với cùng kỳ). ( Nguồn https://www.ssi.com.vn/)

Ngoài ra bạn có thể tham khảo: Nhóm mã cổ phiếu công ty công nghệ việt nam tăng trưởng tốt nên đầu tư

Bảng giá cổ phiếu ngân hàng hôm nay

Mã CK Đóng cửa +/-% Cao nhất Thấp nhất
ABB 17,200 0.58 17,300 16,500
ACB 33,700 1.81 33,750 32,800
BAB 28,000 1.45 28,000 27,500
BID 43,000 2.38 43,100 41,800
CTG 42,500 1.19 42,500 41,300
EIB 27,100 3.44 27,250 26,200
HDB 27,300 2.44 27,300 26,650
LPB 19,400 2.37 19,500 18,950
MBB 30,500 0.99 30,800 29,950
MSB 22,350 0.9 22,350 21,800
NVB 17,700 0.57 17,800 17,400
OCB 24,300 1.25 24,300 23,800
SHB 26,800 3.88 26,800 25,700
SSB 27,500 0.73 27,500 27,100
STB 22,900 3.62 22,900 22,000
TCB 41,600 2.84 41,700 40,000
TPB 28,300 2.17 28,300 27,400
VCB 98,500 2.28 98,500 95,800
VIB 52,000 1.96 52,100 51,000
Bảng giá cổ phiếu ngân hàng cập nhật 19/4/221

Lưu ý: Đây chỉ là mức giá tham khảo hôm nay, vậy nên đây chỉ là tạm thời mọi người cập nhật giá chứng khoán cổ phiếu ngân hàng trên bảng giá điện tử hoặc tại quầy giao dịch các sàn.

Cách định giá cổ phiếu ngân hàng đơn giản

Hiện có rất nhiều phương pháp để mọi người định giá cổ phiếu như:

  • Định giá cổ phiếu bằng chỉ số PE
  • Định giá cổ phiếu bằng chỉ số PB
  • Định giá cổ phiếu bằng mô hình chiết khấu dòng cổ tức
  • Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do vốn cổ phần (FCFE discounted model)
  • Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do doanh nghiệp (FCFF discount model)

Tuy nhiên, đối với mô hình và ngành nghề hoạt động của bên ngân hàng thiên về tài chính thì mọi người lựa chọn phương pháp định giá cổ phiếu bằng PB thì sẽ đơn giản và hiệu quả hơn so với các hình thức định giá khác.

Thực hiện định giá theo các bước sau đây:

Bước 1: Tìm hiểu tình hình kinh doanh của ngân hàng

Trước hết mọi người nên thiết lập một cái bảng trên hệ thống Excell, sau đó thông kế và điền vào các  thông tin về doanh thu, nợ, tài sản của tất cả các ngân hàng mình quan tâm…nếu được có thể xuất ra thêm file biểu đồ để có thể hình dung, tiện xem kết quả kinh doanh giữa các ngân hàng.

Chỉ tập trung vào các ngân hàng có doanh thu, hoạt động kinh doanh tốt và tăng trưởng đều mà thôi. Đặc biệt đừng thống kê kết quả kinh doanh của 1 năm trở lại và cần thống kê 3 – 5 năm trở lại.

Dinh-gia-co-phieu
Định giá cổ phiếu ngân hàng

Bước 3: Tính toán chỉ số PB của các ngân hàng

 Công thức tính:

  • P/B = Giá thị trường / Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu
  • Hay P/B = Vốn hóa công ty / Vốn chủ sở hữu

Trong đó:

  • P = Price = Market Price: Giá thị trường tại thời điểm giao dịch.
  • B = Book Value : Giá trị sổ sách một cổ phiếu

Bước 3: Phân tích các chỉ số PB ngân hàng

Đối với chỉ số PB thì nó phản ánh về cơ bản giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng (ghi ở báo cáo tài chính) của doanh nghiệpn hay nói chính xác là tỷ số đánh giá số tiền bạn phải bỏ ra để sở hữu 1 đồng vốn sở hữu của công ty đó.

