Đầu tư cổ phiếu tăng trưởng là một chiến lược đầu tư dài hạn dựa trên tiềm năng tăng trưởng của một doanh nghiệp phát hành cổ phiếu. Về những cơ hội và rủi ro của cổ phiếu tăng trưởng, cách lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng hiệu quả để đầu tư lâu dài, những thông tin sau sẽ được traderfin.vn tổng hợp qua bài viết dưới đây, mọi người cùng theo dõi.
Cổ phiếu tăng trưởng là gì
Cổ phiếu tăng trường, trong tiếng Anh với tên gọi Growth Stock là cổ phiếu do một công ty phát hành mà công ty đó được dự đoán sẽ có khả năng tăng trưởng với tốc độ cao hơn so với mức tăng trung bình của thị trường.
Doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu tăng trưởng được dự đoán là đang mở rộng về quy mô doanh thu và lợi nhuận, đạt mức tăng trưởng từ 15 – 20% trở lên.
Đặc điểm của doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu tăng trưởng
- Thường là những doanh nghiệp nhỏ có sản phẩm độc đáo tạo nên xu hướng tiên phong trên thị trường
- Là doanh nghiệp được dự đoán sẽ tăng trưởng trong tương lai, giúp cổ phiếu của doanh nghiệp trở thành cổ phiếu tăng trưởng
- Những doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tăng trưởng này sẽ không trả cổ tức cho cổ đông mà thường tái đầu tư thu nhập vào sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng.
Lưu ý rằng cổ phiếu tăng trường là cổ phiểu của doanh nghiệp được dự đoán sẽ tăng trưởng, đang mở rộng quy mô và lợi nhuận, trên đà phát triển, không phải là cổ phiếu đã tăng trưởng trước đó,
Cơ hội và rủi ro khi đầu tư cổ phiếu
Cơ hội đầu tư
Để nắm được cơ hội đầu tư cổ phiếu tăng trưởng, ta cần biết được ưu điểm của nó dẫn đến những cơ hồi đầu tư hiệu quả là gì
- Là cổ phiểu của doanh nghiệp có kỳ vọng tăng trưởng cao vượt 20%/năm và giá cổ phiểu sẽ tăng ở mức đỉnh giá trên thị trường.
- Mang lại lợi nhuận cao gấp 3 lần nếu cổ phiếu này tăng trưởng đúng như kỳ vọng
- Là cổ phiếu thuộc các ngành độc đáo, có độc quyền về sáng chế, giúp cổ phiếu của các doanh nghiệp này đi trước các đối thủ cùng ngành.
Từ đó có thể thấy, đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng có thể hưởng lợi nhuận từ cổ phiếu cao gấp nhiều lần so với giá trị thông thường, vì mức tăng trưởng nhanh của doanh nghiệp và các sản phẩm độc đáo, sẽ đẩy mạnh giá cổ phiếu ở mức đỉnh để bán.
=>Nhà đầu tư sẽ thu lời bằng cách bán cổ phần của mình với mức giá ở đỉnh và hưởng lợi nhuận khủng từ việc tăng trưởng của doanh nghiệp và cổ phiếu này.
Rủi ro thua lỗ
Đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng cũng được đánh giá là khá rủi ro, bởi thông thường các doanh nghiệp này sẽ không trả cổ tức để dùng nguồn doanh thu tái đầu tư và đẩy mạnh mức tăng trưởng trong thời gian ngắn.
Nhà đầu tư chỉ có thể tìm kiếm lợi nhuận dựa vào việc bán cổ phiếu khi giá tăng trưởng đến đình, nhưng trường hợp nếu công ty đi ngược lại với kỳ vọng, không hoạt động tốt thì các nhà đầu tư có thể phải chịu lỗ khi bán cổ phiếu.
Do đó, sự cân nhắc là quyết định quan trọng khi muốn đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng, bởi lợi nhuận cao thì cũng đi đôi với rủi ro cao, mằ đặc biệt các sản phẩm đi trước đối thủ cũng có thể bị đẩy lùi lại so với ban đầu, nên có thế nói khá bấp bênh và rủi ro khi đầu tư.
Cách lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng tốt để đầu tư
Để lựa chọn được cổ phiếu tăng trưởng tiềm năng, đây không phải là một dễ dàng, bởi cổ phiếu tăng trưởng cũng mang nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư cũng khó đo lường. Một cổ phiếu tăng trưởng tốt sẽ thể hiện qua tình hình kinh doanh của công ty và mức lợi nhuận thu được qua các năm.
