Để có thể nhận được đền bù bảo hiểm ô tô nhanh từ công ty bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của mình, bạn cần phải nắm được quy trình bồi thường bảo hiểm ô tô và hiểu rõ những điều qua bài viết dưới đây. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!!
Quy định về mức bồi thường bảo hiểm ô tô
Phạm vi bồi thường thiệt hại
Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, Thông tư 151/2012/TT-BTC sửa đổi Thông tư 126/2008/TT-BTC có quy định về phạm vi bồi thường thiệt hại trong trường hợp xảy ra tai nạn giữa các phương tiện cơ giới của quỹ bảo hiểm xe cơ giới tại Khoản 5, Mục II như sau:
“5. Phạm vi bồi thường thiệt hại
5.1. Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
5.2. Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.”
Như vậy, nếu chủ xe ô tô có mua bảo hiểm ô tô thì phía bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường thiệt hại với thân thể, tính mạng và tài sản với đối tượng mà xe ô tô này gây tai nạn. Tức là, bạn phải vẫn gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi va chạm với xe ô tô của người khác mà gây thiệt hại cho họ.
Tuy nhiên, do bạn đã mua bảo hiểm đối với phương tiện cơ giới nên công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả các khoản bồi thường trong phạm vi hợp đồng các bên thỏa thuận.
Nghĩa vụ của chủ xe cơ giới
Trong quy định tại Điều 18, Nghị định 103/2008/NĐ-CP có quy định về nghĩa vụ của chủ xe cơ giới khi xảy ra tai nạn giao thông như sau:
“Điều 18. Nghĩa vụ của chủ xe cơ giới
6. Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm:
a. Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn; đồng thời thông báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.
b. Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm; trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, để phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
c. Chủ xe cơ giới phải cung cấp các tài liệu trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.
7. Chủ xe cơ giới phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
8. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật”
Mức trách nhiệm bảo hiểm
Dựa trên thiệt hại thực tế của bên thứ ba, Côn ty bảo hiểm sẽ quyết định mức bồi thường thiệt hại, mức bồi thường này cũng phải căn cứ theo quy định tại Điều 5, Khoản 1, Thông tư 151/2012/TT-BTC:
“Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới; gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau:
4.1. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 70.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
4.2. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 40.000.000 đồng/1 vụ tai nạn.
4.3. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ – moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 70.000.000 đồng/1 vụ tai nạn.”
Tìm hiểu thêm về “Những quy định bảo hiểm xe ô tô mới nhất chủ xe nên biết” để có thêm kiến thức khi mua bảo hiểm xe ô tô.
Mức trách nhiệm bảo hiểm
Quy trình bồi thường bảo hiểm xe ô tô
Nhanh chóng thông báo khi tai nạn, sự cố xảy ra
Khi xảy ra tai nạn, sự cố thì bạn cần nhanh chóng thông báo cho công ty bảo hiểm ô tô mà bạn tham bằng cách gọi điện thoại, khai báo đầy đủ các thông tin như họ tên và số điện thoại của người thông báo, biển số xe, thời gian – địa điểm và diễn biến xảy ra tai nạn, sự cố. Số điện thoại cần liên hệ thường được in trên Giấy chứng nhận bảo hiểm ô tô.
Bởi theo quy định bảo hiểm vật chất xe ô tô thì các công ty có thể bị phạt chế tài trong quá trình thực hiện bảo hiểm, mức chế tài thường nằm trong khoảng 10 – 50% tổng chi phí sửa chữa, thậm chí có trường hợp công ty bảo hiểm còn từ chối bồi thường nếu bạn không thông báo cho công ty bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.
Một trong những nguyên tắc để được hưởng bồi thường bảo hiểm ô tô nhanh chóng là bạn cần phải giữ nguyên hiện trạng vụ tai nạn và chụp hình hiện trường. Bởi chính việc này sẽ giúp bạn đảm bảo chính xác những chi tiết trong sự cố tai nạn này, giúp bảo vệ bạn không bị từ chối một phần theo nguyên tắc bảo hiểm.
Giám định bồi thường bảo hiểm
Trường hợp xe tham gia bảo hiểm không va chạm với người thứ ba:
Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới, trong trường hợp này, việc giám định bồi thường bảo hiểm phải có sự có mặt của đại diện ủy quyền giám định của công ty bảo hiểm và chủ xe/lái xe/người đại diện hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
Dựa vào ước tính tổn thất, mà công ty bảo hiểm sẽ xem xét có báo cáo chính quyền, công an địa phương cùng tham gia vào việc xác minh hiện trường hay không.
