Nhận định cổ phiếu DCM: Chi phí sản xuất quá lớn Update 11/2024

Cùng hoạt động liên tục gần như 100% công suất thiết kế cả DCM và DPM cho ra thị trường một lượng phân bón lên tới gần 2 triệu tấn mỗi năm, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước. Quy mô về doanh thu của DCM những năm gần đây dù liên tục tăng trưởng nhưng vẫn thua kém khá xa so với DPM. Ngược lại thì chi phí cố định (giá trị đầu tư tài sản cố định của DCM) lại lớn hơn DPM khá nhiều khiến DCM là một doanh nghiệp thua kém trong cạnh tranh và cổ phiếu DCM kém hấp dẫn hơn so với cổ phiếu DPM.

Có nên đầu tư cổ phiếu DCM?

Có nên đầu tư cổ phiếu DCM?

Nhận định, phân tích cổ phiếu DCM

Bất lợi về chi phí khấu hao lớn hơn DPM

Cả hai doanh nghiệp DPM và DCM đều là những công ty thành lập cách đây không lâu. DPM được thành lập vào Tháng 8/2017 còn DCM thành lập Tháng 3/2011. Vì lẽ thành lập sau nên chi phí đầu tư tài sản cố định của DCM tốn kém hơn so với DPM. Tuy vậy, mức chênh lệch đầu tư tài sản cố định rất lớn khiến lợi thế cạnh tranh của DCM suy giảm đáng kể so với DPM.

Theo báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán năm 2019 thì Doanh thu của DCM là khoảng 7.100 tỷ, còn doanh thu của DPM là 7.700 tỷ. Tuy nhiên, đây là năm DPM có khoảng thời gian dài phải dừng hoạt động sản xuất để bảo dưỡng định kỳ, còn các năm trước doanh thu của DPM đều từ 8.000 – 9.000 tỷ, cao hơn doanh thu của DCM khá nhiều.

Ngược lại, theo báo cáo tài chính thì nguyên giá tài sản cố định của DPM là 11.600 tỷ còn của DCM là 14.200 tỷ. Như vậy bạn sẽ thấy ngay bất cập đầu tiên của cổ phiếu DCM là một doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn (2.600 tỷ), nhưng lại mang lại doanh thu thấp hơn so với DPM. Với chi phí khấu hao lớn hơn hàng năm, lợi nhuận của DCM sẽ có xu hướng thua kém khá nhiều so với DPM nếu như doanh thu hai doanh nghiệp tương đương nhau. Nhưng thực tế thì doanh thu của DCM còn thấp hơn doanh thu DPM khá nhiều, nên rõ ràng trong cạnh tranh, DCM sẽ là doanh nghiệp ít có khả năng cạnh tranh về chi phí so với DPM.

Bất lợi về giá khí đầu vào

Ngay từ các giai đoạn nghiên cứu xây dựng nhà máy, nhiều báo cáo phân tích đã nói rằng tính khả thi của dự án nhà máy đạm cà mau phụ thuộc rất lớn vào giá khí. Và PVN đã đồng ý cam kết hỗ trợ DCM trong giá bán khí để đảm bảo nhà máy vận hành được với mức lãi 12%/năm. Từ năm 2019, chương trình hỗ trợ này chính thức kết thúc và DCM bắt đầu phải mua khí từ PVN theo giá thị trường. Và năm 2019 cũng là năm mà lợi nhuận của DCM đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Đạm cà mau và lỗi lo giá khí

Đạm cà mau và lỗi lo giá khí

Vấn đề PVN cam kết hỗ trợ giá khí với DCM cho thấy một điều là ngay từ ban đầu trong báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án, những người nghiên cứu cũng đã biết được vấn đề DCM sẽ gặp phải đó là chi phí khấu hao lớn hơn DCM, bên cạnh đó là chi phí giá khí sẽ quyết định tính sống còn của đạm cà mau. Rõ ràng chi phí khấu hao không thể cắt giảm được vì nó đã phát sinh, việc PVN hỗ trợ giá khí chính là cái phao để DCM có thể nổi được.

Triển vọng đầy tiêu cực

Năm 2020, DCM đã có một Quí II có kết quả kinh doanh khá tốt với lợi nhuận 265 tỷ và lũy kế năm 2020 là 356 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, lợi nhuận lớn của DCM Quí II là nhờ ảnh hưởng của Covid khiến giá dầu giảm giá rất sâu ở thời điểm cuối Quí I năm 2020. Tôi đánh giá rằng các quí 3 và quí 4 năm 2020, lợi nhuận của DCM sẽ không thể tốt được như thời điểm quí II, và sẽ khó có khả năng ROE có thể đạt được 12% như thời điểm từ năm 2018 về trước khi PVN cam kết hỗ trợ giá khí cho DCM.

Vốn hóa dưới giá trị sổ sách

Những thông tin tiêu cực phần nào đã phản ánh vào giá của cổ phiếu DCM. Hiện tại, DCM đang được giao dịch ở mức giá trị vốn hóa là 4.850 tỷ VNĐ tương đương khoảng 80% giá trị sổ sách của DCM tính tới cuối năm 2019. Mức vốn hóa dưới giá trị sổ sách này có thể khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy an toàn khi DCM mỗi năm vẫn đang có chi phí khấu hao hơn 1.000 tỷ nên số dư tiền gửi ngân hàng chắc chắn sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, dù số dư tiền tăng nhanh thì DCM vẫn là một doanh nghiệp có số dư phải trả, nợ vay ngân hàng rất lớn. Dòng tiền thu về sẽ phải dùng để hoàn trả các khoản nợ, và một phần sẽ cần phải được sử dụng để tiếp tục đầu tư và nâng cấp các tài sản cố định hiện có. Hai năm gần nhất, DCM vẫn phải chi từ 300 – 400 tỷ/năm để mua sắm, xây dựng tài sản dài hạn.

Với triển vọng kém tích cực về khả năng sinh lời, ngay cả việc giá cổ phiếu DCM được định giá chỉ 80% giá trị sổ sách, tôi cho rằng mức giá này vẫn là quá đắt và không hề có biên an toàn với các nhà đầu tư thận trọng. Tiền đầu tư vào cổ phiếu DCM sẽ có thể coi là đầu tư vào những doanh nghiệp có triển vọng sinh lời kém và tôi sẽ lựa chọn không mua hay đầu tư cổ phiếu DCM ở mức định giá hiện tại.