Cách để lựa chọn một cổ phiếu tăng trưởng mà nhà đầu tư cần quan tâm bao gồm các yếu tố sau đây:
- Lựa chọn các công ty có sản phẩm tiềm năng và hoạt động mua bán các sản phẩm trên thị trường có dấu hiệu tốt
- Quy mô thị trường của doanh nghiệp ngày càng mở rộng và có triển vọng vươn xa tầm quốc tế
- Việc mua bán, kinh doanh các sản phẩm tiềm năng của doanh nghiệp đó có mức ổn định và thu hút được sự quan tâm ngày càng cao của thị trường
- Xem xét tình hình quản lý công ty của lãnh đạo và chiến lược phát triển sản phẩm thị trường
- Tìm hiểu sự minh bạch của bộ máy quản lý doanh nghiệp và mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới cần có sự hòa hợp để thúc đẩy sản xuất
- Sự tăng trưởng của công ty tăng cao nhưng trong tầm ổn định, không quá nhanh cũng không quá chậm, vẫn giữ được vị thế trên thị trường
Lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng chính là lựa chọn doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng trong vài năm tới, một doanh nghiệp có đủ các yếu tố mà bạn xem xét, sẽ là cổ phiếu tăng trưởng phù hợp mọi người có thể lựa chọn.
Phương pháp lọc cổ phiếu tăng trưởng đầu tư dài hạn
Lọc cổ phiếu là công cụ giúp các nhà đầu tư lựa chọn ra được loại cổ phiếu tăng trưởng dựa trên những tiêu chí mà bạn rút ra được trong quá trình đầu tư. Nhưng nếu là một nhà đầu tư mới chưa có riêng cho mình bộ lọc cổ phiếu, thì có thể tham khảo các bộ lọc giúp cho việc lựa chọn cổ phiếu hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao cho mình.
Dựa trên các bộ lọc phổ biến của các nhà đầu tư vĩ đại như
Bộ lọc cổ phiếu theo Warren Buffett
Là nhà đầu tư vĩ đại, ông đã tạo ra tỷ suất lợi nhuận cho mình bình quân 20,8%/năm trong suốt 52 năm, ông đưa ra các tiêu chí để chọn lọc cổ phiếu tăng trưởng hiệu quả bao gồm
- Vốn hóa thị trường > 500 triệu đô la
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dương trong 5 năm liên tiếp: Operating income > 0
- ROE lớn hơn 15% trong 2 năm gần nhất và lũy kế 12 tháng: ROE Trailing 12M > 15%
- Tỷ lệ P/FCF trong top 30% thấp nhất thị trường
- P/FCF: Price/Free Cash flow càng thấp sẽ thể hiện cổ phiếu càng có định giá hấp dẫn
- Trong tỷ lệ P/FCF, loại ra cổ phiếu có Cash Flow âm rồi sắp theo thứ tự tăng dần
- Operation incom margin > Operating income margin Median
- Tức là chọn ra 1 nữa có biên lợi nhuận tốt nhất
- Net income margin > Net income margin Median
- Chọn ra 1 nữa biên lọi nhuận sau thế tốt nhất từ danh sách số 5
=>Bên cạnh đó, mọi người dựa trên các tiêu chí này cần kết hợp với việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty, đánh giá về lợi thế cạnh tranh và sự quản lý của ban lãnh đạo có triển vọng đẩy mạnh công ty tăng trưởng không.
Bộ lọc cổ phiếu theo Benjamin Graham
Là cách lựa chọn cổ phiếu đơn giản nhất với 2 tiêu chí cơ bản sau đây:
Net Current Asset Value (NCAV)
- P/NCAV <1
- 3M Average Volume > 500 triệu VND ( thị trường Việt Nam)
- Sắp xếp tỷ lệ P/NCAV tăng dần
Net Net Working Capital (NNWC)
- P/NNWC < 1
- 3M Average Volume > 500 triệu VND ( thị trường Việt Nam)
- Sắp xếp tỷ lệ P/NNWC tăng dần
=>Theo chỉ tiêu này, chỉ cần tìm những cổ phiểu đang giao dịch ở mức thấp hơn giá trị công ty nếu giải thể, và đảm bảo công ty đó vẫn đang hoạt động kinh doanh bình thường. Lãi suất và doanh thu ổn với tỷ lệ đòn bẩy được duy trì phù hợp.