- Tổn thất vật chất xe ước tính dưới 5 triệu đồng hoặc nguyên nhân tổn thất do vật cứng bên ngoài tác động gây hư hỏng kính/đèn/gương: Chỉ cần chờ bên công ty bảo hiểm theo dõi và đưa ra kết quả bồi thường.
- Tổn thất vật chất xe ước tính từ 5 – 10 triệu đồng: Không cần thiết có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc công an/chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn, nhưng giám định viên của công ty bảo hiểm phải giám định xác minh hiện trường.
- Tổn thất vật chất xe ước tính trên 10 triệu đồng: Phải có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc công an/chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn, giám định viên phải giám định xác minh hiện trường.
Trường hợp xe tham gia bảo hiểm va chạm với người thứ ba:
Với trường hợp này, chủ xe cần phải phối hợp và có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc công an/chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn. Các giá trị tổn thất được phân loại thành:
- Tổn thất vật chất ước tính từ dưới 20 triệu đồng: Phải có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc công an/chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn, giám định viên phải giám định xác minh hiện trường.
- Tổn thất vật chất ước tính trên 20 triệu đồng: Phải có hồ sơ của cảnh sát giao thông, giám định viên phải giám định xác minh hiện trường.
Giám định bồi thường bảo hiểm
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe cơ giới
Để yêu cầu công ty bảo hiểm đền bù bảo hiểm ô tô, chủ xe phải hoàn thiện đầy đủ hồ sơ bồi thường bảo hiểm, cung cấp các chứng từ, tài liệu sau:
- Giấy phép lái xe.
- Tờ khai tai nạn của chủ xe.
- Bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe giới đường bộ.
- Kết luận điều tra của công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn gồm: Biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm xe liên quan đến tai nạn, biên bản giải quyết tai nạn.
- Bản án hoặc quyết định của tòa án trong trường hợp có tranh chấp tại tòa án.
- Các biên bản tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ ba.
- Các chứng từ xác định thiệt hại do tai nạn (chứng từ xác định chi phí sửa chữa xe, thuê cẩu kéo…).
Phương án bồi thường bảo hiểm xe ô tô
Sau khi giám định tổn thất của xe thì công ty bảo hiểm sẽ tiến hành lựa chọn phương án bồi thường bảo hiểm vật chất xe ô tô sao cho hợp lý.
Đối với trường hợp khắc phục sửa chữa:
- Nếu bạn mua điều khoản lựa chọn cơ sở sửa chữa: Chi phí sửa chữa sẽ căn cứ trên bảng giá của hãng nếu sửa chữa chính hãng. Còn nếu bạn sửa chữa không phải đơn vị chính hãng thì sẽ phải thỏa thuận thống nhất theo giá thị trường trước khi sửa.
- Nếu không mua điều khoản lựa chọn cơ sở sửa chữa: Thì công ty bảo hiểm sẽ chỉ định đơn vị sửa chữa, nếu bạn không đồng ý thì phần chi phí tăng thêm sẽ do chính bạn tự chịu trách nhiệm thanh toán.
Đối với trường hợp bồi thường bằng tiền:
- Trường hợp này áp dụng với những bộ phận tài sản dễ đánh giá thiệt hại, nhưng trên thị trường không có để thay thế.
- Chủ xe bị tai nạn ở khu vực không có xưởng dịch vụ đảm bảo chất lượng, tiến độ thay thế trong khi cần phải giải quyết tổn thất ngay.
Mức bồi thường bảo hiểm xe ô tô
Trường hợp tổn thất bộ phận
Đối với trường hợp bồi thường tổn thất bộ phận này, khi giải quyết bồi thường bảo hiểm ô tô, các công ty bảo hiểm thường giới hạn mức bồi thường bảo hiểm đối với tổn thất bộ phận bằng tỷ lệ giá trị tổng thành xe.
Ví dụ: Chủ xe A có chiếc xe Toyota có giá trị thực tế là 500 triệu đồng. Chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ theo giá trị thực tế. Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. Thiệt hại tính theo chi phí sửa chữa bao gồm: Thân vỏ – 115 triệu đồng, động cơ – 95 triệu đồng.
