Bull trap chứng khoán là gì? Phòng bị bull trap chứng khoán như thế nào? Update 11/2024

Nhiều nhà đầu tư đã bị mắc bẫy bull trap chứng khoán khi có tín hiệu giả về thị trường đảo chiều. Bull trap xuất hiện trong tất cả các hình thức giao dịch tài chính như chứng khoán, tiền số, hàng hóa,… Vậy thực chất bull trap chứng khoán là gì? Làm thế nào để hạn chế bẫy bull trap chứng khoán?

Bull trap chứng khoán là gì?

Bull trap chứng khoán (bẫy tăng giá) là một tín hiệu giả đảo chiều, xuất hiện khi thị trường đi xuống, đánh lừa các nhà đầu tư rằng xu hướng giảm giá đã kết thúc và xu hướng tăng giá đang quay lại. Tín hiệu giả này khiến nhà đầu tư đặt niềm tin vào thị trường và giao dịch theo giá tăng. Nhưng khi nhận ra đó là bull trap, giá ngay lập tức quay lại chiều giảm làm các nhà đầu tư bị thua lỗ.

Chẳng ai muốn dính phải bull trap, nhưng thực tế kể cả các NĐT chuyên nghiệp cũng không tránh khỏi, chỉ có điều họ sẽ có những điểm khác biệt so với những NĐT non kinh nghiệm:

  • NĐT chuyên nghiệp có khả năng nhận diện bull trap cao hơn.
  • Tần số dính bẫy bull trap của các NĐT chuyên nghiệp là thấp hơn.
  • NĐT chuyên nghiệp có cách xử lý khi dính bẫy bull trap tốt hơn.

Bull trap (bẫy tăng giá) trong chứng khoán

Bull trap (bẫy tăng giá) trong chứng khoán

Đặc điểm nhận diện của Bull trap chứng khoán

Bull trap hay xuất hiện ở các điểm kháng cự hoặc ngưỡng kháng cự (Điểm Pivot, Đường trung bình động, đường kháng cự ngang,…) hoặc đơn giản là Price Action (hành đồng giá) cũng làm thay đổi đặc điểm của bull trap. Bản chất của nó gồm 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Khi giá tăng và đặt ngưỡng kháng cự, sẽ có 2 trường hợp xảy ra: Quay đầu giảm tiếp (không có đòn bẩy tăng giá) hoặc phá kháng cự rồi đi lên 1 chút.
  • Giai đoạn 2: Có hiện tượng break out, cổ phiếu đột phá và thi nhau nhảy lên, NĐT sẽ mua bằng mọi giá.
  • Giai đoạn 3: Tung Lệnh giới hạn (LO) ra để lấp đầy, từ đó làm giảm đà tăng nên cổ phiếu sẽ không tăng cao.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn tiếp tục giằng co nên khi giá xuống, một số NĐT sẽ hoảng loạn và đóng vị thế mua.
  • Giai đoạn 5: Giá tiếp tục đi xuống đến mức cắt lỗ, NĐT buộc phải bán cổ phiếu ra với mức thấp hơn. Lúc đó, Bull trap xuất hiện.

Cách phòng ngừa và giải quyết Bull trap chứng khoán

Thực tế, trong suốt quá trình đầu tư, chúng ta không thể tránh bull trap 100%. Việc cần làm là phòng tránh bull trap và giảm thiệt hại khi gặp bull trap.

Cách 1: Hướng phòng ngừa bull trap

  • Hãy trang bị tốt kiến thức phân tích kỹ thuật: Bull trap thực chất là 1 chiếc bẫy trong đầu tư chứng khoán, để có thể hạn chế gặp nó bạn cần có kiến thức phân tích kỹ thuật tốt. Từ đó, nắm được những yếu tố chỉ số, phân tích, nhìn nhận thị trường chính xác hơn.
  • Hiểu tâm lý thị trường và tâm lý bản thân: Khi bạn có tâm lý tham lam và đầu tư theo số đông, bạn dễ bị cuốn vào lỗi chơi thị trường, không làm chủ bản thân và dính bull trap. Vì vậy, bạn cần rút kinh nghiệm sau những lần dính bull trap, hiểu tâm lý thị trường và làm chủ tâm lý của bản thân mới có thể hạn chế gặp bẫy.
  • Trang bị kiến thức cơ bản và thực hành: Một giả định luôn tồn tại trong phân tích kỹ là “Giá phản ánh tất cả”, chỉ cần xác định được cung cầu, cung tăng cầu giảm thì giá sẽ giảm. Ngược lại, cung giảm cầu tăng thì giá sẽ tăng. Có phải điều này luôn đúng?

Thực tế, điều này đúng hay không phải phụ thuộc vào những kiến thức chung, bạn cần trang bị: Những yếu tố nào khiến giá cổ phiếu tăng, những rủi ro mà NĐT phải đối mặt, tính thanh khoản, vốn hóa thị trường, chỉ số định giá cổ phiếu,…

Cách 2: Phương pháp hạn chế thiệt hại khi gặp bull trap

Việc tránh bull trap 100% là hoàn toàn không thể, vì vậy NĐT cũng cần chuẩn bị phương án hạn chế thiệt hại khi gặp bull trap:

  • Nghiên cứu về khối lượng giao dịch hoặc chỉ báo OBV (chỉ báo khối lượng cân bằng), như vậy tỷ lệ thắng của bạn sẽ cao hơn.
  • Đặt cụ thể điểm cắt lỗ, không nên để lỗ quá 10%.
  • Quản trị tốt danh mục đầu tư của mình: Không bỏ tất cả vào 1 lần duy nhất vì tăng độ rủi ro.
  • Không nên đặt tỷ lệ đòn bẩy quá cao dẫn đến rủi ro cháy tài khoản.
  • Một mô hình đột phát (break out) cần 1 mô hình nến mạnh.

Như vậy, mọi người đã hiểu được khái niệm bull trap chứng khoán là gì, phải làm gì để hạn chế và xử lý được bull trap khi gặp. Chúc mọi người đầu tư thành công và gặp bull trap ít nhất có thể.