Có nên mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng? Update 11/2024

Mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng là gì?

Mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng là hình thức nhà đầu tư mua trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành và được phân phối qua kênh ngân hàng.

Bản chất của hình thức này là các ngân hàng thương mại sẽ là bên trung gian, thực hiện việc chào bán các trái phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam cho nhà đầu tư. 

Hiện nay nhiều ngân hàng thực hiện hoạt động chào bán trái phiếu doanh nghiệp nhằm mục đích gia tăng nguồn thu. Ngoài ra, tham gia phân phối trái phiếu doanh nghiệp còn giúp các ngân hàng gia tăng mối quan hệ với doanh nghiệp, từ đó góp phần thúc đẩy khách hàng sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng.

Mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng

Có nên mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng không?

Có thể thấy sự hỗ trợ của các ngân hàng đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam là rất quan trọng. Các ngân hàng không chỉ hỗ trợ về kỹ thuật để các doanh nghiệp đủ điều kiện phát hành mà còn hỗ trợ phân phối lượng trái phiếu đã phát hành. Nhờ đó mà trong 6 tháng đầu năm 2021 lượng trái phiếu doanh nghiệp vẫn tăng trưởng rất mạnh dù chịu sự tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Hiện nay, mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng được rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ lựa chọn. Họ tiếp cận trái phiếu doanh nghiệp vì họ thấy bóng dáng của ngân hàng đứng đằng sau trái phiếu. Với lãi suất dao động 9 – 12%/năm, thậm chí lên tới 18%/năm, trái phiếu doanh nghiệp mua qua ngân hàng có sức hấp dẫn khách hàng hơn các dịch vụ khác như gửi tiết kiệm. 

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư tài chính, mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng vẫn tồn tại một số rủi ro, trong đó có sự xuất phát chủ yếu từ phía nhà đầu tư. 

Cụ thể, có không ít nhà đầu tư cá nhân vẫn chưa hiểu bản chất và rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được chào bán qua các ngân hàng. Các nhà đầu tư khi mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng cần hiểu các vấn đề sau:

  • Ngân hàng đóng vai trò là đại lý phát hành hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp. Việc phân phối là một trong hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư của ngân hàng. Nghĩa là vai trò của ngân hàng chỉ là kênh trung gian mua bán trái phiếu giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư. Chính chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đã nhận định, việc trái phiếu được phân phối qua ngân hàng hoàn toàn không giảm được rủi ro. Ngân hàng chỉ là đơn vị phân phối, không chịu ràng buộc trách nhiệm nào nếu rủi ro xảy ra. Các ngân là trung gian môi giới trái phiếu doanh nghiệp là do các đơn vị này có thuận lợi trong vấn đề phát hành.
  • Mua trái phiếu do các ngân hàng giới thiệu, chào bán thì nhà đầu tư cũng phải hết sức cẩn trọng. Bởi khi mua trái phiếu tức là nhà đầu tư cho doanh nghiệp vay tiền, chứ không phải cho ngân hàng vay tiền. Ngân hàng chỉ môi giới, cung cấp dịch vụ và hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả được gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn cho nhà đầu tư hay không.

Bởi vậy mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng có thể là hình thức mua trái phiếu mà nhà đầu tư có thể lựa chọn, tuy nhiên việc có nên mua hay không sẽ phụ thuộc và chính nhà đầu tư. Mỗi nhà đầu tư cần có sự tìm hiểu các kiến thức liên quan, hiểu đúng bản chất của hoạt động chào bán trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng. Từ đó, đảm bảo hạn chế rủi ro đầu tư đến mức thấp nhất. 

Bộ Tài chính cũng đã có những cảnh báo nhất định về việc nhà đầu tư nên cẩn trọng khi mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng thương mại khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Nếu nhà đầu tư chỉ tin tưởng vào sự giới thiệu của các bên cung cấp dịch vụ và không có tư vấn khác, cộng thêm việc không có khả năng phân tích tình hình tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu thì độ rủi ro khi mua trái phiếu qua ngân hàng sẽ rất cao.

