5 Cách giúp bạn tiết kiệm thêm 500.000 đồng mỗi tháng Update 11/2024

Vấn đề thu – chi hay tiết kiệm tiền là bài toán không hề dễ với hầu hết người tiêu dùng khi mà vật giá ngày một leo thang và nhu cầu tiêu dùng mua sắm ngày một lớn như hiện nay. Mỗi tháng ngoài các chi phí sinh hoạt, thuê phòng… nhiều người còn phải chi trả thêm các khoản chi phí phát sinh khác, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ. Nhiều người đặt ra câu hỏi, làm sao để mỗi tháng tiết kiệm được thêm 500.000 đồng? Đây là số tiền không quá lớn, tuy nhiên nếu biết cách cân đối chi tiêu và tiết kiệm, sau nhiều tháng bạn sẽ có số tiền lớn hơn. Vậy tiết kiệm như thế nào để có thêm 500.000 đồng mỗi tháng? Các cách sau sẽ giải đáp giúp bạn.

Tận dụng tối đa cách mua sắm online để nhận các ưu đãi

Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mua sắm thông minh, các trang thương mại điện tử khiến việc mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến và đơn giản. Điều này cho thấy bạn có cơ hội tiết kiệm tiền nếu biết tận dụng các ưu đãi giảm giá khi mua sắm online tại các kênh khác nhau, trong đó mua sắm với ưu đãi hoàn tiền hoặc sử dụng kèm voucher là một cách vô cùng hiệu quả giúp bạn tiết kiệm thêm mỗi tháng 500.000 đồng hoặc có thể nhiều hơn.

Hiện nay có rất nhiều kênh mua sắm Online hoặc nền tảng hoàn tiền, ưu đãi đa dạng dành cho khách hàng. Nổi bật trong số này có nền tảng hoàn tiền thật khi mua sắm online hoặc đặt du lịch mang tên ShopBack. Khách hàng khi mua sắm qua ShopBack sẽ được tiếp cận với đa dạng các sản phẩm, dịch vụ đến từ hơn 100 thương hiệu nổi tiếng là đối tác của ShopBack như Tiki, Lazada, Shopee, Sendo, Booking.com, Agoda, Klook, Watsons, L’Oreal, Con Cưng, Juno… Đặc biệt, ShopBack cho phép người dùng được hoàn tiền thật lên đến 25% khi mua sắm online tại các đối tác trên ShopBack.

Nền tảng hoàn tiền ShopBack khi mua sắm online

Hoàn tiền tại ShopBack đồng nghĩa với việc khách hàng được nhận lại tiền mặt sau khi mua sắm và có thể rút tiền về tài khoản ngân hàng, chứ không quy đổi thành voucher hay điểm thưởng như các nền tảng khác. Tải app ShopBack tại đây để được nhận thêm 20.000 VND tiền thưởng trong tài khoản ShopBack. 

Ưu đãi hoàn tiền của ShopBack được áp dụng cho tất cả các loại hình mua sắm online từ các sản phẩm nhu yếu phẩm, mỹ phẩm, thời trang đến book du lịch online, đặt vé máy bay, mua bảo hiểm xe máy (BIC hoặc Bảo Việt) hoặc mua bảo hiểm ung thư của công ty FWD… Bằng giải pháp mua sắm thông minh này bạn sẽ tích lũy được đáng kể các khoản chi tiêu từ đó giảm số tiền cho các khoản phí cố định như thực phẩm, hàng tiêu dùng… Tiền hoàn của ShopBack là tiền thật và chỉ được rút về tài khoản ngân hàng. 

Nấu cơm ở nhà thay vì ăn ngoài 

Mỗi bữa cơm tự nấu tại nhà chỉ rơi vào mức giá khoảng 50.000 – 100.000 đồng nhưng nếu ăn bên ngoài, tại các nhà hàng, quán ăn con số này  sẽ tăng lên gấp vài lần. 