Vậy nên qua chỉ số đó bạn thấy được giá, nhu cầu cũng như giá trị của 1 cổ phiếu ngân hàng như thế nào.

Với chỉ số PB cao thì:

  • Cổ phiếu đang định giá cao.
  •  Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
  • Công ty có nhiều tài sản ngầm đáng giá hơn

Nhưng nếu như chỉ số PB thấp thì cũng không phải là không tốt, đôi khi chỉ vì một yếu tố tác động nào đó mà làm cho nó thay đổi mà thôi. Tuy được đính giá thấp, triển vọng công ty không tốt nhưng mọi chuyện chỉ là dự đoán mà thôi. Vậy nên mọi người cần đặt trong sự so sánh giữa nhiều ngân hàng khác nhau, chỉ số PB trung bình qua các năm như thế nào đừng đặt so sánh độc lập 1: 1 hoặc không so sánh bởi như vậy không cho ra kết quả khách quan nhất.

Bạn sẽ tìm được cổ phiếu có giá thấp hơn nhưng giá trị mà thị trường đang bỏ qua.

Nếu một ngân hàng đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1),  thì:

  • Hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của  ngân hàng đã bị thổi phồng quá mức
  • Hoặc là thu nhập trên tài sản của ngân hànglà quá thấp

Bước 4: Chọn lọc và kết hợp với các tiêu chí khác đánh giá

Sau khi bạn phân tích, so sánh thì lựa chọn mã cổ phiếu phù hợp với nhu cầu cũng như mức tài chính của bạn. Và tất nhiên những mã cổ phiếu quá lớn sẽ không dễ dàng gì nhà đầu tư nhỏ có thể sở hữu được.

Bên cạnh những phân tích liên quan đến chỉ số PB, bạn cần tìm hiểu về các yếu tố khác để xem triển vọng của ngân hàng như thế nào:

  • Đội ngũ lãnh đạo ngân hàng: Với một đội ngũ cơ cấu lãnh đạo toàn là những át chủ bài có tiếng tăm, không có các vấn đề về đời tư hay vấn đề tài chính…thì sẽ triển vọng hơn, tương lai hơn.
  • Thương hiệu hiện tại của ngân hàng: Nó bao gồm rất nhiều yếu tố trong đó như dịch vụ, sản phẩm, các hoạt động xã hội, các chương trình đầu tư, cách làm việc cũng như hướng đi của ngân hàng.
  • Hoạt động chia cổ tức của ngân hàng
  • Hoạt động phát hành trái phiếu ngân hàng
  • Các dự án, kế hoạch phát triển và triển khai trong tương lai
  • Ngân hàng không có các vấn đề về thương hiệu, khủng hoảng truyền thông.

Hướng dẫn đầu tư cổ phiếu ngân hàng cho người mới

Tìm hiểu về thị trường chứng khoán

Với người mới bắt đầu bạn nên tìm hiểu về thị trường chứng khoán, từ những khái niệm cơ bản nhất để bản thân có thể nắm bắt được những kiến thức, tin tức liên quan về chứng khoán.

Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Tìm hiểu về nhiều kiến thức:

  • Kiến thức về chuyên môn, các thuật ngữ chứng khoán
  • Cách niêm yết, cách hủy niêm yết chứng khoán
  • Các lệnh trên sàn chứng khoán
  • Các yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán
  • …vv

Nói chung cái gì cũng vậy, muốn kiếm tiền từ nó phải hiểu về nó bạn không thể nào mãi dựa vào sự phù hộ của ông bà được. Vậy nên trước khi bắt đầu việc mở tài khoản hay mua cổ phiếu hãy tìm hiểu thật kỹ về nó.

