Chứng khoán rớt mạnh – Nguyên nhân do đâu? Update 01/2025

Dạo gần đây, nhà đầu tư thường kháo nhau chứng khoán rớt mạnh gây tâm lý hoang mang và lo lắng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này. Cùng lắng nghe giải thích của chuyên gia trong bài viết dưới đây!

Chứng khoán rớt mạnh là gì?

Chứng khoán rớt mạnh là những phiên giảm điểm sâu trong một khoảng thời gian nhất định. Đây cũng là tình hình đang diễn ra đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong vài phiên gần đây.

Vấn đề này gây tâm lý hoang mang và lo lắng cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư F0 khi mới tham gia vào thị trường chứng khoán, chưa có nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm.

Chứng khoán giảm điểm mạnh

Chứng khoán giảm điểm mạnh gây tâm lý lo lắng cho nhà đầu tư

Nguyên nhân khiến chứng khoán rớt mạnh

Đánh giá tình hình chứng khoán rớt mạnh thời gian gần đây, ông Trần Xuân Bách, phụ trách mảng phân tích thị trường Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đưa ra 5 nguyên nhân chính:

  • Trong thời gian gần đây, chỉ số VN-Index đã tiêm cận mốc kháng cự mạnh 1.415 – 1.420 điểm. Vì vậy việc xuất hiện phiên điều chỉnh đã được lường trước.
  • Cũng trong thời gian này, dòng tiền chủ yếu phân bổ vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, nên áp lực chốt lời xuất hiện diện rộng trên các loại cổ phiếu này. Ngoài ra, những doanh nghiệp được nhà đầu tư kỳ vọng có kết quả kinh doanh tăng tích cực trong quý 2 thì giá cổ phiếu cũng đã phản ánh gần đây, do đó áp lực chốt lời cũng xuất hiện.
  • Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam đang có diễn biến phức tạp, dấy lên nhiều lo ngại về những khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế.
  • Trải qua thời gian thị trường chứng khoán tăng trưởng, nhiều nhà đầu tư đã có khoản lời nhất định. Vì thế để gia tăng lợi nhuận, các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính, vay ký quỹ (margin). Như vậy, khi thị trường điều chỉnh gây áp lực margin call (lệnh gọi ký quỹ), các giao dịch bán sẽ diễn ra nhanh và mạnh.
  • Những ngày gần đây thị trường xuất hiện những phiên điều chỉnh. Nếu so với việc sử dụng hệ thống cũ, khi thanh khoản rơi vào mốc 22.000 tỷ đồng, việc khớp lệnh hệ thống bị chậm lại, đà giảm phải dừng nên muốn bán ra cũng không được. Nhưng hệ thống mới đã đi vào hoạt động, việc mua bán diễn ra cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Cuối cùng, ông Bách kết luận: “Chúng tôi vẫn xác định xu hướng ngắn hạn là tăng. Tuy nhiên, khi có nhịp điều chỉnh giảm mạnh, không tránh khỏi khả năng rủi ro lớn. Do đó kiểm soát tỷ trọng danh mục là điều rất cần thiết trong giai đoạn này”.

Tóm lại, những nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao, đang sử dụng margin, cần bán margin, thậm chí bán giảm tỷ trọng danh mục đến mức cân bằng. Đây là việc làm nhằm đảm bảo sự an toàn danh mục trong trường hợp thị trường có xu hướng giảm mạnh trong ngắn hạn, chủ động lượng tiền mặt để kịp tham gia trở lại khi cổ phiếu triển vọng trở về vùng giá hợp lý.

Còn đối với những nhà đầu tư đang giữ lượng tiền mặt lớn, có thể xem xét mở vị thế mua với tỷ trọng thấp, khi thị trường về vùng hỗ trợ khoảng 1.283 – 1.320 điểm.

Chứng khoán rớt mạnh không phải là hiện tượng lạ, nó vẫn xảy ra ở một thời điểm nào đó trên thị trường. Vì vậy, các nhà đầu tư nên nắm bắt thông tin kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý để có lợi nhuận và hạn chế rủi ro.