Cách tính NCAV
NCAV – Current Assets – Total Liabilities
Hoặc NCAV = Tài sản ngắn hạn – Tổng nợ phải trả
=>NCAV per share = ( Current Assets – Total Liabilities )/Total Share Outstanding
(NCAV trên mỗi cổ phiếu để so sánh với giá thị trường)
Cách tính NNWC
NNWC = Cash&Cash equivalents + Short-term investments + 0.75 x Account Receivables + 0.5 x Inventory – Total Liabitilies
Trong đó:
- Giá trị khoản phải thu điều chỉnh giảm còn 75%
- Giá trị khoản hàng tồn kho điều chỉnh giảm còn 50%
Tính trên 1 cổ phiếu
NNWC per share = NNWC/Total Share Outstanding
=>Phù hợp sử dụng khi thị trường giá xuống, khi đó cổ phiếu ít được quan tâm hơn => Nhiều cổ phiếu bị bán ở mức thấp hơn giá trị thanh lý ( NCAV hoặc NNWC) của nó.
=> Không áp dụng cho cổ phiếu thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng, công ty bảo hiểu, công ty chứng khoán.
Bộ lọc cổ phiếu theo Philip Fisher
- Sales 5Y CAGR > Sales %Y CAGR Median
- Doanh thu tăng trưởng trong 2 năm gần nhất
- Net income margin > Net income margin Median
- Tỷ lệ PEG ( 5Y Growth) < 0.5
- Sắp xếp tỷ lệ PEG theo thứ tự tăng dần
=>Bộ lọc này chưa phản ánh hết các yếu tố mà Phil nhắc đến về tiêu chí và năng lực của bạn điều hành công ty, mọi người cần phân tích định tính cần thiết khác trước khi quyết định rót vốn vào danh sách này.
Bộ lọc cổ phiếu SCANLIM của William O’Nell
Là phương pháp phổ biến tại Việt Nam khá quen thuộc với mọi người, có các chỉ tiêu như sau
- Tỷ lệ tăng trưởng EFS Growth Q-o-Q > 15%
- EFG Growth O-on Previous = Q > 15%
- EPS Growth so với năm trước > 10%
- EPS Growth của năm trước >10%
- EPS Growth dự báo 1 năm tiếp theo > 0
- Tỷ lệ ROE >15%
- Mức giá hiện tại thấp tối thiểu 15% so với mức giá cao nhất trong 52 tuần gần nhất
- Mức giá hiện tại hơn hơn mức giá trung bình 50 phiên gần nhất
- RSI trong top 25% cổ phiếu có RSI cao nhất
=>Theo ông William O’Nell, chỉ số RSI càng cao thì cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng giá càng lớn.
Bộ lọc theo PIOTROSKI F-SCORE
Chỉ số F-SCORE là thể hiện cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đang tốt lên không
F-SCORE >7 => Hoạt động doanh nghiệp có khả năng tốt lên
F-SCORE < 5 => Hoạt động doanh nghiệp có khả năng xấu đi
Các chỉ tiêu cụ thế
- F-SCORE > 7
- Rank P/E > 80%
- Rank P/B > 80%
=>3 bộ lọc khác nhau kết hợp giúp tìm ra được cổ phiếu tăng trưởng theo trường phái của PIOTROSKI F-SCORE
Tham khảo các bộ lọc trên đây có thể giúp bạn có nhiều ý tưởng về một loại cổ phiếu có mức tăng trưởng tốt trong tương lai. Tuy nhiên nó cũng không hẳn là công cụ chính xác để lựa chọn chính xác một loại cổ phiếu, mà còn dựa trên tình hình hoạt động của công ty hoặc các chiến lược quản lý của bộ máy điều hành công ty.
Đầu tư lướt sóng: Nên chọn cổ phiếu tăng trưởng không
Lướt sóng là hình thức đầu tư ngắn hạn mà nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận từ việc chênh lệch tăng giảm giá cổ phiểu trên thị trường chứng khoán. Lướt sóng tận dụng các biến động lên xuống của cổ phiếu trong thời gian ngắn để thu tiền, nhưng xu hướng của cổ phiếu tăng trưởng là kỳ vọng sẽ tăng trong thời gian thời nhưng theo xu hướng chậm mà chắc.