Theo bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe công ty bảo hiểm quy định: Tỷ lệ tổng thành thân vỏ là 55%, tỷ lệ tổng thành động cơ 16%. Vậy số tiền tối đa công ty bảo hiểm đền bù bảo hiểm ô tô cho chủ xe là:
- Thân vỏ: 500 x 55% = 275 triệu đồng, lớn hơn 125 triệu đồng. Vậy nên đền bù bảo hiểm phần thân vỏ là 125 triệu đồng.
- Động cơ: 500 x 16% = 80 triệu đồng, nhỏ hơn 95 triệu đồng. Vậy nên đền bù bảo hiểm phần động cơ là 80 triệu đồng.
Trường hợp tổn thất toàn bộ
Khi bị mất cắp, mất tích hoặc bị thiệt hại nặng đến mức không thể phục, đảm bảo an toàn khi tham gia lưu hành thì xe sẽ được coi là tổn thất toàn bộ; hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe. Khi đó, số tiền bồi thường bảo hiểm ô tô lớn nhất bằng số tiền bảo hiểm trừ phần khấu hao thời gian sử dụng xe, hoặc chỉ tính giá trị tương đương với giá trị xe ngay trước khi xảy ra tổn thất.
Nhưng thực tế các công ty bảo hiểm thường quy định khi giá trị thiệt hại bằng hoặc lớn hơn một tỷ lệ nhất định so với giá trị thực tế của xe thì được xem là tổn thất toàn bộ ước tính, tuy nhiên lại giới hạn bởi bảng tỷ lệ cấu thành xe.
Ví dụ: Chủ xe A có chiếc Toyota tham gia bảo hiểm toàn với với số tiền 500 triệu đồng bằng với giá trị thực tế của xe tại công ty bảo hiểm B. Theo quy định của công ty này, xe chỉ được coi là tổn thất toàn bộ ước tính khi giá trị thiệt hại bằng hoặc trên 80% giá trị thực tế của xe tính theo bảng tỷ lệ cấu thành xe. Trong thời hạn bảo hiểm xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. Thiệt hại tính theo chi phí sửa chữa bao gồm:
- Thân vỏ – thiệt hại 100% – chi phí sửa chữa mất 320 triệu đồng.
- Động cơ – thiệt hại 100% – chi phí sửa chữa mất 90 triệu đồng.
- Hộp số – thiệt hại 100% – chi phí sửa chữa mất 28 triệu đồng.
- Tổng thiệt hại: 438 triệu đồng (thiệt hại 87,6% giá trị thực tế).
Giá trị thiệt hại như trên lớn hơn 80% giá trị thực tế của xe. Nhưng căn cứ vào bảng tỷ lệ tổng thành giá trị thì thiệt hại thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm.
- Thân vỏ: 55% x 100% = 55%
- Động cơ: 16% x 100% = 16%
- Hộp số: 7% x 100% = 7%
- Tổng cộng: 78%
Như vậy trường hợp này không được coi là tổn thất toàn bộ ước tính mà chỉ giải quyết bồi thường theo tổn thất bộ phận.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo “top 3 công ty bán bảo hiểm ô tô online đơn giản, nhanh chóng” giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm hiểu và mua bảo hiểm ô tô dễ dàng hơn.
Lưu ý để hưởng quyền lợi bảo hiểm tốt nhất
Nhiều người thường nghĩ cái gì càng nhiều thì càng tốt, vì vậy có những trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô theo một hay nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau. Theo đúng nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm, tổng số tiền mà chủ xe nhận được từ tất cả các hợp đồng bảo hiểm chỉ đúng bằng thiệt hại thực tế.
Thông thường, các công ty bảo hiểm giới hạn trách nhiệm bồi thường của mình theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm của công ty mình so với tổng của những số tiền bảo hiểm ghi trong tất cả hợp đồng bảo hiểm.
Xem thêm: Những lưu ý khi mua bảo hiểm ô tô nhất định phải biết
Nếu mua bảo hiểm hộ gia đình, bảo hiểm chăm sóc y tế và bảo hiểm xe ô tô tại cùng một công ty bảo hiểm có uy tín, khách hàng có thể sẽ nhận được mức chiết khấu nhất định. Hãy xem chi tiết về các gói bảo hiểm ô tô để được hưởng mức phí và nhiều điều kiện ưu đãi hơn.
Giải đáp thắc mắc và nhận tư vấn MIỄN PHÍ!!