Breakout trong chứng khoán là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách đánh thành công Update 05/2024


Bảng Xếp Hạng Top 10 Sàn Giao Dịch Forex UY TÍN Nhất thế giới tại VN

Breakout là điều mà bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng mong muốn nó xảy ra, bởi đây là cơ hội để kiếm lợi nhuận khủng bởi giá chứng khoán phá vỡ đỉnh trước đó, đồng thời là cơn ác mộng khi giá giảm vượt ngưỡng đỉnh trước đó. Vậy để có thể hiểu rõ hơn về Breakout trong chứng khoán là gì? Và làm thế nào để nhận biết nó giúp cho việc đầu tư được hiệu quả hơn mọi người theo dõi những chia sẻ dưới đây của Traderfin.vn

Breakout trong chứng khoán là gì?

Breakout là hiện tượng tăng – giảm  giá vượt đỉnh giá trước đó trong chứng khoán, khi giá tăng cao và vượt vùng đỉnh trước đó, phá vỡ vùng kháng cự hoặc là giá chứng khoán giảm xuống dưới đỉnh đáy trước đó, phá vỡ vùng hỗ trợ.

Đây là một trong những phương pháp để người đầu tư xác định xu hướng giá cũng như thực hiện cắt lỗ, chốt lời với hiệu suất cao nhất. Tuy nhiên, nếu xác định sai thì đa phần nhà đầu tư đều thua lỗ nặng, nên đây có thể xem là một trong những phương pháp đầu tư rủi ro đối với nhà đầu tư không kinh nghiệm.

Breakout không phải dễ dàng nhận biết được, đặc biệt đối với thị trường chứng khoán có quá nhiều yếu tố tác động, đôi khi bạn đã chắc chắn giá tăng sẽ vượt đỉnh nhưng cuối cùng nó lại đảo chiều đi xuống. Vậy nên việc Breakout sai là điều thường xảy ra trên thị trường, và nhiều nhất đó chính là cổ phiếu.

Breakout-la-gi
Breakout là gì

Dấu hiệu nhận biết Breakout trong chứng khoán

Breakout hay có thể gọi là đột phá giá trong chứng khoán không phải dễ dàng để nhận biết được, bởi nó xảy ra không thường xuyên. Vậy nên để không xác định sai dấu hiệu xuất hiện của nó, bạn cần chú ý đến các dấu hiệu sau đây.

Lưu ý bạn cần mở biểu đồ giá của chứng khoán mình đang giao dịch hiện tại lên.

Dựa trên giá đóng cửa

Dựa trên giá đóng cửa bạn có thể tìm thấy các dấu hiệu của Breakout về giá khi phiên mở cửa được thực hiện. Thường thì phiên mở cửa tạo ra các Gap – khoảng trống về giá cách xa giá đóng cửa theo 2 chiếu hướng, nếu bạn xác định gap up hay gap down sẽ có cơ hội tìm thấy các điểm Breakout.

Bạn nên sử dụng giá đóng cửa các khớp lệnh, bởi tại thời điểm đó cân bằng bên mua bên bán, không có các yếu tố nhiễu tác động vào thị trường sẽ đưa ra kết quả tin cậy hơn.

Dựa trên tính thanh khoản

Việc thanh khoản của cổ phiếu bạn cũng có thế thấy được dấu hiệu của Breakout. Thường thì đối với Breakout nghĩa là nhà đầu tư không ngần ngại mua ở mức giá cao và bán ở mức giá cao hơn, để khẳng định được điểu này bắt buộc bạn phải xác định đó là 1 xu hướng mạnh.

Đối với thanh khoản phải trên 50% trong 20 phiên liên tiếp thì lúc đó mới có khả năng xảy ra Breakout, còn nếu như tính thanh khoản chỉ cao trong vài phiên thì đó có khả năng là sự thổi giá từ tin đồn nào đó, không đủ mạnh để xác định Breakout từ tính thanh khoản của cổ phiếu.

Dựa trên tin tức về cổ phiếu

Tin tức, các sự kiện cũng như xu hướng về thị trường liên quan đến cổ phiếu là dấu hiệu để bạn có thể xác định các Breakout của 1 chứng khoán nào đó. Ví dụ như cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát, nó vượt ngưỡng phá vỡ các mức tăng để tăng liên tục tạo ra các Breakout từ việc giá thép, sự khan hiếm về thép trên thế giới. Vậy nên cổ phiếu này đã tăng nhiều phiên liên tiếp, phá vỡ các mức kháng cự để vươn lên.

Nên đối với các cổ phiếu có tin tức tốt, tích cực về ngành, về doanh nghiệp thì mới có khả năng xảy ra tăng, còn nếu như là tin tức xấu thì khả năng xuất hiện Breakout giảm, phá vỡ hỗ trợ nên mọi người cần lưu ý, cần xác định xem tin tức đó là theo chiều hướng nào.