Việc áp dụng kỹ thuật lướt sóng vào cổ phiếu tăng tưởng khá không phù hợp bởi biến động của các loại cổ phiếu này không cao, tính thanh khoản thấp nên khó mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Cổ phiếu tăng trưởng chỉ thích hợp cho đầu tư dài hạn, khi các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu và chờ thời cơ công ty tăng trưởng trong 3 – 5 năm tiếp theo, giá trị cổ phiếu tăng cao dần và thu lời bằng cách bán cổ phiếu đang nắm giữ.
Nên việc lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng để lướt sóng thời điểm này khá không phù hợp cho giới đầu tư ngắn hạn, mọi người nên lựa chọn thị trường có tính thanh khoản cao và biến động giá của cổ phiếu thường xuyên để lướt.
Nên chọn cổ phiếu tăng trưởng hay theo giá trị
Cổ phiếu giá trị là là loại cổ phiếu giao dịch chứng khoán với giá trị thấp hơn hiệu quả hoạt động của công ty, nhằm để thu hút các nhà đầu tư giá trị. Trái ngược với cổ phiếu tăng trưởng, là cổ phiếu được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và có tiềm năng phát triển khá tốt.
Cổ phiếu tăng trưởng luôn là mục tiêu của các nhà đầu tư bởi cổ phiếu có mức tăng trưởng trong tương lai và tiềm năng mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, nhưng nếu nhận thức của nhà đầu tư thay đổi về công ty của cổ phiếu giá trị thì có thể thấy được, cổ phiếu tăng trưởng mang lại lợi nhuận lâu dài không tiềm năng cao bằng cổ phiếu giá trị.
Cổ phiếu giá trị thậm chí được coi là rủi ro hơn so với cổ phiếu tăng trưởng nhưng thực tế khi xét về giá trị lâu dài thì cổ phiếu giá trị mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn. Bởi thực thế thái độ hoài nghi của thị trường đối với cổ phiếu giá trị khiến chúng không có tiềm năng tăng trưởng, nhưng nếu thị trường thay đổi nhận thức về công ty, cổ phiếu giá trị có thể sinh lãi và mang lại lợi nhuận dài hạn.
Kinh nghiệp đầu tư cổ phiếu tăng trưởng
Để đầu tư cổ phiếu tăng trưởng hiệu quả giảm khả năng rủi ro cao, mọi người cần có những chiến lược và kinh nghiệm để lựa chọn cổ phiếu hiệu quả
Lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng có tiềm năng
Lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng tốt có tiềm năng thì mọi người cần dựa trên những tiêu chí về sản phẩm của công ty có thu hút người tiêu dùng không, tiềm năng phát triển của các sản phẩm độc đáo đó trong tương lai.
Bên cạnh là xem bộ máy quản lý của công ty về lãnh đạo và các mối quan hệ trong công ty, những chiến lược đề xuất kinh doanh và hiệu quả của hoạt động kinh doanh các sản phẩm mới trên thị trường.
Đánh giá cổ phiếu dựa vào bộ lọc cổ phiếu
Qua các bộ lọc được nghiên cứu từ những nhà đầu tư vĩ đại, mọi người có thể đánh giá cổ phiếu lý tưởng và xem xét đưa ra quyết định có nên lựa chon loại cổ phiếu tăng trưởng đó không.
Xem xét thị trường của sản phẩm doanh nghiệp
Đánh giá thị trường tiềm năng của sản phẩm doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, hoạt động mua bán có thuận lợi không, các sản phẩm mới có kế hoạch ra mắt hay không, là một yếu tố quyết định cổ phiếu tăng trưởng đó có đáng cho bạn đầu tư hay không.
Bên cạnh đó cần xem xét về các quyết định của ban quản lý, yếu tố khai thác sản phẩm mới và đưa ra thị trường tiêu thụ, tầm ảnh hưởng của sản phẩm với thị hiếu người dùng có triển vọng không.
Trên đây là những thông tin giúp mọi người có thể xác định được chiến lược đầu tư, cách lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng hiệu quả. Tuy nhiên đầu tư chứng khoán nói chung hay cổ phiếu nói riêng cũng đều tiềm ẩn rủi ro, do đó bạn nên cân nhắc việc lựa chọn đầu tư vào loại cổ phiếu nào và tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực này. Điều này có thể giúp bạn có được thêm kiến thức và tích lũy đầu tư một cách hiệu quả trên thị trường chứng khoán.