Cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhờ phương pháp 6 chiếc lọ Update 04/2024

Tiết kiệm là một thói quen rất tốt, giúp bạn có kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, để tiết kiệm hiệu quả thì không phải là chuyện đơn giản, bên cạnh ý chí quyết tâm, thì phương pháp tiết kiệm cũng góp phần không nhỏ cho sự thành công của bạn. Nếu bạn đang đau đầu tìm cho mình một phương pháp tiết kiệm hiệu quả thì công thức 6 chiếc lọ – bí quyết quản lý tiền bạc nổi tiếng khắp thế giới, được giới thiệu bởi T.Harv Eker, doanh nhân – diễn giả – tác giả cuốn best-seller “Bí mật tư duy triệu phú” tạo ra chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Ai là cha đẻ của phương pháp 6 chiếc lọ?

Quy tắc tiết kiệm 6 chiếc lọ của ai?

Quy tắc tiết kiệm 6 chiếc lọ của ai?

Phương pháp quản lý tài chính JARS chỉ bằng 6 cái lọ là một công thức quản lý tài chính cá nhân nổi tiếng khắp thế giới từ hàng trăm năm nay được những người thành công áp dụng. Đặc biệt, họ còn truyền lại phương pháp hữu ích này để giáo dục tư duy nỗ lực vươn tới thành công cho thế hệ sau.

Cha đẻ của phương pháp này chính là tác giả Harv Eker của những cuốn sách tài chính vô cùng nổi tiếng như: “Bí mật tư duy triệu phú” hay “Làm giàu nhanh”. Bên cạnh viết sách, Harv Eker còn là một trong những doanh nhân thành đạt khi ông là người sáng lập ra công Peak Potential Trainning chuyên đào tạo tư duy nhanh, giải pháp tài chính, đầu tư với các khóa học làm giàu.

Phương pháp tiết kiệm tiền 6 chiếc lọ là gì?

Nhiều người sẽ cho rằng, phương pháp 6 chiếc lọ này sẽ có điểm tương đồng với cách tiết kiệm tiền phong bì. Theo đó, bạn cũng sẽ chia thu nhập hàng tháng của mình ra làm 6 phần rõ ràng với 6 chiếc lọ khác nhau. Mỗi chiếc lọ này sẽ tương ứng với từng khoản chi tiêu khác nhau trong cuộc sống. Khi lập được kế hoạch chi tiêu bạn sẽ biết cách sử dụng tiền hiệu quả hơn.

Nguyên tắc tiết kiệm 6 cái lọ

Nguyên tắc hoạt động của 6 chiếc lọ tiết kiệm

Nguyên tắc hoạt động của 6 chiếc lọ tiết kiệm

Theo Harv Eker, bất cứ ai cũng có thể sử dụng phương pháp 6 cái lọ để quản lý tiền bạc, kể cả khi bạn nghĩ rằng mình không có nhiều tiền để quản lý. Điều quan trọng là bạn cần phát triển nó thành thói quen. Thậm chí, với 100 nghìn đồng, bạn vẫn có thể bắt đầu phương pháp này.

Hãy cùng xem chức năng của 6 chiếc lọ là gì và tỷ lệ phần trăm % được phân chia theo nguyên tắc này như thế nào nhé!

Lọ 1 – Necessity Account (NEC) – Nhu cầu cần thiết 55%

Đây là lọ chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất trong số 6 chiếc lọ. Theo đó, bạn có thể sử dụng số tiền trong chiếc lọ này để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như tiền nhà, tiền ăn uống, di chuyển đi lại, mua sắm đồ dùng sinh hoạt hàng tháng…

Với tỷ lệ 55% được xem là mức chi tiêu chuẩn cho tất cả mọi người. Nếu mức chi tiêu này ở mức trên 80% tổng thu nhập thì bạn cần xem xét lại để cắt giảm bớt hoặc tăng thêm nguồn thu nhập.

Lọ 2 – Financial freedom account (FFA)- Quỹ tự do tài chính 10%

Quỹ tự do tài chính hay có thể hiểu một cách đơn giản là quỹ hưu trí. Theo đó bạn sẽ không cần phụ thuộc vào công việc hoặc bất kỳ ai để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hay sở thích cá nhân của bạn. Đây được xem là khoản để bạn có thể tự do sử dụng để tạo ra lợi nhuận thụ động như kinh doanh, hùn vốn làm ăn cùng bạn bè, đầu tư…

Bằng cách này bạn sẽ tạo ra “con ngỗng” đẻ trứng vàng để bạn sử dụng khi không còn “làm công ăn lương”.

