Dù mới xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2017 nhưng thị trường chứng khoán phái sinh có tốc độ phát triển nhanh chóng và thu hút nhiều nhà đầu tư. Song song với lợi nhuận lớn có thể đem lại thì cũng tồn tại những rủi ro đáng lo lắng. Vậy có nên đầu tư chứng khoán phái sinh không?
Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh là loại công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở.
Chứng khoán phái sinh đưa ra những quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng khi thanh toán hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với mức giá đã được thỏa thuận vào 1 thời điểm nhất định trong tương lai.
Tài sản cơ sở trong chứng khoán phái sinh rất đa dạng: Từ kim loại, nông sản,… cho đến các công cụ tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…
Những đặc điểm của chứng khoán phái sinh:
- Giao dịch đòn bẩy: Thị trường phái sinh giao dịch với một tỷ lệ đòn bẩy nên đặc biệt hấp dẫn các nhà đầu tư với lợi nhuận khổng lồ, cũng đồng nghĩa rằng rủi ro sẽ cao hơn.
- Được giao dịch với quyền chọn mua và bán nên những biến động tăng/giảm của thị trường thì nhà đầu tư vẫn có cơ hội kiếm lợi nhuận.
- Với sự quản lý của Sở giao dịch, Trung tâm Lưu ký và luật thanh toán bù trừ, khả năng rủi ro của chứng khoán phái sinh sẽ giảm đi ít nhiều.
Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại hợp đồng:
- Hợp đồng Kỳ hạn
- Hợp đồng Tương lai
- Hợp đồng Quyền chọn
- Hợp đồng Hoán đổi
Trong đó, sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết trên thị trường Việt Nam là Hợp đồng Tương lai với 2 loại: Hợp đồng Tương lai chỉ số chứng khoán (VN30 và HNX30) và Hợp đồng Tương lai trái phiếu Chính phủ. Đây là những sản phẩm khá đơn giản, các tài sản có công cụ rủi ro thấp và có tính đại diện cao. Nguyên tắc giao dịch với Hợp đồng Tương lai không khác biệt nhiều so với giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở.
Xem thêm: Chứng khoán là gì? Những điều cần biết về chứng khoán
So sánh sự khác nhau giữa chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở
Mặc dù thị trường chứng khoán phái sinh còn non trẻ nhưng nó không hề lép vế so với những loại chứng khoán khác trên thị trường. Bảng so sánh sau đây sẽ thể hiện những ưu thế của chứng khoán phái sinh so với chứng khoán cơ sở:
Chứng khoán phái sinh | Chứng khoán cơ sở | |
Thị trường giao dịch | Thị trường phái sinh | Thị trường giao ngay, không được phép thay đổi hay lựa chọn |
Số lượng phát hành/ niêm yết | Không giới hạn số lượng phát hành, niêm yết thoải mái, tự do | Kiểm soát chặt chẽ số lượng và phụ thuộc vào tổ chức phát hành, khống chế thị trường giao dịch |
Bán khống chứng khoán | Tham gia vị thế bán mà không cần có tài sản cơ sở | Bị cấm hoặc hạn chế ở một số thị trường |
Số tiền cần để giao dịch | Bằng một phần giá trị chứng khoán phái sinh | Bằng tổng giá trị chứng khoán |
Thời điểm thanh toán/ chuyển khoản chứng khoán | Một thời điểm xác định trong tương lai | Ngay sau khi giao dịch |
Có nên đầu tư chứng khoán phái sinh?
Dựa vào những ưu điểm và nhược điểm của chứng khoán phái sinh mà nhà đầu tư sẽ cân nhắc quyết định nên đầu tư hay không:
Ưu điểm:
- Phòng ngừa những rủi ro biến động về giá: Khi tham gia đầu tư các sản phẩm phái sinh, nhà đầu tư sẽ hạn chế được rủi ro, đồng thời được cung cấp công cụ biến động giá.
