“Đào coin” là khái niệm không còn xa lạ với các anh em khi tham gia vào lĩnh vực tiền điện tử. Ngoài phương thức được sử dụng phổ biến nhất cho việc này là Proof of Work (POW) thì còn có thêm một hình thức nữa là Proof of Stake (POS).
Vậy Proof of Stake (POS) là gì và làm thế nào để đào coin trong POS hiệu quả? Tìm hiểu ngay và luôn thông qua bài viết dưới đây nào. Let’s go!!!
Proof of Stake (POS) là gì?
Proof of Stake (POS) là thuật toán đồng thuận trong Blockchain. Trong POS, những người tham gia sẽ stake coin (đặt cược coin) của họ vào mạng lưới Blockchain để xác thực giao dịch và tạo khối mới. Đồng thời họ sẽ nhận lại phần thưởng (gồm phần thưởng khối và phí giao dịch). Định nghĩa đơn giản hơn thì POS là mô hình “dùng coin để đào coin” tương tự như Proof of Work (POW).
POS được sinh ra lần đầu vào năm 2011 tại diễn đàn Bitcointalk. Ngay sau đó một năm, tức 2012, đồng coin đầu tiên sử dụng POS ra đời mang tên Peercoin (PPC). Từ đó đến nay, đã có hàng trăm đồng coin sử dụng thuật toán POS được sinh ra và sử dụng rộng rãi.
Hình minh họa (Nguồn: news.bitcoinvn.io)
Các thuật ngữ liên quan đến Proof-of-Stake (POS)
-
- Node (Người tham gia): Là những người (tổ chức) đăng ký tham gia xác nhận giao dịch, đóng block của một đồng coin và giữ ổn định cho hệ thống.
- Validator (Người kiểm định): Một node được Blockchain chọn ngẫu nhiên (hoặc theo thời gian nắm giữ tài sản) để kiểm định và đóng block.
- Forge hoặc Mint (Kiểm định hay Xác nhận khối): Là cụm từ chỉ hoạt động kiểm định và đóng block của validator. Để phân biệt với mine (đào) trong POW.
- Stake (Đặt cọc): Trong POS, node muốn trở thành validator phải stake (đặt cọc) một lượng coin nhất định để làm điều kiện tham gia.
- Lock và Unlock (Khóa và mở khóa): Số coin được node stake sẽ được mạng lưới lock. Trong thời gian trở thành validator, số coin stake này không thể di chuyển hay giao dịch. Nếu không làm validator nữa thì coin mới được unlock.
Cách Proof of Stake (POS) hoạt động
Proof Of Stake yêu cầu những người tham gia phải đóng góp một lượng coin để xác nhận đồng thuận cho block. Khi xác nhận thành công (unlock), phần thưởng của block sẽ xuất hiện và được chia cho những người đã đóng góp. Mỗi người tham gia sẽ nhận theo mức họ đã đóng góp trước đó. (Ví dụ góp 10$, lãi 10% thì sẽ nhận được 1$)
Bất kỳ ai muốn tham gia vào quá trình đặt cổ phần này đều phải sở hữu số lượng coin trong hệ thống blockchain. Sau khi staking (đặt cược) thành công, coin sẽ bị lock (khóa) để làm tài sản thế chấp của mạng lưới.
Tuy nhiên theo thuật toán POS, không đơn thuần là bỏ coin vào và nhận coin mà còn có những quy tắc nhất định. Để nhận được lãi một cách cao nhất và chiếm được block một cách nhanh nhất, bạn cần có Weight (mình sẽ giải thích kỹ hơn ở phần kinh nghiệm nhé!) thật cao để cạnh tranh với các staker khác.
Hướng dẫn đào Coin trên POS từ A tới Z
Bước 1: Lựa chọn loại Coin/token (được cho phép Stake)
Bước 2: Mua theo số lượng phù hợp với kế hoạch đầu tư của bạn
Bước 3: Tải ví coin về máy tính, sau đó đồng bộ ví của coin với máy tính của bạn. Lưu ý: Một số loại coin cho phép Stake trực tiếp trên ứng dụng của điện thoại
Bước 4: Giữ máy chạy 24/24 để stake. Lưu ý: Trong quá trình chờ Coin đẻ ra Coin, bạn nên tiếp tục đi giành block nhé
Bước 5: Giữ coin trong ví một thời gian, coin sẽ phát triển
Bước 6: Nếu không muốn stake nữa, bạn lên ví để unstake và chuyển coin lên sàn giao dịch bán. Lưu ý: Đầu tư tài sản tiền kỹ thuật số mang tính rủi ro rất cao, vì vậy hãy cân nhắc trước khi tiến hành đầu tư
Ảnh minh họa. (Nguồn: Blogtienao)
Một số kinh nghiệm khi Staking coin
Như mình đã nói ở phần cách thức hoạt động của POS, để nhận được lãi một cách cao nhất bạn cần có Weight thật cao để cạnh tranh với các staker khác. Vậy Weight là gì?