Nhà đầu tư cần nắm rõ một điều: Ngân hàng nếu chỉ là bên giới thiệu, họ không chịu trách nhiệm khi rủi ro xảy ra. Chẳng hạn như nhà phát hành trái phiếu rơi vào tình huống vỡ nợ hoặc không có khả năng trả nợ trái phiếu, lúc đó nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro hoàn toàn, ngân hàng không có trách nhiệm liên quan. Trừ trường hợp ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán, khi nhà phát hành trái phiếu không trả được nợ, ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ thay cho nhà phát hành. 

Bởi vậy, nếu muốn mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng, cách hiệu quả và giảm thiểu rủi ro là nhà đầu tư nên mua trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng.

Ngân hàng bán trái phiếu doanh nghiệp

Có nên mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng?

Các ngân hàng chào bán trái phiếu doanh nghiệp

Hoạt động môi giới và tư vấn bảo lãnh phát hành trái phiếu đang có xu hướng tăng tại nhiều ngân hàng. Nhiều ngân hàng lớn như MB, VPBank… đã triển khai hoạt động chào bán trái phiếu doanh nghiệp, hướng vào các khách hàng trung lưu và thu nhập cao. Có thể điểm qua một số ngân hàng bán trái phiếu doanh nghiệp sau đây:

Ngân hàng MB

Trái phiếu doanh nghiệp được MBbank chào bán là ABond – sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp được phát hành bởi các doanh nghiệp danh tiếng, đầu ngành tại Việt Nam và được tư vấn phát hành bởi Công ty Cổ phần Chứng khoán MB – Thành viên của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank).

Đặc điểm của sản phẩm ABond là:

– Lợi suất từ đầu tư trái phiếu cao hơn lãi suất ngân hàng cùng kỳ hạn từ 1,2% đến 2%

– Giá trị đầu tư tối thiểu từ 200 triệu đồng

– Nhà đầu tư có thể lựa chọn nhiều kỳ hạn khác nhau như 3, 6, 9, 12, 18, 24… tháng

– Nhà đầu tư có quyền yêu cầu MBS môi giới chuyển nhượng trái phiếu bất kỳ thời điểm nào

– Trái phiếu phân phối được tư vấn và thẩm định chặt chẽ bởi đội ngũ chuyên gia của MBS và đảm bảo tổ chức phát hành là những doanh nghiệp uy tín hàng đầu

Ngân hàng VPbank

Ngân hàng VPBank hiện đang triển khai sản phẩm tài chính thông qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Sản phẩm tài chính này dành cho khách hàng là các doanh nghiệp lớn. Cho nên các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua trái phiếu doanh nghiệp tại VPbank.

Theo đó, mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng VPbank, khách hàng sẽ được tiếp cận với Có 3 loại trái phiếu gồm: Trái phiếu thường, Trái phiếu chuyển đổi và Trái phiếu kèm chứng quyền của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư..

Ngân hàng MSB

MSB là một trong số các ngân hàng cung cấp dịch vụ giao dịch trái phiếu được nhiều khách hàng lựa chọn. Thậm chí năm 2014 MSB còn được Bộ Tài chính tặng Bằng khen cho Ngân hàng có đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014. Còn Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) bình chọn MSB là thành viên tích cực nhất và có doanh số giao dịch trái phiếu lớn nhất trên thị trường thứ cấp. 

Đến nay MSB luôn được bình chọn chào giá tốt nhất trên thị trường thứ cấp với các sản phẩm và dịch vụ cung cấp như sau: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu Chính quyền địa phương và trái phiếu tổ chức tín dụng.

Hy vọng với bài viết trên đây bạn đã hiểu về hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng cũng như những lưu ý, bản chất vấn đề liên quan. Từ đó đưa ra các quyết định mua trái phiếu hợp lý để thu về lợi nhuận.