Nhà đầu tư sẽ dự đoán được mức giá của 1 tài sản cơ sở có khả năng tăng trong tương lai. Họ mua Hợp đồng Tương lai với mức giá tài sản cơ sở được xác định ở thời điểm hiện tại. Ngược lại, với những nhà đầu tư đang có một lượng tài sản và dự đoán được mức sẽ giảm. Họ sẽ giảm thiểu rủi ro biến động giá bằng việc bán trước hàng hóa.
- Giao dịch linh hoạt: Về cơ bản, phương thức giao dịch trên thị trường phái sinh khá giống với thị trường cơ sở. Ngoài ra, nhà đầu tư còn được trải nghiệm một số tính năng linh hoạt khác như tính năng bán không, chốt lãi hoặc lỗ trong ngày, giao dịch T+0,…
- Tính thanh khoản cao: So với thị trường chứng khoán cơ sở, thị trường chứng khoán phái sinh có tính thanh khoản cao hơn vì các sản phẩm được niêm yết và giao dịch tập trung trên Sở giao dịch chứng khoán. Việc công khai khối lượng, định giá, giá trị giao dịch cũng tăng tính minh bạch cho giao dịch.
- Số lượng phát hành/niêm yết: Trên thị trường cơ sở, số lượng giao dịch phụ thuộc vào các tổ chức phát hành thì trên thị trường phái sinh, số lượng chứng khoán không giới hạn, phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của nhà đầu tư.
Chứng khoán phái sinh chỉ giới hạn vị thế với các nhà đầu tư chuyên nghiệp là 20.000 vị thế/tài khoản, các nhà đầu tư tổ chức là 10.000 vị thế/tài khoản và các nhà đầu tư cá nhân là 5.000 vị thế/tài khoản.
- Bán khống chứng khoán: Nhà đầu tư dễ dàng bán các chứng khoán phái sinh ngay cả khi không có tài sản cơ sở (nói các khác là bán khống).
- Đầu cơ: Thị trường phái sinh có tính 2 chiều. Nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận cả khi thị trường đi lên hoặc đi xuống nếu đoán đúng xu hướng.
- Lợi thế đòn bẩy tài chính: Đây là lợi thế quan trọng để nhà đầu tư sở hữu được nhiều cổ phiếu với mức giá thấp. Nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 1 phần tài sản lại được giao dịch với cổ phiếu có giá trị gấp 7 – 10 lần số tiền ký quỹ. Ví dụ: Bạn mua cổ phiếu BA với giá $100/cổ phiếu.Nhưng với lợi thế đòn bẩy 1:50, bạn sẽ sở hữu cổ phiếu BA chỉ với giá $2/cổ phiếu.
Nhược điểm:
- Rủi ro khi đầu cơ: Đầu cơ là điểm hấp dẫn trong thị trường chứng khoán phái sinh, nhưng chiến lược này sẽ chỉ tạo ra lợi nhuận lớn khi dự báo trùng với biến động tài sản cơ sở trong tương lai.Nếu sự thay đổi về giá tài sản cơ sở không đúng với dự đoán, tình trạng thua lỗ là khó tránh khỏi. Thậm chí, dưới tác động mạnh mẽ của đầu cơ, mức độ thua lỗ sẽ lớn hơn nhiều so với số vốn ban đầu.
- Yêu cầu ký quỹ bổ sung: Hợp đồng Tương lai có cơ chế thanh toán hàng ngày. Các khoản lỗ/lãi sẽ được hiện thực hóa mỗi ngày, phản ánh cụ thể trên ngay tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư. Vì vậy, các nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ bổ sung ngay khi tài khoản ký quỹ xuống hoặc thấp hơn so với mức duy trì. Nhà đầu tư cần có tiềm lực tài chính mới tham gia được thị trường này. Khi không ký quỹ kịp thời lúc được yêu cầu thì vị thế của nhà đầu tư sẽ đóng lại, gây thua lỗ, có thể dẫn đến phá sản.
Tìm hiểu thêm: Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện nay
Qua những thông tin được cung cấp trong bài viết, chúng tôi hy vọng các nhà đầu tư đã có đáp án cho câu hỏi: Có nên đầu tư chứng khoán phái sinh không? Từ đó có quyết định đúng đắn và phù hợp nhất. Chúc các nhà đầu tư thành công!