Học một khóa học online về chứng khoán

Không nhất thiết là phải học những khoán chứng khoán cao siêu gì hết bạn chỉ cần học một khóa học về chứng khoán để hiểu rõ hơn về những kiến thức đầu tư chứng khoán mà mình đã tìm hiểu được trước đó. Việc tự tìm hiểu sẽ khá rối, thông tin không logic… nên cần học để có thể hệ thống lại kiến thức, tổng hợp được những gì cần học và biết giúp ích cho việc đầu tư được bài bản chuyên nghiệp hơn.

Bạn đừng bỏ quá nhiều tiền vào để đi học, có thể sử dụng các khóa học online miễn phí của các công ty môi giới hoặc chọn khóa học cơ bản có giá thấp để hiểu rõ hơn về kiến thức của mình mà thôi. Đừng dại đổ tiền vào các khóa học mà người ta cam kết cao siêu này nọ, không có đâu.

Đọc sách về chứng khoán để biết chuyên sâu hơn

Kiến thức hiện nay có rất nhiều và đa số đều tìm trên mạng, nhưng nếu bạn quyết định đầu tư lâu dài thì khuyên thật lòng hãy tìm đến những quyển sách về chứng khoán để đọc. Việc đọc sách không chỉ giúp có kiến thức lâu, dễ hiểu vì có ví dụ điền hình cũng như giúp cho mọi người có được lối tư duy tốt hơn.

Kiến thức trong sách là hệ thống là kiến thức của các nhà đầu tư chuyên nghiệp đục kết còn các thông tin trên mạng bạn kiếm được chỉ mang tính tham khảo thôi, không chuyên sâu.

Gợi ý một vài quyền sách về chứng khoán hay bạn nên đọc:

  •  Nhà Đầu Tư Thông Minh – Benjamin Graham
  • Làm Giàu Qua Chứng Khoán – William J. O’Neil
  • Cuộc Nổi Dậy Ở Phố Wall – Michael Lewis
  • Đánh Bại Phố Wall – Peter Lynch
  • Bán Khống – Michael Lewis
  • …vv

Có thể đọc sách của Việt Nam hoặc tác giả nước ngoài đều được, nhưng khi đọc nên suy ngẫm, tư duy để hiểu rõ hơn về nội dung đề cập.

Học và nghiên cứu cách đọc, phân tích báo cáo tài chính

Một trong những kiến thức trọng tâm mà bạn phải học đó chính là cách đọc và hiểu các báo cáo tài chính của ngân hàng. Mỗi năm hay mỗi quý ngân hàng đều sẽ có báo cáo tài chính trong đó đầy đủ mọi thông tin liên quan đến ngân hàng trong thời gian vừa qua.

Việc bạn đọc được báo cáo tài chính, có tư duy phân tích sâu thì sẽ hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh, sự phát triển cũng như tiềm năng của một ngân hàng nào đó. Từ đó có thể đưa ra được nhận định về cổ phiếu được tốt hơn, giúp việc mua bán cổ phiếu ngân hàng hiệu quả.  

Tính toán, phân tích định giá cổ phiếu thông qua file excell

Đừng làm bất kỳ cái gì thủ công, đừng cố ghi nhớ hết thông tin kiến thức bởi bạn sẽ không nhớ nổi đâu vậy nên hãy thiết lập file thống kê tính toán cho mỗi mã cổ phiếu của mình đầu tư. Trên đó bạn thống kê, ghi lại tất cả những gì liên quan đến thông tin cổ phiếu đó bởi như vậy khi đọc lại sẽ có nhiều cái hay được rút ra sau mỗi lần đầu tư thành công và thất bại.

Trên đây là những chia sẻ về cổ phiếu ngân hàng tốt, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi vậy nên mọi người cần lưu ý không áp dụng hoàn toàn. Chỉ xem xét thông tin với góc độ đa chiều, tương đối bởi chứng khoán là thị trường luôn luôn biến động bạn cần hiểu rõ hơn để giúp cho việc đầu tư hiệu quả lâu dài.

Tin liên quan