Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B đơn giản nhất Update 04/2024

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B là gì?

Định giá cố phiếu theo phương pháp P/B là cách định giá cổ phiếu dựa trên chỉ số tài chính P/B (từ viết tắt của Price to Book Value Ratio) nghĩa là hệ số thị giá trên giá trị sổ sách.

Chỉ số P/B phản ánh ở thời điểm hiện tại giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường gấp bao nhiêu lần so với tài sản của doanh nghiệp được ghi trong sổ sách (thể hiện trên báo cáo tài chính). Hay nói cách khác chỉ số P/B chính là giá trị mà nhà đầu tư phải trả để mua 1 đồng vốn chủ sở hữu.

Chỉ số P/B sẽ được tính theo công thức: P/B = Giá cổ phiếu đang giao dịch / Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu hoặc P/B = Vốn hóa doanh nghiệp / Vốn chủ sở hữu

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định giá cổ phiếu cho dù bạn là nhà đầu tư mới. Bạn chỉ cần thông tin về giá thị trường hiện tại của cổ phiếu và giá trị sổ sách được công bố trên những kênh đầu tư chính thống của công ty để tính tỷ lệ P/B.

Định giá cổ phiếu theo chỉ số PB

Dựa vào chỉ số P/B để định giá cổ phiếu và đưa ra quyết định đầu tư

Cách định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B

Khi sử dụng chỉ số P/B để định giá cổ phiếu, bạn nên dựa trên trung bình ngành vì nếu giá trị P/B chỉ tính và sử dụng riêng lẻ thì nó không có nhiều giá trị. Cho nên nếu muốn biết cổ phiếu của một doanh nghiệp đắt hay rẻ, nhà đầu tư phải so sánh chỉ số P/B của công ty mà bạn quan tâm với đối thủ cạnh tranh và trung bình ngành.

Định giá cổ phiếu theo cách này, nhà đầu tư hãy xem chỉ số P/B của các công ty trong cùng ngành với nhau. Sau đó cộng P/B của tất cả các doanh nghiệp cùng ngành lại và chia trung bình để ra chỉ số P/B trung bình ngành.

Khi đã tính ra chỉ số P/B trung bình ngành, bạn thực hiện việc so sánh chỉ số P/B này với chỉ số P/B của công ty mà bạn quan tâm. Để ra con số giá trị hợp lý của cổ phiếu mà bạn quan tâm hãy lấy chỉ số P/B trung bình ngành nhân với vốn chủ sở hữu của công ty đó. Như vậy là bạn đã định giá được cổ phiếu mình mong muốn.

Ví dụ: Công ty A (thuộc ngành dịch vụ) có chỉ số P/B là 1.51, vốn chủ sở hữu/cổ phiếu của A là 21,358. Chỉ số P/B trung bình ngành dịch vụ là 1.14. Từ đó ta tính ra được giá trị hợp lý của cổ phiếu công ty A là:

Giá trị hợp lý của A = chỉ số P/B trung bình ngành x vốn chủ sở hữu/cổ phiếu của A = 1.14 x 21,358 = 24,348.

Cách định giá cổ phiếu theo P/B có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên cách định giá cổ phiếu này được đánh giá hiệu quả nhất khi áp dụng cho lĩnh vực ngân hàng. Bởi giá trị trên sổ sách của các ngân hàng phản ánh khá rõ giá trị tài sản ròng, các tài sản vô hình như công cụ tài chính cũng có tính thanh khoản rất cao và dễ chuyển đổi thành tiền mặt.

Ưu – nhược điểm của phương pháp định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B

Ưu điểm:

  • Phương pháp đơn giản, dễ tính toán, nhà đầu tư mới cũng có thể sử dụng được
  • Có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau

Nhược điểm: 

  • P/B chỉ đánh giá được biến động trên tổng giá trị tài sản hữu hình của công ty, trong khi thực tế còn phải tính đến các tài sản vô hình như thương hiệu, uy tín, thị phần… mà một công ty đang sở hữu.
  • Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.
  • Giá trị ghi sổ P/B không có ý nghĩa nhiều với các công ty dịch vụ vì giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn.

Định giá cổ phiếu theo PB - ưu và nhược điểm

Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B áp dụng được cho nhiều ngành nghề

Những lưu ý khi định giá cổ phiếu theo P/B

Khi định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B, nhà đầu tư cần lưu ý:

– Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là P/B

  • Thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức: Nếu điều này xảy ra, các nhà đầu tư không nên đầu tư vào các cổ phiếu này vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật.
  • Thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp: Nếu điều này đúng thì khả năng cao công ty sẽ có các chính sách đem lại những triển vọng kinh doanh mới, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông.

– Nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ (P/B > 1) thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B là một trong những phương pháp đơn giản nhất hiện nay mà các nhà đầu tư có thể áp dụng. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư mới hoặc chưa có nhiều kiến thức về tài chính thì cần trang bị thêm nhiều kiến thức về chỉ số này cũng như cách thức áp dụng. Hy vọng với bài viết trên đây bạn đã hiểu rõ hơn về cách định giá cổ phiếu này.