Thông qua các chỉ báo kỹ thuật

Trên biểu đồ khi bạn phân tích kỹ thuật cổ phiếu cũng có thể tìm kiếm được các Breakout, nhưng không dễ dàng gì có thể chắc chắn. Các chỉ báo sẽ chỉ cho bạn 1 xu hướng dài hạn.

  • Trong trường hợp giá tăng, nhưng lại có phân kỳ âm => Có khả năng breakout phá vỡ kháng cự.
  • Trong trường hợp  giá giả, có phân kỳ dương => Có khả năng Breakout phá vỡ hỗ trợ.

Nhưng kết quả không chính xác, bạn nên cân nhắc bởi Breakout chỉ xảy ra khi các điều kiện trên thị trường đều thuận lợi.

 Cach-dung-Breakout
Cách dùng Breakout hiệu quả

Có nên sử dụng chiến lược Breakout không

Breakout là chiến lược giao dịch rất là rủi ro nếu như bạn xác định sai, có thể bạn sẽ bỏ qua những cơ hội lớn. Vậy nên không phải bất kỳ lúc nào cũng sử dụng được chiến lược này, và nó không dành cho những nhà đầu tư yếu tim.  

Ưu điểm sử dụng Breakout trong giao dịch

Với Breakout thì có nghĩa bạn sẽ kỳ vọng giá cao hơn để bán ở mức giá cao hơn và có thể mua ở mức giá thấp hơn. Vậy nên cơ hội là rất lớn, bạn sẽ nhận được món hời từ thị trường chứng khoán, cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn  là không tránh khỏi. Vậy nên ưu điểm lớn nhất của Breakout đó chính là tạo cơ hội để có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

Rủi ro của chiến lược Breakout

Rủi ro của Breakout là cực kỳ lớn, đây kiểu như trò chơi tâm lý với nhà đầu tư, chỉ dành cho những ai lớn gan. Bởi nhiều người sẽ mua ở mức giá cao và bán ở mức giá cao hơn. Hoặc đối với những ai đang sở hữu cổ phiếu họ kỳ vọng giá cao hơn để bán, chờ giá đạt đỉnh mới nhưng cuối cùng giá lại đảo chiều đi xuống làm mất đi cơ hội bán với giá cao mà còn có thể thua lỗ.
Breakout không dễ dàng gì có thể nhận biết được, ngay cả nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng không lường được những bước đi của thị trường nên không có gì là chắc chắn cả. Nên nếu bạn cố gắng để giao dịch Breakout thì hãy chắc chắn nó sẽ xảy ra, đừng nên đổ theo thị trường để rồi thua lỗ.

Những trường hợp không nên giao dịch Breakout

Breakout thực ra đó là sự kỳ vọng của nhà đầu tư, nói cách khác là một phần nào đó lòng tham của con người. Nó không phải là không tốt, nhưng nếu bạn chấp nhận chiến lược này thì chắc chắn phải giữ tâm lý tốt nhất để đuổi theo thị trường, chịu được những bước sóng mới của giá.
Nhưng không phải lúc nào Breakout cũng tốt, nếu bạn biết điểm dừng không để cho lòng tham của mình chi phối qua nhiều thì có thể là cách đầu tư chuyên nghiệp.

Dưới đây là những trường hợp không nên giao dịch Breakout:

  • Hạn chế giao dịch bứt phá khi thị trường chứng khoán ở khá xa các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Kiểm tra xem có chướng ngại vật hoặc chướng ngại vật nào trên đầu hoặc dưới chân không, điều này có thể cản trở bất kỳ bước tiến hoặc sự suy giảm nào.
  • Tránh sử dụng chiến lược phá vỡ nếu bạn không thấy phạm vi hợp nhất chặt chẽ của giao dịch trên chỉ báo phá vỡ trước khi xảy ra đột phá.
  • Tránh chiến lược này khi break được thiết lập trước một áp lực nào đó từ thị trường hoặc đến từ chính doanh nghiệp.

Đừng chọn giao dịch  mua khi mức giá đang quá cao, bởi nhiều người thấy 1 mã chứng khoán nào đó tăng quá nhanh và mạnh và khiến tâm lý bạn cũng muốn đu đỉnh lướt sóng để kiếm lời. Không nên lựa chọn phương pháp đầu tư này, trừ khi bạn xác định được Break out tăng còn kéo dài và sẽ vượt nhiều đỉnh giá khác.

Trên đây là những thông tin cơ bản để mọi người hiểu rõ hơn  Breakout trong chứng khoán là gì, cũng có thể xác định được nên đầu tư theo chiến lược này khi nào, và khi nào nên bỏ qua. Đối với Breakout nó cực kỳ nguy hiểm, không đơn giản nên bắt buộc bản thân nhà đầu tư cần tính táo để xác định.