Cách tính ROA và phân tích tài chính theo chỉ số ROA Update 04/2024

ROA là chỉ số thường dùng trong việc đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và là chỉ số đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn ra những cổ phiếu tốt. Vậy làm sao có thể xác định được chỉ số ROA để biết ROA ở mức bao nhiêu thì tốt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung dưới đây để biết cách tính ROA nhé.

Chỉ số ROA

ROA – Return on Assets, là tỉ số lợi nhuận trên tài sản, một chỉ số tài chính  dùng để đo lường mức độ lợi nhuận của một công ty so với tổng tài sản của công ty đó.

Chỉ số ROA là gì?
Chỉ số ROA là gì?

Cụ thể hơn thì bạn có thể hiểu rằng chỉ số này sẽ thể hiện cho công ty biết có thể làm gì với những gì họ có với tài sản của doanh nghiệp.

Họ có thể đưa ra quyết định đầu tư và có thể kiếm được bao nhiêu đồng từ đồng tài sản mà họ kiểm soát.

Cách tính ROA

Bạn có thể tính ROA bằng cách lấy thu nhập ròng (tức là lợi nhuận sau thuế) của một doanh nghiệp trong kỳ báo cáo và chi cho bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ đó. Một kỳ có thể là 1 tháng, 1 quý hoặc là 1 năm.

Số liệu thu nhập ròng thì bạn có thể từ báo cáo kết quả kinh doanh, còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán.

Công thức tính như sau:

ROA = (Thu nhập ròng/ Tổng tài sản) x 100%

Do là vì thu nhập ròng đem chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên và doanh thu chia cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản; nên ta vẫn có thể tính theo lợi nhuận biên và số vòng quay tổng tài sản.

Cụ thể:

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ suất lợi nhuận biên x Số vòng quay tổng tài sản

Khi kết quả ROA ra lớn hơn 0 thì doanh nghiệp đó đang làm ăn có lời, và chỉ số càng cao thì doanh nghiệp đang hoạt động rất hiệu quả.

Trường hợp chỉ số ROA cho kết quả nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp đó làm ăn không có lợi nhuận.

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Ở trên thì bạn đã biết được cách tính chỉ số ROA rồi, nhưng chỉ số ROA khi tính ra là bao nhiêu mới tính là đủ tốt?

Để xác định được ROA bao nhiêu là tốt thì còn phụ thuộc vào những yếu tốt sau:

Lĩnh vực công ty hoạt động là gì?

Đặc điểm khác nhau giữa cơ cấu tài chính của các ngành thì sẽ cho ra chỉ số ROA khác nhau. Đối với các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp nặng thì chỉ số ROA sẽ tương đối thấp.

Còn những công ty hoạt động trong ngành công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng thì chỉ số ROA tính được thường ở mức cao.

Khi so sánh chỉ số ROA với các đối thủ cùng ngành

Đây là một trong các cách để xác định xem doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không bằng cách so sánh với các đối thủ cùng ngành.

Chỉ số ROA khác nhau giữa các ngành khác nhau
Chỉ số ROA khác nhau giữa các ngành khác nhau

Nếu như doanh nghiệp tính ra chỉ số ROA lớn hơn so với trung bình ngành thì đây là một dấu hiệu tốt cho chính doanh nghiệp đó.

Khi so sánh chỉ số ROA với kết quả kinh doanh trong quá khứ

Bạn không chỉ phải so sánh ROA với các đối thủ cùng ngành mà còn cả với chính kết quả kinh doanh trong quá khứ để biết được liệu công ty có đang hoạt động tốt lên hay không.

Và không chỉ vậy bạn nên kết hợp sử dụng với các chỉ số tài chính khác để có cái nhìn rõ hơn về tình hình của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của chỉ số ROA

Chỉ số ROA thường được dùng khi so sánh hiệu suất hoạt động của một công ty giữa các thời kỳ với nhau hoặc là dùng để so sánh hai công ty có quy mô và ngành tương tự nhau.

Và chỉ số ROA sẽ khác nhau giữa những ngành công nghiệp khác nhau. Những ngành mang tính chất sử dụng nhiều vốn và đòi hỏi giá trị tài sản cố định cao cho hoạt động thì ROA thường sẽ thấp hơn.

Nhưng cũng vẫn có công ty có tài sản lớn và cả chỉ số ROA cũng cao khi thu nhập từ hoạt động của công ty đủ cao.

Bạn nên nhớ nguyên tắc chung này, lợi nhuận trên tài sản dưới 5% được coi là một doanh nghiệp sử dụng nhiều tài sản trong khi lợi nhuận trên tài sản trên 20% được coi là một doanh nghiệp sử dụng ít tài sản.

Hi vọng với những nội dung chia sẻ trên đây có thể giúp bạn biết thêm về chỉ số ROA, cách tính ROA và hiểu được vai trò quan trọng của chỉ số ROA đối với doanh nghiệp.