Luật Kinh doanh bảo hiểm mở đường thúc đẩy phát triển
Nghị định 80/2019/NĐ-CP và Luật Kinh doanh bảo hiểm 2019 có nhiều mục được sửa đổi, bổ sung, mở đường cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát triển mảng bảo hiểm sức khỏe để phục vụ nhu cầu người dân ngày một tốt hơn.
Cụ thể, nếu như trước đó, bảo hiểm sức khỏe chỉ được cung cấp dưới dạng quyền lợi bảo hiểm bổ trợ đi kèm bảo hiểm nhân thọ thì bây giờ, bảo hiểm sức khỏe đã được triển khai đồng thời. Tức là bên cạnh hình thức cung cấp cũ thì sẽ được cung cấp theo dạng bảo hiểm phi nhân thọ. Sản phẩm mới này bao gồm các loại nghiệp vụ như bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm chi phí y tế, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe… Điều này là thiết thực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân cũng như cải thiện rõ rệt đời sống cho người mua/tham gia.
Bảo hiểm sức khỏe sẽ còn rất phát triển trong thời gian tới
Luật Kinh doanh nêu rõ các cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc y tế trong xã hội và tình hình sức khỏe chung trong dân số phải nghiên cứu tổng thể để hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm phát triển sản phẩm bảo hiểm sức khỏe. Luật cũng khuyến nghị các doanh nghiệp bảo hiểm cần mở rộng quyền lợi để người dân có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác chữa bệnh tiên tiến trên thế giới. Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm cần tích cực phối hợp với các bệnh viện, trung tâm cơ sở khám chữa bệnh để nhanh chóng hỗ trợ kịp thời về tài chính cho người tham gia khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
>>> Xem thêm: Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ có gì giống và khác nhau?
Các công ty bảo hiểm dường như cũng nhận thức rõ được tầm quan trọng của bảo hiểm sức khỏe nên đi trước đón đầu Nghị định. Các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe hầu hết hiện nay được thiết kế vô cùng đơn giản, dễ hiểu, phù hợp vớ nhu cầu của đại đa số khách hàng, đồng thời phạm vi bảo hiểm cũng được mở rộng hơn rất nhiều.
Nhiều thách thức nhưng vẫn phải cố gắng
Đại diện của một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cho rằng, để phân khúc này phát triển mạnh hơn, cần phải có nguồn dữ liệu thống kê rủi ro danh sách bệnh đi kèm mức độ nghiêm trọng. “Việc xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin thống kê về danh sách các bệnh và khả năng mắc bệnh, tốc độ lây lan, mức độ nghiêm trọng, giải pháp chữa trị… làm cơ sở hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm thiết kế sản phẩm và phục vụ công tác thẩm định là yêu cầu cần kíp để bảo hiểm sức khỏe phát triển”, đại diện doanh nghiệp bảo hiểm nói thêm.
Cần có nhiều cơ sở hơn nữa để phát triển bảo hiểm sức khỏe
Xây dựng hệ thống dữ liệu phải được tiến hành một cách đồng thời với việc xây dựng số liệu thống kê tình hình xu hướng rủi ro về các bệnh, chi phí khám, giải pháp khám trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, Luật cần kết nối chủ động với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, trao đổi dữ liệu thông tin, thanh toán và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khám chữa bệnh và doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thẩm định, chi trả.
>>> Xem thêm: Nên mua bảo hiểm sức khỏe nào cho gia đình?
Tại Diễn đàn VietNam Insurance Summit 2019 mới tổ chức gần đây ở thành phố Hồ Chí Minh, ông Ngô Việt Trung – Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài Chính) chia sẻ: Việc kết nối giữa bảo hiểm y tế xã hội và bảo hiểm y tế thương mại, triển khai dự án hệ thống thông tin nhằm hệ thống hóa một cách đồng bộ toàn diện toàn bộ dữ liệu ngành bảo hiểm, vừa phục vụ công tác quản lý giám sát vừa xây dựng cơ sở tính toán phí bảo hiểm thuần, kiểm soát rủi ro và trục lợi bảo hiểm, giảm thiểu cạnh tranh không lành mạnh.
Đồng thời bắt kịp với xu hướng cách mạng công nghệ 4.0… cũng là những chiến lược quan trọng của ngành tài chính để đạt được mục tiêu đến năm 2020 có 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ và năm 2025 là 15%, doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP đến năm 2020 là 3% và đến năm 2025 là 3,5%.