Lọ 3 – Education account (EDU) – Quỹ giáo dục 10%

Đầu tư vào giáo dục cho bản thân là khoản tiền sử dụng không bao giờ lỗ. Việc nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng sẽ giúp bạn phát triển bản thân toàn diện. Điều này sẽ có lợi cho công việc của bạn sau này giúp bạn có nhiều mối quan hệ hơn và việc kiếm tiền của bạn sẽ hiệu quả hơn và cao hơn.

Bạn có thể bổ sung kiến thức của mình bằng cách mua sách về đọc hay tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết hay gặp gỡ, giao lưu để học hỏi từ những những người thành công.

Lọ 4 – Long term saving for spending account – LTSS – Quỹ tiết kiệm dài hạn 10%

Với chiếc lọ thứ 4 này bạn có thể sử dụng nó cho những mục tiêu dài hạn, lớn hơn của bạn như mua xe, mua nhà, đi du lịch nước ngoài hoặc sinh em bé… Nếu có nhiều mục tiêu dài hạn, bạn có thể chia nhỏ số tiền 10% ra thành các khoản nhỏ, từ đó có thể thực hiện được hết các mục tiêu đã đề ra.

Lọ 5 – Play account – PLAY – Quỹ hưởng thụ 10%

Đúng như cái tên của chiếc lọ, quỹ hưởng thụ. Theo đó bạn có thể sử dụng nó để tận hưởng những gì bạn xứng đáng có được sau những ngày làm việc căng thẳng. Bạn có thể cho bản thân nghỉ ngơi bằng một chuyến du lịch xả stress sau những giờ làm việc vất vả, hay làm đẹp cho bản thân, bất kỳ bạn mong muốn trong cuộc sống. Khi tinh thần được nâng cao, năng lượng làm việc lại hiệu quả hơn.

Lọ 6 – Give account GIVE – Quỹ cho đi 5%

Quỹ cho đi là khoản tiền bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống này. Bởi cuộc sống này là cho đi để nhận lại. Hãy dùng khoản tiền này để giúp đỡ những người còn khó khăn hơn bạn hay đơn giản là giúp đỡ bạn bè người thân mà không có nhu cầu trả lại. Vậy nên hãy cứ cho đi khi bạn có thể.

Những lưu ý khi áp dụng phương pháp tiết kiệm 6 chiếc lọ để thành công

Làm sao để thực hiện phương pháp tiết kiệm 6 chiếc lọ hiệu quả?

Làm sao để thực hiện phương pháp tiết kiệm 6 chiếc lọ hiệu quả?

Phương pháp tiết kiệm 6 chiếc lọ được rất nhiều người áp dụng, thế nhưng cũng có người áp dụng thành công mỹ mãn, nhưng có người lại không đạt được hiệu quả. Vậy nên, để có được thành công với nguyên tắc 6 chiếc lọ, trước khi tiết kiệm bạn cần lưu ý những điều sau:

Bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ giữa các chiếc lọ là 5% sao cho phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh của từng cá nhân.

Tuân thủ nguyên tắc nguyên ngặt, không được “dễ dãi” với bản thân mà sử dụng khoản tiết kiệm dài hạn bù vào những chiếc lọ khác. Khi sử dụng đúng mục đích và hết số tiền trong lọ từng tháng điều này có nghĩa bạn đã chi tiêu đúng cách.

Bên cạnh kiếm tiền thì tạo thêm cho mình một khoản thu nhập không bao giờ là thừa. Khi có thêm một khoản thu nhập, bạn sẽ có những chi tiêu tốt hơn cho tương lai. Một số kênh đầu tư bạn có thể sử dụng tại chiếc lọ FFA bạn có thể tham khảo như: Chứng khoán, vàng, bất động sản…

Đừng bao giờ ngược đãi bản thân, cố làm việc quá mức và cắt hết các nhu cầu hưởng thụ của bản thân. Khi tinh thần không được vui vẻ thì chắc chắn chả có việc gì hiệu quả. Vậy nên, đừng tiếc khoản tiền này cho bản thân, hãy biết cách yêu thương chính bản thân mình từ những việc nhỏ nhất.

Phát triển kỹ năng và tư duy cho bản thân để hỗ trợ công việc và mối quan hệ của bạn sau này. Thay vì lướt điện thoại vô bổ hãy đọc sách để rèn luyện kiến thức và kỹ năng cho mình. Bổ sung kiến thức không bao giờ là thừa.