Weight trong POS được hiểu là thông số về thời gian mà coin bạn tiến hành staking và số lượng coin staking.
Cụ thể, bạn nạp một lượng coin vào ví để staking. Số coin đó cần một khoảng thời gian để “trưởng thành” hay đạt tới chuẩn để có thể đào. Tùy theo từng loại coin bạn đã mua mà bạn phải đợi vài giờ hoặc vài ngày để coin “lớn”. “Tuổi” của coin càng lớn thì Weight càng tăng, dẫn đến khả năng giành khối càng cao, đào và thu hoạch coin càng dễ.
Một số lưu ý khác:
- Sau lần đào coin đầu tiên, số coin bạn thu hoạch được có thể chiếm một block mới. Qua đến lần thu hoạch thứ hai bạn mới có thể chia chúng ra nhiều block.
- Thu nhập từ việc “dùng coin đào coin” sẽ ổn định sau khoảng 1 – 2 tuần thực hiện. Khi ấy, mạng lưới netweight mới được hình thành và chạy ổn định.
- Không được thêm hoặc rút coin khi đã tiến hành stake. Nếu không, công sức xây dựng mạng lưới netweight sẽ bị xóa sạch và bạn phải chờ nó tạo lại (thật mất thời gian đúng không nào?!)
- Không phải cứ treo máy 24/7 là bạn sẽ nhận được lãi khủng theo tỷ lệ cổ phần (stake càng nhiều tỷ lệ càng cao). Muốn nhận được lãi cao thì bạn phải chiếm được khối mới càng nhanh càng tốt.
Ưu nhược điểm của Proof of Stake (POS)
Ưu điểm
- Năng lượng: Thuật toán POS tiết kiệm năng lượng hơn POW rất nhiều
- Bảo mật: Gần như không một node cá nhân nào có thể độc quyền kiểm soát (chiếm 51% lượng coin trong hệ thống) khi lượng coin được trao đổi liên tục và phi tập trung. Đồng thời, do cơ chế staking, nhiều hơn một masternode có thể tham gia xác thực giao dịch trên mạng lưới Proof of Stake.
- Phân cấp: Nếu bạn đầu tư gấp đôi người khác thì bạn sẽ có quyền hạn và lợi ích gấp đôi người đó.
- Kiếm được coin: chỉ cần đầu tư vào POS là gần như bạn đã “rinh” về cho mình thêm một khoảng coin không nhiều cũng ít.
- Không yêu cầu thiết bị: Việc đào coin không cần máy có cấu hình khủng, chỉ cần máy tình cùi bắp vào được internet và mở 24/24 là ok
- Chi phí đào cực rẻ, lãi khủng: Lãi cực khủng với một số coin (ví dụ: con BUZZ lãi tới 100% mỗi tháng). Tuy nhiên nhiều coin chỉ có 10% mỗi năm. Vì thế, lãi ít hay nhiều còn phụ thuộc vào việc chọn coin cho mình nữa đấy
- Thích thì tham gia, không thì thôi: Nếu bạn không muốn “đau tim” khi tham gia POS nữa thì hoàn toàn có thể chuyển coin lên sàn và bán.
- Xu hướng dài hạn: Các đồng có chức năng POS đang trở thành xu hướng đầu tư dài hạn và an toàn, nhất là sau giai đoạn ICO và IEO đi qua.
- Thủ tục đơn giản: Chỉ cần có đủ số lượng coin tối thiểu vượt ngưỡng Min Deposit là có thể Stake ngay.
Nhược điểm
Mức lãi không chính xác tuyệt đối: Lúc staking có thể lãi sẽ không đạt được mức đã ước tính ban đầu. Ví dụ: Con BUZZ theo lí thuyết là 100% mỗi tháng, nhưng tháng vừa rồi nó chỉ có 88% thôi.
Có thể lỗ: Nếu tỉ giá Stake thấp hơn tỉ lệ trượt giá của coin thì bạn sẽ lỗ. Rủi ro bị scam, lừa đảo: nếu bạn lựa chọn nền tảng staking không uy tín, hoặc lựa chọn coin “rác”.
Phụ thuộc vào “nhà giàu”: POS dựa trên cổ phần tương ứng với nắm giữ. Nghĩa là những người nắm giữ token lớn có ROI tốt hơn là “người giàu”. Đồng thời, họ cũng có quyền lực lớn đe dọa quá trình xác thực phi tập trung của mạng.
Sở hữu nhiều ưu điểm vậy nên Proof of Stake (POS) chắc chắn sẽ trở thành xu thế trong tương lai tới trong không gian tiền điện tử. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn được phần nào trong việc hiểu POS một cách chi tiết nhất và cách “làm giàu” từ nó nhé!