Phương thức cho vay theo dự án đầu tư là gì? Quy trình cho vay như thế nào? Update 11/2024

Phương thức cho vay theo dự án đầu tư là gì?

Có 8 phương thức cho vay của ngân hàng bao gồm:

  • Phương thức cho vay từng lần
  • Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng
  • Phương thức cho vay theo dự án đầu tư
  • Phương thức cho vay trả góp
  • Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
  • Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
  • Phương thức cho vay hợp vốn
  • Phương thức cho vay khác.

Phương thức cho vay theo dự án đầu tư là phương thức cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư mới, dự án mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đầu tư dây chuyền sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc,…; đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

Phương thức cho vay này áp dụng cho các trường hợp cho vay vốn trung và dài hạn.

Tìm hiểu ngay: Lãi suất cho vay dự án đầu tư mới nhất hiện nay là bao nhiêu để có sự tính toán, cân đối hợp lý.


Phương thức cho vay theo dự án đầu tư áp dụng khi vay vốn trung và dài hạn

Đặc điểm phương thức cho vay theo dự án đầu tư:

  • Thuộc loại tín dụng trung và dài hạn, thời hạn vay dài
  • Tài sản bảo đảm để được vay: tài sản hình thành từ vốn vay hoặc vốn tự có của Dự án đầu tư. Ngoài ra, khách hàng có thể dùng các tài sản khác ngoài Dự án để làm tài sản đảm bảo
  • Với cho vay thông thường như cho vay thế chấp tài sản thì chỉ cần có tài sản là được vay còn vay theo dự án đầu tư, người đi vay phải có bản kế hoạch thể hiện sao cho dự án đó có khả thi và tính thuyết phục được ngân hàng chấp thuận thì mới được cho vay

Đối tượng của phương thức cho vay theo dự án đầu tư

Dự án được vay

Tất cả các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoặc các dự án đầu tư phục vụ đời sống, ngoại trừ những nhu cầu vốn không được cho vay như sau:

  • Mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà Pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi
  • Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà Pháp luật cấm
  • Đáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch mà Pháp luật cấm.

Tổ chức được vay

  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị kinh doanh có Giấy phép đăng ký kinh doanh: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty hợp danh
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ quan và đơn vị trực thuộc của các tổ chức trên.

Điều kiện vay theo dự án đầu tư

  • Doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và phải chịu trách nhiệm theo quy định của Pháp luật
  • Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
  • Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ
  • Nhà đầu tư phải có một mức vốn tự có nhất định theo quy định của tổ chức cho vay.

Xem ngay: Cách lập một phương án vay vốn sản xuất kinh doanh tại ngân hàng mà nhà đầu tư nên biết.


Người vay phải đáp ứng các điều kiện cho vay của tổ chức tín dụng

Quy trình cho vay theo dự án đầu tư

Bước 1: Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.

Hồ sơ vay vốn bao gồm:

  • Giấy đề nghị vay vốn
  • Dự án vay vốn trả nợ
  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 2: Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ chức tín dụng có trách nhiệm:

  • Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập
  • Tiến hành xem xét, tái thẩm định nếu cần thiết hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng.

Bước 3: Ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định nếu có và trình giám đốc duyệt quyết định.

Bước 4: Giám đốc tổ chức tín dụng căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay.

Bước 5: Nếu đáp ứng điều kiện cho vay, tổ chức tín dụng lập Hợp đồng tín dụng hoặc Hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản). Nếu không vay được thì tổ chức tín dụng thông báo cho khách hàng biết.

Bước 6: Hồ sơ vay được giám đốc ký duyệt cho vay chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng

Ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo các tổ chức tín dụng đặc biệt là các ngân hàng thương mại đẩy mạnh vay vốn dự án trung và dài hạn nhằm hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn để mua thiết bị máy móc, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.