Chị Tuyết Anh (Hà Nội) chia sẻ, trước đây hai vợ chồng thường xuyên ăn ngoài, mỗi tháng tiêu tốn số tiền từ 3 – 5 triệu đồng. Nhưng từ ngày thay đổi thói quen ăn uống, chị tự tay nấu ăn tại nhà số tiền này đã giảm đi rất nhiều. Sau khi tính toán lại chi tiêu cho khoản tiền ăn, chị chỉ tiêu hết 2,5 triệu/tháng, tiết kiệm khoảng 2 – 2,5 triệu đồng mỗi tháng so với trước đây.

Ngoài ra, cắt giảm những khoản chi tiêu dành cho ăn vặt như đặt trà sữa, cà phê, bánh ngọt… bên ngoài về. Những loại nước uống này trung bình có giá từ 30 – 40 nghìn đồng, cho nên nếu bạn từ bỏ được thói quen này, mỗi tháng có thể tiết kiệm được 750.000 – 800.000 đồng. Cách để tiết kiệm thêm mỗi tháng từ 500.000 đến các con số lớn hơn nữa là nên nấu ăn ở nhà thay vì thường xuyên ra ngoài ăn. 

Liệt kê trước danh sách những món đồ cần mua

Việc mua hàng theo danh sách khi đi siêu thị, đi chợ giúp bạn đảm bảo về chi tiêu và sẽ không mất tiền cho những thứ không cần thiết. Ngược lại, khi không liệt kê thành danh sách, bạn thường sẽ mua sắm không theo kế hoạch và dễ rơi vào tình trạng “vung tay quá trán”. Bởi vậy trước khi đi mua sắm, bạn hãy lên một danh sách chi tiết những thứ cần mua, sau đó ước tính một lượng tiền để mua hết số đồ đó và cân nhắc việc không mang theo thẻ rút tiền để tránh việc lạm chi thêm một số khoản mua sắm khác. Cách này theo đánh giá của nhiều người có thể giúp bạn tiết kiệm được từ 500.000 – 1,2 triệu đồng/tháng. 

Liệt kê danh sách các món đồ cần mua trước khi đi siêu thị

Cố định khoản chi tiêu hàng tuần

Tùy thuộc vào tình hình tài chính của bản thân và gia đình, bạn hãy tự tạo cho mình một quy định về khoản chi tiêu trong mỗi tuần. Điều này giúp chúng ta kiểm soát bản thân trong việc chi tiêu, không tiêu xài một cách hoang phí và theo cảm tính. Ngoài ra, cách này còn giúp bạn tránh bị thâm hụt ngân sách và các khoản tích lũy. Thói quen cố định chi tiêu lâu dần sẽ hỗ trợ bạn một cách tốt nhất cho kế hoạch tiết kiệm tiền theo tháng hoặc theo năm.

Tận dụng đồ dùng bằng cách tái sử dụng

Tái sử dụng những đồ dùng đã cũ cũng là cách tốt để giúp bạn tiết kiệm. Chẳng hạn thay vì bỏ một chiếc quần jean dài thì bạn hãy cắt chúng thành quần lửng, quần đùi để mặc ở nhà. Hay tận dụng chiếc chậu đã vỡ để làm chậu trồng cây thay vì vứt nó đi… đây là các cách hiệu quả để bạn giảm mức chi tiêu trong sinh hoạt. Ngoài ra, những đồ dùng không còn sử dụng được hãy thanh lý, bán rẻ để có thêm tiền. 

Tiết kiệm tiền là điều không dễ nhưng nếu biết cách, bạn hoàn toàn có thể làm được. Hãy tận dụng triệt để các cách tiết kiệm, để ý đến các yếu tố nhỏ nhất như thói quen tắt bóng đèn khi không sử dụng hay kiềm chế việc mua sắm cảm tính, hãy biết mua đồ giảm giá… sẽ giúp bạn có thêm những khoản tiền tích lũy vào mỗi tháng.