Người theo chủ nghĩa hoàn hảo hay người cầu toàn là những người có xu hướng mong muốn tất cả mọi việc trong cuộc sống đều phải hoàn hảo. Nếu những người theo đuổi mục tiêu luôn cố gắng làm việc và phấn đấu đạt được mọi điều tốt đẹp trong chính khả năng của mình thì những người theo chủ nghĩa cầu toàn lại hoàn toàn ngược lại. Họ luôn có những mong muốn vượt khả năng và phi thực tế, mọi điều phải trở nên tuyệt đối một cách thái quá.
Ưu điểm của những người theo chủ nghĩa cầu toàn là bạn có thể học hỏi được tính tỉ mỉ, chu đáo và cẩn thận, từ đó nâng cao kỹ năng của mình. Cho nên, gặp những người cầu toàn chúng ta không nên vội vàng đánh giá, xa lánh và cho rằng họ khó thành công hơn những người khác. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của những người cầu toàn là sợ thất bại, nghi ngờ bản thân dẫn đến việc không dám thực hiện những dự định và công việc của mình. Đây có thể xem là vấn đề lớn về mặt tâm lý mà những người theo chủ nghĩa này gặp phải.
Nhà tâm lý học Thomas A. Greenspon chia sẻ: “Chủ nghĩa hoàn hảo có thể được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với việc lúc nào cũng tự thúc ép bản thân làm hết sức mình để đạt được mục tiêu. Nó là tấm gương phản chiếu con người bên trong bạn đang sa vào nỗi lo lắng khôn nguôi”. Theo ông, chủ nghĩa hoàn hảo được sinh ra từ sự cảm thấy không thoải mái, lo lắng và nghi ngờ nhiều hơn mong muốn mọi thứ được thực hiện một cách hoàn hảo. Nhưng nếu nhìn nhận ở góc độ của những người thành công, có thể thấy nhược điểm này đã được xử lý một cách khôn ngoan, giúp họ đánh bại được nỗi sợ thất bại tiến đến việc dám thay đổi bản thân. Melanie Robbins, tác giả của cuốn sách nổi tiếng The 5 Second Rule (Quy tắc 5 giây) sẽ minh chứng cho bạn thấy điều này.
Theo Mel Robbins, khi quyết định viết cuốn sách The 5 Second Rule, cô có niềm tin rằng, để thành công, cuốn sách cần phải là một ấn phẩm xuất sắc. Robbins đã có rất nhiều kế hoạch và sự chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể xuất bản ra những trang sách tuyệt vời. Thế nhưng, ngay khi bắt đầu thực hiện, cô đã gặp rắc rối. Liên tục trong nhiều ngày, Robbins không thể đặt bút viết nổi dù chỉ là những ý nhỏ nhất, bản thảo cuốn sách vẫn là những trang giấy trắng và các ý tưởng đều biến mất. Cô bắt đầu rơi vào khủng hoảng tâm lý và bị rối loạn. Cuối cùng, cô nhận ra bản thân đã quá mưu cầu sự hoàn hảo và Robbins quyết định từ bỏ kế hoạch đã lập, giải quyết mọi việc theo cách thực tế hơn. Lúc này những khúc mắc dần được tháo gỡ và các ý tưởng cũng xuất hiện trở lại giúp cô hoàn thành được dự định của mình.
Còn Steve Jobs, cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple lại là một ví dụ điển hình của sự cầu toàn trong công việc. Ông muốn kiểm soát mọi khía cạnh của việc phát triển sản phẩm, trước khi có bất kỳ sự thay đổi nào trên sản phẩm mỗi nhân viên đều phải giải trình để ông phê duyệt trước theo đúng yêu cầu. Điều này tạo không ít áp lực cho chính ông và nhân viên, cuối cùng dẫn đến sự cố bị đình chỉ công tác trong một thời gian tại Apple. Sau này khi quay lại đế chế Apple, ông đã có một số thay đổi tích cực trong cách làm việc để không khí làm việc suôn sẻ hơn. Steve Jobs chia sẻ “Lúc đó thì tôi chưa nhận ra nhưng thực sự thì bị đuổi khỏi Apple lại biến thành một trong những thứ tốt đẹp diễn ra trong đời tôi”.
Trong cuộc sống bạn phải luôn chấp nhận rằng, thực tế không hoàn hảo như những gì chúng ta vẫn nghĩ và tưởng tượng. Cuộc đời của mỗi người có vô số những vấn đề mà không ai có thể kiểm soát và lường trước được. Bạn cảm thấy mình đã chuẩn bị sẵn sàng nhưng những rủi ro lại có thể đến bất cứ lúc nào khiến sự chuẩn bị ấy vô tình thất bại. Bạn biết và nghe những câu chuyện phi thường của người nổi tiếng nhưng lại không biết nhiều về những năm tháng thất bại, chán nản, thậm chí muốn bỏ cuộc của họ. Đặt sự thất bại trong ngưỡng chịu đựng được chính là sự khôn ngoan mà những người thành công đã áp dụng, bởi chỉ khi áp lực của sự hoàn hảo được gỡ bỏ, bạn mới có thể chạm đến được cái thiên tài bên trong con người mình.
Chủ nghĩa cầu toàn có thể được xem là niềm tin nhưng cũng sẽ trở thành nỗi ám ảnh khiến chính bạn trì hoãn cho rằng đây không phải là thời điểm thích hợp để thực hiện một việc gì đó. Cho nên hãy biết lắng nghe và tự nắm bắt cơ hội để tạo bứt phá trong cuộc sống của chính mình bằng cách tối ưu hóa các công việc và dự định. Tạo dựng “mối quan hệ bền vững” với những giải pháp phù hợp nhằm xây dựng một tấm khiên bảo vệ cuộc sống bằng cách tham gia một sản phẩm bảo hiểm cho mục đích tích lũy, dự phòng những rủi ro, trong đó An Tâm Vui Sống của Manulife là một sản phẩm đáng cân nhắc. Sản phẩm này thực sự là người bạn đồng hành dự phòng rủi ro khi chi trả quyền lợi bảo hiểm tử vong lên đến 100% số tiền bảo hiểm và quyền lợi hoàn phí hấp dẫn đến 110%.
Với những người theo đuổi chủ nghĩa cầu toàn, có hai động lực mâu thuẫn nhau và tồn tại đồng thời đó là đam mê thực hiện công việc tốt và nỗi sợ khi phải đối mặt với thất bại. Tuy nhiên, nếu biết tạo cho mình một động lực, lựa chọn một giải pháp và nhìn nhận những thành tích đạt được mỗi ngày dù nó là nhỏ nhất thì bạn sẽ thành công. Lúc ấy bạn cũng sẽ nhận ra rằng: Không nhất thiết phải hoàn hảo thì mới gặt hái được thành công. Điều bạn cần làm chỉ là cố gắng tạo dựng một điểm tựa và lúc này “hoàn thành” có khi còn tốt hơn cả “hoàn hảo”.