Call margin chứng khoán là gì và xảy ra khi nào là thắc mắc của nhiều nhà đầu tư (NĐT) khi tham gia thị trường chứng khoán. Cùng tìm hiểu về khái niệm này kỹ hơn trong bài viết sau!
Call margin chứng khoán là gì?
Margin trong chứng khoán được hiểu là đòn bẩy tài chính hay tỷ lệ cho vay của công ty chứng khoán cho NĐT, lấy số tiền đó để mua chứng khoán.
Call margin là cuộc gọi ký quỹ. Đây là thuật ngữ chỉ sự thông báo của công ty chứng khoán cho NĐT đã vay tiền mua chứng khoán nhưng đến thời điểm chứng khoán của NĐT bị giảm gần dưới ngưỡng an toàn so với tài sản của NĐT.
Mục đích của cuộc gọi này là để yêu cầu NĐT nộp thêm tiền hoặc bán bớt chứng khoán nhằm đưa tỷ lệ vay margin về ngưỡng an toàn.
Call margin báo hiệu NĐT cần có phương án xử lý kịp thời để không làm đứt gãy đầu tư
Call margin khi nào xảy ra?
Call margin xảy ra khi tỷ lệ Giá trị thực có/Tổng giá trị chứng khoán chứng khoán cho phép.
Ví dụ: Công ty chứng khoán ZX cho tỷ lệ call margin là 30%. NĐT có 100 triệu đồng, được Công ty ZX cho dùng tỷ lệ margin 1:2 để mua cổ phiếu A với giá trị 200 triệu đồng. Sau khi mua xong, giá cổ phiếu giảm xuống còn 27%.
Giá trị tài sản ròng lúc đó là 146 triệu đồng, trừ phần vay margin 100 triệu đồng, NĐT còn lại 46 triệu đồng. Tỷ lệ lúc này = 46/146 = 31,5% > Tỷ lệ Call margin cho phép của công ty chứng khoán.
Nếu giảm xuống 30%, tỷ lệ được tính sẽ là 28,6%. Khi đó, NĐT sẽ bị call margin. NĐT lúc này cần có phương án xử lý: Bán một phần cổ phiếu hoặc nộp thêm tiền để tỷ lệ Giá trị tài sản thực/Tổng giá trị tài sản chứng khoán lớn hơn ngưỡng call margin.
Chắc chắn bạn đọc quan tâm sau khi đọc xong bài viết này đã hiểu được call margin chứng khoán là gì và nó xảy ra trong trường hợp nay. Do đó, khi NĐT bị call margin sẽ có những phương án hợp lý để được tiếp tục đầu tư.